Đề kiểm tra học kì I Tiếng việt Lớp 4 - Năm học 2013-2014 - Trường Tiểu học Hùng Thắng

doc7 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 285 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì I Tiếng việt Lớp 4 - Năm học 2013-2014 - Trường Tiểu học Hùng Thắng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên : ..............................................
Lớp:............Trường Tiểu học Hùng Thắng 
Ngày kiểm tra: 25 - 12 - 2013
BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I
MÔN : TIẾNG VIỆT LỚP 4 
 NĂM HỌC 2013 - 2014
Điểm
Đọc:...
Viết:.......
TV:.........
PHẦN KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
 I. Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm) - Thời gian 25 phút 
 Bài đọc: 
 BỒ NÔNG CÓ HIẾU
 Một ngày, rồi hai ngày, Bồ Nông mẹ vẫn chưa nhấc cánh lên được, mà trời cứ hầm hập như nung. Như thế này không thể đuổi theo đàn được nữa. Bác Bồ Nông hàng xóm cần phải đuổi theo bầy con thơ dại, bác gọi chú Bồ Nông bé bỏng lại gần, dặn dò mọi việc cần thiết khi săn sóc mẹ. Bồ Nông con vâng dạ ghi lòng.
Từ buổi ấy, Bồ Nông hết dắt mẹ đi tìm nơi mát mẻ, lại mò mẫm đi kiếm mồi. Đêm đến, khi gió gợi hiu hiu, chú Bồ Nông nhỏ bé một thân một mình ra đồng xúc tép, xúc cá. Đôi chân khẳng khiu của chú vốn đã dài, giờ càng như dài thêm ra vì lặn lội.
Trên đồng nẻ, dưới ao khô, cua cá chết gần hết; sông núi chỉ còn xăm xắp nước, xơ xác rong bèo. Bắt được con mồi nào, Bồ Nông cũng ngậm vào miệng để phần mẹ. Hun hút đêm sao, mênh mông ruộng vắng, chỉ nghe tiếng khua chạm cỏ khô dưới chân mình, Bồ Nông vừa sợ vừa lo. Có đêm đi tới canh một, canh hai, vẫn chẳng xúc được tí gì. Đã định quay về, nhưng cứ nghĩ đến mẹ đang ốm đau, chú lại gắng gượng mò thêm. 
 ( Theo Phong Thu )
 Dựa vào nội dung bài đọc và những kiến thức đã học, hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất và hoàn thành các bài tập sau:
Câu 1. Bác Bồ Nông hàng xóm dặn chú Bồ Nông nhỏ điều gì ? 
A. Dặn Bồ Nông phải ngủ với mẹ.
B. Dặn dò Bồ Nông mọi việc cần thiết khi săn sóc mẹ.
C. Dặn Bồ Nông cách bay đuổi theo đàn trở về quê hương.
Câu 2. Điều gì khiến chú Bồ Nông vượt qua nỗi sợ hãi, mệt nhọc khi tìm mồi ?
A. Lo mẹ và mình không đuổi kịp đàn.
B. Lo mẹ không trở về quê hương được.
C. Thương mẹ và cứ nghĩ đến mẹ đang ốm đau.
Câu 3. Hằng ngày chú Bồ Nông làm gì để chăm sóc mẹ ốm ?
A. Hằng ngày, chú Bồ Nông đã dắt mẹ đi tìm nơi mát mẻ, lại mò mẫm đi kiếm mồi. 
B. Đêm đến, chú ra đồng xúc tép, xúc cá để chăm sóc mẹ ốm.
C. Cả 2 ý trên.
Câu 4. Chú Bồ Nông nhỏ làm gì khi bắt được mồi ?
A. Bồ Nông ăn luôn vì chú đã rất đói.
B. Bồ Nông ngậm mồi vào miệng để phần mẹ.
C. Bồ Nông đem mồi đến biếu bác Bồ Nông hàng xóm vì bác rất tốt bụng. 
Câu 5.
 a) Ghi lại vị ngữ trong câu Từ buổi ấy, Bồ Nông hết dắt mẹ đi tìm nơi mát mẻ, lại mò mẫm đi kiếm mồi. 
.............................................................................................................................................
 b) Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm trong câu: Đôi chân khẳng khiu của chú vốn đã dài, giờ càng như dài thêm ra vì lặn lội.
..............................................................................................................................................
Câu 6. 
 a) Câu “Khi gió gợi hiu hiu, chú Bồ Nông nhỏ bé một thân một mình ra đồng xúc tép, xúc cá.” có mấy tính từ, đó là những tính từ nào?
..............................................................................................................................................
 b) Câu hỏi Sao bạn học giỏi thế? được dùng với mục đích gì?
..............................................................................................................................................
Câu 7. Đặt một câu có từ ý chí hoặc nghị lực.
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
II. Đọc thành tiếng (5 điểm): - Có đề riêng 
Giáo viên coi 
(Kí và ghi rõ họ tên)
Giáo viên chấm
(Kí và ghi rõ họ tên)
TRƯỜNG TIỂU HỌC HÙNG THẮNG
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I
MÔN : TIẾNG VIỆT LỚP 4 
 NĂM HỌC 2013 – 2014
PHẦN KIỂM TRA ĐỌC
Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi ( 5 điểm)
 	Giáo viên cho học sinh bốc thăm đọc thành tiếng và trả lời một câu hỏi của một đoạn trong năm bài tập đọc ( Thời gian không quá 2 phút/1 HS).
Bài 1: “Vua tàu thuỷ” Bạch Thái Bưởi ( TV4 - Tập 1 – Trang 115)
- Đọc đoạn : "Bạch Thái Bưởi ..... chủ tàu."
- Trả lời câu hỏi: Bạch Thái Bưởi mở công ti vận tải đường thuỷ vào thời điểm nào ?
Bài 2: Văn hay chữ tốt ( TV4 - Tập 1 – Trang 129)
- Đọc đoạn: " Thuở đi học, ... sẵn lòng.”
- Trả lời câu hỏi: Vì sao thuở đi học, Cao Bá Quát thường bị điểm kém ?
Bài 3: Chú Đất Nung ( TV4 - Tập 1 – Trang 134)
- Đọc đoạn: “Ông Hòn Rấm cười bảo.... thành Đất Nung.” 
- Trả lời câu hỏi: Vì sao chú bé Đất quyết định trở thành Đất Nung?
Bài 4: Cánh diều tuổi thơ ( TV 4 - Tập 1 – Trang 146)
- Đọc đoạn: “Tuổi thơ của tôi ..... sao sớm.”
- Trả lời câu hỏi: Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều?
Bài 5: Tuổi Ngựa ( TV 4 - Tập 1 – Trang 149)
- Đọc đoạn: "Ngựa con sẽ đi khắp..... nhớ đường."
- Học sinh trả lời: “Ngựa con” nhắn nhủ mẹ điều gì ?
 HƯỚNG DẪN CHẤM 
 Kiểm tra đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi: 5 điểm
 - Học sinh đọc đúng tiếng, đúng từ: 1 điểm (đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 0,5 điểm. Nếu đọc sai từ 4 tiếng trở lên: 0 điểm)
 - Học sinh đọc ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm(Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 4 chỗ: 0,5 điểm; trên 4 chỗ: 0 điểm)
 - Giọng đọc có biểu cảm phù hợp với đoạn văn cần đọc:1 điểm .
 - Tốc độ khoảng 80 tiếng /1 phút: 1 điểm (Đọc quá từ 1 đến 2 phút: 0,5 điểm; 2 phút trở lên: 0 điểm)
 - Học sinh trả lời đúng câu hỏi: 1 điểm (Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng : 0,5 điểm ) 
 Gợi ý trả lời: 
Bài 1: Bạch Thái Bưởi mở công ti vận tải đường thuỷ vào lúc những con tàu của người Hoa đã độc chiếm các đường sông miền Bắc.
Bài 2: Thuở đi học, Cao Bá Quát thường bị điểm kém bởi vì ông viết rất xấu.
Bài 3: Chú bé Đất quyết định trở thành Đất Nung vì chú sợ bị ông Hòn Rấm chê là nhát. 
Bài 4: Tác giả đã chọn những chi tiết để tả cánh diều là: Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, sáo kép, sáo bè ... như gọi thấp xuống những vì sao sớm.
Bài 5: “Ngựa con” nhắn nhủ mẹ: Mẹ đừng buồn, dù đi xa cách núi, cách rừng, cách sông, cách biển, con vẫn nhớ đường tìm về với mẹ.
TRƯỜNG TIỂU HỌC HÙNG THẮNG
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I
MÔN : TIẾNG VIỆT LỚP 4 
 NĂM HỌC 2013 – 2014
Thêi gian: 60 phót (Kh«ng kÓ chÐp ®Ò) 
PHẦN KIỂM TRA VIẾT (10 điểm) 
I. Chính tả (5 điểm) - Thời gian 15 phút	
 1. Bài viết (Thời gian 15 phút) 
 Bầu trời ngoài cửa sổ
	Bầu trời ngoài cửa sổ của bé Hà thường đầy ánh sáng, đầy màu sắc. Ở đấy, Hà thấy bao nhiêu điều lạ. Một đàn vàng anh, vàng như dát vàng lên lông, lên cánh, mà con trống bao giờ cũng to hơn, óng ánh sắc lông hơn chợt bay đến rồi chợt bay đi. Nhưng có lúc, đàn vàng anh ấy đậu lên ngọn chót vót những cây bạch đàn chanh cao nhất giữa bầu trời ngoài cửa sổ. 
 Theo Nguyễn Quỳnh
2. Bài tập(Thời gian 5 phút) : Điền vào chỗ chấm l hay n. 
 ..ướt thướt, ...ổi tiếng, tài .ăng, rèn uyện 
II. Tập làm văn(5 điểm) 	
 Đề bài: Học sinh chọn một trong hai đề bài sau:
1. Kể lại câu chuyện Nỗi dằn vặt của An - đrây – ca bằng lời kể của cậu bé. 
2. Tả lại một đồ chơi mà em thích nhất. 
 ( Thời gian: 40 phút) 
 HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 4
CUỐI KÌ I- NĂM HỌC : 2013 - 2014 
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
 I. Đọc thầm làm bài tập : 5 điểm . 
Câu 1,2,3,4. Mỗi câu 0,5 điểm
Câu 5: 1 điểm
 a) Ghi lại vị ngữ trong câu: hết dắt mẹ đi tìm nơi mát mẻ, lại mò mẫm đi kiếm mồi. 
 b) Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm trong câu: Đôi chân khẳng khiu của chú như thế nào?
Câu 6: 1 điểm
 a) Câu “Khi gió gợi hiu hiu, chú Bồ Nông nhỏ bé một thân một mình ra đồng xúc tép, xúc cá.” có hai tính từ, đó là những tính từ: hiu hiu, nhỏ bé 
 b) Câu hỏi Sao bạn học giỏi thế? được dùng với mục đích khen bạn học giỏi.
Câu 7: 1 điểm. Đặt một câu có từ ý chí hoặc nghị lực.(Nếu HS không viết hoa chữ cái đầu câu, không dấu chấm hỏi, câu không không rõ nghĩa thì mỗi lỗi trừ 0,25 điểm)
II. Đọc thành tiếng: 5 điểm Đã có biểu điểm riêng
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT:10 điểm 
1. Chính tả: 5 điểm
 - Bài viết: 4 điểm . 
 + Viết đúng, đủ số chữ quy định, đảm bảo kỹ thuật, nét chữ đều, đẹp, trình bày sạch sẽ: 4 điểm (Viết sai, lẫn phụ âm đầu, thừa, thiếu chữ ghi tiếng cứ 5 lỗi trừ 2 điểm)
 + Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, hoặc trình bày bẩn  bị trừ đi 1 điểm toàn bài .
 - Bài tập : 1 điểm. Mỗi từ 0,25 điểm 
 lướt thướt, nổi tiếng, tài năng, rèn luyện 
2. Tập làm văn: 5 điểm
 Học sinh biết chon một trong 2 đề , viết được bài văn theo đúng yêu cầu của đề: tả một đồ chơi mà em thích nhất (Mở bài, thân bài, kết bài) hoặc kể lại câu chuyện Nỗi dằn vặt của An – đrây - ca bằng lời kể của cậu bé có nhân vật, sự việc, cốt truyện (Mở bài, diễn biến, kết thúc): 
 - Đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau được 5 điểm
+ Viết được đoạn đúng thể loại 
+ Viết đúng ngữ pháp, từ sử dụng đúng, câu văn có hình ảnh.
+ Chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, trình bày sạch sẽ.
 - Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt, về chữ viết, trình bày mà GV có thể cho các mức điểm: 4,5-4-3,5-3-2,5-2-1,5-1-0,5 
*Lưu ý:
+ Điểm đọc và điểm viết là điểm nguyên
+ Điểm Tiếng Việt (lấy điểm nguyên) = (Điểm đọc+ điểm viết) :2 
 Làm tròn 0,5 thành 1

File đính kèm:

  • docKSCL cuoi ki 1 nam hoc 20132014.doc