Đề kiểm tra học kì I Tiếng việt Lớp 4 - Năm học 2013-2014 - Lê Thị Thu Điểm

doc5 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 385 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì I Tiếng việt Lớp 4 - Năm học 2013-2014 - Lê Thị Thu Điểm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TH ĐINH TIÊN HOÀNG
 TỔ 4
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
Năm học: 2013 – 2014
Môn: Tiếng Việt
A. PHẦN ĐỌC. 
I. Đọc thành tiếng 
- GV cho học sinh bốc thăm đọc và trả lời câu hỏi theo nội dung các bài tập đọc sau:
	1. Ông Trạng thả diều TV4, tập 1/106
	2. Người tìm đường lên các vì sao TV4 tập 1/125
	3. Kéo co TV4 tập 1/155
	4. Rất nhiều mặt trăng TV4 tập 1/163
II. Đọc thầm (30 phút)
- Đọc thầm bài: Cánh diều tuổi thơ TV4 tập 1/146
- Dự vào nội dung bài đọc khoanh vào chữ trước câu trả lời đúng nhất
Câu 1.Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều?
 A. Cánh diều đẹp.
 B. Cánh diều mềm mại như cánh bướm.
 C. Cánh diều rất huyền ảo.
Câu 2. Tác giả tả tiếng sáo diều như thế nào?
 A. Tiếng sáo diều rất hay.
 B. Tiếng sáo diều âm vang.
 C. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng.
Câu 3. Trò chơi thả diều đã đem lại cho trẻ em niềm vui lớn như thế nào?
 A. Các bạn hò hét nhau thi thả diều, vui sướng phát dại nhìn lên bầu trời.
 B. Các bạn cùng nhau thả diều.
 C. Các bạn rất thích thả diều.
Câu 4. Qua các câu mở bài và kết bài, tác giả muốn nói điều gì về cánh diều tuổi thơ ? 
 A. Cánh diều là kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ. 
 B. Cánh diều khơi gợi những mơ ước đẹp đẽ cho tuổi thơ.
 C. Cánh diều đem đến bao niềm vui cho tuổi thơ.
Câu 5. Bài văn nói lên điều gì? 
 A. Nói lên niềm mơ ước của đám trẻ mục đồng.
 B. Nói lên niềm khát vọng của đám trẻ mục đồng.
 C. Nói lên niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp của trò chơi thả diều đem lại cho lứa tuổi nhỏ.
Câu 6. Trong câu sau từ nào là tính từ: “Ban đêm, trên bãi thả diều thật không còn gì huyền ảo bằng.”
 A. ban đêm
 B. bãi thả diều
 C. huyền ảo 
Câu 7. Trong các câu sau, câu nào là câu kể Ai làm gì?
 A. Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều.
 B. Đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi.
 C. Cánh diều mềm mại như cánh bướm
Câu 8. Gạch một gạch dưới chủ ngữ, gạch hai gạch dưới vị ngữ trong câu sau.
	Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng.
B. PHẦN VIẾT
1. Chính trả (nghe – viết) (15- 20 phút)
 Bài: Mùa đông trên rẻo cao
Mùa đông đã về thực sự rồi. Mây từ trên cao theo các sườn núi trườn xuống, chốc chốc lại gieo một đợt mưa bụi trên nhũng mái lá chít bạc trắng. Hoa rau cải hương vàng hoe, từng vạt dài ẩn hiện trong sương bên sườn đồi. Con suối lớn ồn ào, quanh co đã thu mình lại, phô những dải sỏi cuội nhẵn nhụi và sạch sẽ Trên những ngọn cơi già nua, những chiếc lá vàng cuối cùng còn sót lại đang khua lao xao trước khi từ giã thân mẹ đơn sơ.
2. Tập làm văn (35 phút)
 Đề: Hãy tả một đồ dùng học tập hoặc một đồ chơi mà em yêu thích.
 ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM
A. PHẦN ĐỌC: (10 điểm )
1. Đọc thành tiếng: (5 điểm )
* Giáo viên đánh giá, cho điểm dựa vào những yêu cầu sau:
+ Đọc đúng tiếng, đúng từ: 1 điểm.
(Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 0.5, đọc sai quá 5 tiếng: 0 điểm. )
+ Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1điểm.
(Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ: 0.5 điểm, ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: 0 điểm.)
+ Giọng đọc bước đầu có biểu cảm: 1 điểm. (không yêu cầu đối với HS dân tộc)
(Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm: 0.5 điểm, giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm: 0 điểm.)
+ Tốc độ đọc đạt yêu cầu (không quá 1 phút): 1 điểm.
+ Đối với HS dân tộc có thể hơn 1 phút
(Đọc từ trên 1 phút đến 2 phút: 0.5 điểm, đọc quá 2 phút: 0 điểm. )
+Trả lời đúng câu hỏi do GV nêu: 1 điểm
(Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm; trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm)
2. Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm)
 Học sinh chọn đúng mỗi đáp án được 0,5 điểm; riêng câu 4 và câu 8 mỗi câu đúng được 1 điểm
1
2
3
4
5
6
7
8
B
C
A
B
C
C
B
Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng.
B. PHẦN VIẾT: (10 điểm)
1. Chính tả: (5Điểm )
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, trình bày rõ ràng sạch đẹp (5điểm )
- Mỗi lỗi chính tả (sai phụ âm đầu, vần, thanh, không viết hoa đúng qui định (trừ 0,5điểm)
+ Đối với HS DT sai mỗi lỗi trên trừ 0,25 điểm
- Chữ viết không rõ ràng sai về độ cao khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn , trừ cả bài: 1 điểm .
2. Tập làm văn:(5 điểm)
* Đảm bảo các yêu cầu sau được 5 điểm
- Viết được bài văn tả đồ vật đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài đúng yêu cầu đã học; độ dài bài viết từ 10 câu trở lên.
- Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả, câu văn có hình ảnh, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch. 
- Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt, về chữ viết, có thể cho các mức điểm: 4,5-4-3,5-3-2,5-2-1,5-1-0,5
*Lưu ý: Đối với HS lớp dân tộc, thời gian đọc thầm và làm bài tập được kéo dài tối đa 40 phút, thời gian kiểm tra viết, được kéo dài tối đa 60 phút
 ĐakPơ, ngày 12 tháng 11 năm 2013
 HIỆU TRƯỞNG TT
 Lê Thị Thu Điểm
Trường TH Đinh Tiên Hoàng Thứ ngày tháng năm 2013
Lớp: 4...... BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I
Họ và tên: .................................... Năm học: 2013-2014 
 Môn: Tiếng Việt
 Thời gian: 30 phút
Điểm
 Nhận xét
I. Đọc thầm 
- Đọc thầm bài: Cánh diều tuổi thơ; TV4 tập 1/146
- Dự vào nội dung bài đọc khoanh vào chữ trước câu trả lời đúng nhất
Câu 1.Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều?
 A. Cánh diều đẹp.
 B. Cánh diều mềm mại như cánh bướm.
 C. Cánh diều rất huyền ảo.
Câu 2. Tác giả tả tiếng sáo diều như thế nào?
 A. Tiếng sáo diều rất hay.
 B. Tiếng sáo diều âm vang.
 C. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng.
Câu 3. Trò chơi thả diều đã đem lại cho trẻ em niềm vui lớn như thế nào?
 A. Các bạn hò hét nhau thi thả diều, vui sướng đến phát dại nhìn lên bầu trời.
 B. Các bạn cùng nhau thả diều.
 C. Các bạn rất thích thả diều.
Câu 4. Qua các câu mở bài và kết bài, tác giả muốn nói điều gì về cánh diều tuổi thơ ? 
 A. Cánh diều là kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ. 
 B. Cánh diều khơi gợi những mơ ước đẹp đẽ cho tuổi thơ.
 C. Cánh diều đem đến bao niềm vui cho tuổi thơ.
Câu 5. Bài văn nói lên điều gì? 
 A. Nói lên niềm mơ ước của đám trẻ mục đồng.
 B. Nói lên niềm khát vọng của đám trẻ mục đồng.
 C. Nói lên niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp của trò chơi thả diều đem lại cho lứa tuổi nhỏ.
Câu 6. Trong câu sau từ nào là tính từ: “Ban đêm, trên bãi thả diều thật không còn gì huyền ảo bằng.”
 A. ban đêm
 B. bãi thả diều
 C. huyền ảo 
Câu 7. Trong các câu sau, câu nào là câu kể Ai làm gì?
 A. Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều.
 B . Đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi.
 C . Cánh diều mềm mại như cánh bướm
Câu 8. Gạch một gạch dưới chủ ngữ, gạch hai gạch dưới vị ngữ trong câu sau.
	Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng.

File đính kèm:

  • docDE KT CUOI HKI.doc