Đề kiểm tra học kì I Tiếng việt Lớp 5 - Năm học 2012-2013 - Trường Tiểu học Tạ Uyên
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì I Tiếng việt Lớp 5 - Năm học 2012-2013 - Trường Tiểu học Tạ Uyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN YÊN MÔ TRƯỜNG TH TẠ UYÊN ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I Môn: Tiếng Việt lớp 5 Năm học: 2012-2013 (Thời gian làm bài 80 phút) II/KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm) 1/CHÍNH TẢ ( 5 điểm) 1/ Chính tả: Đọc cho học sinh viết đoạn văn: " Chiều hôm ấy ... xin chú gói lại cho cháu" trong bài Chuỗi ngọc lam ( Tiếng Việt 5- tập 1_ trang ). III. Tập làm văn: Em hãy tả lại một bạn nhỏ chăm học chăm làm được mọi người quý mến. I/. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm) 1/ Đọc thầm và làm bài tập: (5 điểm) Nhân cách quý hơn tiền bạc Mạc Đĩnh Chi (1272 - 1346), quê ở huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, thi đỗ Trạng nguyên năm 1304, làm quan ở cả ba triều nhà Trần. Ông thông minh, giỏi thơ văn và có tài đối đáp rất sắc bén. Hai lần đi sứ Trung Quốc, ông tỏ rõ là người học rộng, tài cao, làm rạng danh đất nước. Khâm phục tài năng, cốt cách của Mạc Đĩnh Chi, vua Nguyên đã phong tặng ông danh hiệu “ Lưỡng quốc Trạng nguyên”. Mạc Đĩnh Chi làm quan rất thanh liêm nên nhà ông thường nghèo túng. Sau khi lo đám tang mẹ, cuộc sống của ông vốn đã thanh bạch giờ càng đạm bạc hơn. Vua Trần Minh Tông biết chuyện, liền hỏi một viên quan tin cẩn: - Ta muốn trích ít tiền trong kho đem biếu Mạc Đĩnh Chi. Liệu có được không? Viên quan tâu: - Nếu Hoàng thượng cho người đem tiền biếu thì Mạc Đĩnh Chi sẽ không nhận. Chỉ có cách lén bỏ tiền vào nhà, ông ấy không biết phải trả cho ai thì mới nhận. Nhà vua ưng thuận và sai người làm như vậy. Sáng hôm sau thức dậy, Mạc Đính Chi thấy gói tiền trong nhà, liền đem vào triều, trình lên vua Minh Tông: - Tâu Hoàng thượng. Đêm qua ai đã bỏ vào nhà thần gói tiền này. Thần ngờ đây là tiền của người muốn đút lót thần. Vậy, xin Hoàng thượng cho thần nộp tiền này công quỹ. Vua Minh Tông đáp: Khanh có khó nhọc thì người ta mới giúp cho. Cứ coi đó là tiền của mình cũng được chứ sao! Phàm của cải không do tay mình làm ra thì không được tơ hào đến. - Mạc Đĩnh Chi khảng khái đáp. Vua rất cảm kích trước tấm lòng trung thực, liêm khiết, trọng nhân cách hơn tiền bạc của Mạc Đĩnh Chi, đành giữ lại tiền rồi cho ông lui. Theo Quỳnh Cư Dựa vào bài đọc trên, hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng 1. Vì sao vua Nguyên phong tặng Mạc Đĩnh Chi danh hiệu” Lưỡng quốc Trạng nguyên”? A. Vì Mạc Đĩnh Chi đi sứ sang Trung Quốc hai lần. B. Vì vua khâm phục tài năng, cốt cách của Mạc Đĩnh Chi. C. Vì Mạc Đĩnh Chi đã thi đỗ Trạng nguyên ở cả hai nước. D. Vì vua gặp gỡ Mạc Đĩnh Chi và cảm thấy quý mến ông. 2. Thấy Mạc Đĩnh Chi nghèo túng, vua Minh Tông đã giúp đỡ ông bằng cách nào? A. Cho người đem tiền đến để biếu B. Cho mời ông đến nhận tiền biếu C. Cho ông lĩnh thêm tiền ở trong kho D. Cho người lén bỏ tiền vào nhà ông 3. Câu chuyện tập trung ca ngợi điều gì đáng quý ở Mạc Đĩnh Chi? A. Thông minh, giỏi thơ văn, đối đáp sắc bén B. Học rộng, tài cao, làm rạng danh đất nước C. Sống liêm khiết, trung thực, trọng nhân cách D. Sống thanh bạch, đạm bạc và nghèo túng 4. Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ trung thực A. thẳng thắn B. giả dối C. gan dạ D. anh hùng 5. Tìm và ghi lại một câu có sử dụng cặp quan hệ từ trong bài. Cặp quan hệ từ đó biểu thị mối quan hệ gì? ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... 6. Từ “nhà” trong trường hợp nào dưới đây được dùng với nghĩa chuyển: A. nhà cửa B. nhà ở C. nhà nghèo túng 7. Chủ ngữ trong câu: “Vua rất cảm kích trước tấm lòng trung thực, liêm khiết, trọng nhân cách hơn tiền bạc của Mạc Đĩnh Chi, đành giữ lại tiền rồi cho ông lui.” là: A. Vua B. Vua rất cảm kích C. Vua rất cảm kích trước tấm lòng trung thực D. Vua rất cảm kích trước tấm lòng trung thực, liêm khiết, trọng nhân cách hơn tiền bạc 2. Đọc thành tiếng (5 điểm) Thời gian đọc 1 phút và trả lời câu hỏi ( GV kiểm tra theo tờ hướng dẫn chấm) ĐÁP ÁN CHẤM KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I MÔN TIẾNG VIỆT – 5 Năm học: 2012-2013 I. Kiểm tra viết: 1. Chính tả: 5 điểm ( Nghe- viết) - Học sinh viết đúng chính tả, đúng quy tắc dấu thanh, bài trình bài rõ ràng, sạch đẹp: 5 điểm - Học sinh viết sai chính tả trừ 0,5 điểm mỗi lỗi. - Bài trình bày cẩu thả, chưa sạch đẹp, chữ viết chưa đúng cỡ chữ trừ 1 điểm toàn bài. 2. Tập làm văn: Học sinh xác định đúng yêu cầu bài, bài văn hay giàu cảm xúc, bố cục rõ ràng được 5 điểm toàn bài. + Mở bài : Giới thiệu được bạn : Tên gì, mối quan hệ với em hoặc em bắt gặp trong hoàn cảnh nào (0,5 điểm) + Thân bài - Tả ngoại hình: thân hình, nước da, mái tóc, khuôn mặt, miệng, trang phục, dáng đi, (2 điểm). - Tả hoạt động học tập, vui chơi hoặc tính tình trong mối quan hệ với bạn bè, với thầy cô, với cha mẹ, với anh chị em, (2 điểm). + Kết luận :Tình cảm của em về bạn, mong ước (0,5 điểm). II. Kiểm tra đọc: 1/ Đọc- hiểu và làm bài tập (5điểm) 1 – B (0,5 điểm) 2 – D (0,5 điểm) 3 – C (0,5 điểm) 4 – A (0,75 điểm) Câu 5. HS viết được câu văn có sử dụng cặp QHT, xác định được cặp QHT và nêu được tác dụng của nó (cho 1 điểm) 6 – C (0,75 điểm) 7 – A (1 điểm) 2/ Đọc thành tiếng Học sinh đọc thành tiếng 1 đoạn + Bài Chuyện một khu vườn nhỏ (SGK Tiếng Việt 5 tập 1 trang 152 ) và trả lời 1 câu hỏi tương ứng với nội dung của đoạn. + Bài Mùa thảo quả (SGK Tiếng Việt 5 tập 1 trang 113 ) và trả lời 1 câu hỏi tương ứng với nội dung của đoạn. + Bài Thầy thuốc như mẹ hiền (SGK Tiếng Việt 5 tập 1 trang 153 ) và trả lời 1 câu hỏi tương ứng với nội dung của đoạn. Học sinh đọc đúng tiếng, từ ; ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa. Bước đầu đọc có biểu cảm; tốc độ đọc đạt yêu cầu : 4 điểm HS trả lời đúng câu hỏi được 1 điểm Nếu HS đọc sai từ 2- 4 tiếng; ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2- 3 chỗ; giọng đọc chưa thể hiện tính biểu cảm ; thời gian đọc đến 2 phút : mỗi lỗi trừ 0, 5 điểm .................................. Hết ................................ PHÒNG GD&ĐT HUYỆN YÊN MÔ TRƯỜNG TH TẠ UYÊN HD ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I Môn: Tiếng Việt lớp 5 Năm học: 2010-2011 (Thời gian làm bài 80 phút) I. Kiểm tra viết ( 10 điểm ) 1/ Chính tả ( 5 điểm ) - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, đúng mẫu chữ, trình bày sạch đẹp. - Chữ viết rõ ràng , trình bày bài viết sạch sẽ. + Tuỳ theo trình độ sai sót GV trừ điểm bài viết: - Sai lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định 2 lỗi trừ 1 điểm. -Chữ viết không đều nét, sai về độ cao, khoảng cách, trình bày bẩn trừ 1 điểm toàn bài. 2/ Tập làm văn ( 5 điểm ) + Đảm bảo các yêu cầu sau được 5 điểm. -Viết đủ ba phần của một bài văn miêu tả. - Bài viết đủ ý, sắp xếp ý hợp lý. -Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, diễn đạt rõ nghĩa, có cảm xúc, chữ viết đẹp. GV có thể cho các mức điểm: 4,5 – 4 ; 3,5 – 3 ; 2,5 – 2 ; 1,5 – 1 ; 0,5 II. Kiểm tra đọc ( 10 điểm) 1/ Đọc thành tiếng ( 5 điểm ) HS đọc trôi chảy, lưu loát, trả lời đúng câu hỏi, đảm bảo tốc độ đọc được (5 điểm) Tuỳ theo mức độ sai của HS mà giáo viên cho các mức điểm khác nhau như : 4,5 -4 ; 3,5 – 3 ; 2,5 – 2 ; 1,5 - 1. 2/ Đọc thầm ( 5 điểm ) Từ câu 1 đến câu 8: Mỗi ý HS khoanh đúng đáp án cho 0,5 điểm. Các ý đúng là: 1-a 2-b 3-a 4-c 5-d 6-a 7-c 8-a Câu 9: HS đặt đúng câu theo yêu cầu, đúng ngữ pháp, ngữ nghĩa và viết hoa đầu câu, dấu chấm kết thúc câu cho 0,5 điểm. Câu 10: HS tìm đúng từ đồng nghĩa theo yêu cầu cho 0,5 điểm. VD: vàng rực, vàng hoe, Hết
File đính kèm:
- De KT HKILOP 5.doc