Đề kiểm tra học kì I Tiếng việt Lớp 5 - Năm học 2013-2014 - Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì I Tiếng việt Lớp 5 - Năm học 2013-2014 - Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TH ĐINH TIÊN HOÀNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM KHỐI 5 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI KÌ I MÔN: Tiếng việt Năm học: 2013 - 2014 PHẦN ĐỌC A. Đọc thành tiếng : *. HS bốc thăm và đọc một trong các bài tập đọc sau (Theo yêu cầu của GV): - Chuyện một khu vườn nhỏ - Mùa thảo quả - Chuỗi ngọc lam - Hạt gạo làng ta - Thầy thuốc như mẹ hiền - Ca dao về lao động sản xuất. *. Trả lời 1 câu hỏi có liên quan đến nội dung bài B. Đọc thầm và làm bài tập: (Thời gian: 30 phút) I. Đọc thầm bài văn sau: Hoa trạng nguyên Cái tên mới nghe đã mường tượng ra tiếng pháo đón mừng rồi võng lọng cùng dòng người náo nức đón người thành danh. Những bông hoa hình lá ấy, màu cứ rực lên như một niềm vui không thể giấu, cười mãi, cười mãi, cười mãi không thôi. Hi đặt tên cho loài hoa ấy, chắc muốn nó vĩnh viễn gắn liền với tuổi học trò. Hoa trạng nguyên cháy lên từ những ngày ôn thi bận mải, thắp lên trong người sắp sửa đi thi một niềm tin. Thế rồi mùa thi qua. Bao bạn trẻ từ tiểu học đến trung học hớn hở nhập trường mới. Song dù sao cũng không tránh khỏi có một số ít phải quay về tiếp tục công việc dùi mài kinh sử. Một tối nào đó, chong đèn học khuya, ngước mắt dõi qua cửa sổ, em sẽ thấy có ngọn lửa đỏ cứ lao xao giữa vườn đêm. Hoa trạng nguyên cùng em thức suốt mùa thi đấy. Đừng bao giờ để tắt ngọn lửa đó trong tim. Em nhé ! Theo K.D NXB trẻ - 1992 Chú giải : Dùi mài kinh sử: rất siêng năng trong một thời gian dài để đọc sách kinh, sách sử (cụm từ xưa được dùng nhiều, ý nói ra sức chăm chỉ học hành ). II. Dựa vào nội dung bài đọc, đánh dấu X vào ô trống trước ý trả lời đúng hoặc điền vào chỗ trống thích hợp. 1. Những chi tiết nào gợi hình ảnh hoa trạng nguyên có nét dáng và màu sắc gợi lên một niềm vui? A. Cái tên mới nghe đã mường tượng ra tiếng pháo đón mừng. B. Võng lọng cùng dòng người náo nức đón người thành danh C. Những bông hoa hình lá ấy, màu cứ rực lên như một niềm vui không thể giấu, cười mãi, cười mãi, cười mãi không thôi. 2. Hoa trạng nguyên gắn bó với tuổi học trò ra sao? A. Hi đặt tên cho loài hoa ấy. B. Hoa trạng nguyên xuất hiện vào mùa thi bận rộn, thắp lên trong người sắp sửa đi thi một niềm tin. C. Muốn nó vĩnh viễn gắn liền với tuổi học trò. 3. Tác giả so sánh hoa trạng nguyên nở đỏ bằng hình ảnh nào ? A. Những bông hoa hình lá. B. Ngọn lửa cháy lên. C. Ngọn lửa thắp lên. 4. Hoa vẫn cứ là bạn thân thiết của học trò qua nghệ thuật nhân hóa, hãy gạch dưới từ ngữ dùng để nhân hóa hoa trạng nguyên trong câu sau: “Hoa trạng nguyên cùng em thức suốt mùa thi đấy.” 5. - Hoa trạng nguyên cháy lên từ những ngày ôn thi bận mải. - Trong bếp lò, lửa cháy bập bùng. Từ cháy trong hai câu văn trên có quan hệ với nhau thế nào ? A. Đó là 2 từ đồng nghĩa. B. Đó là 2 từ đồng âm. C. Đó là từ nhiều nghĩa. 6. Những từ mường tượng, vĩnh viễn, hớn hở là: A. Từ ghép B. Từ đơn C. Từ láy 7. Từ em trong 2 câu sau: “Một tối nào đó, chong đèn học khuya, ngước mắt dõi qua cửa sổ, em sẽ thấy có ngọn lửa đỏ cứ lao xao giữa vườn đêm. Hoa trạng nguyên cùng em thức suốt mùa thi đấy.”, là: A. Đại từ B. Danh từ C. Động từ 8. Quan hệ từ trong câu: Những bông hoa hình lá ấy, màu cứ rực lên như một niềm vui không thể giấu, cười mãi, cười mãi, cười mãi không thôi. Là: A. những B. ấy C. như 9. Trong câu: Một tối nào đó, chong đèn học khuya, ngước mắt dõi qua cửa sổ, em sẽ thấy có ngọn lửa đỏ cứ lao xao giữa vườn đêm. Chủ ngữ là: A. ngước mắt dõi qua cửa sổ B. em sẽ thấy C. em 10. Tìm từ đồng nghĩa thay cho từ hớn hở trong câu: “Bao bạn trẻ từ tiểu học đến trung học hớn hở nhập trường mới.” điền vào chỗ trống trong câu sau: Bao bạn trẻ từ tiểu học đến trung học . . . . . . . . . . . . . . nhập trường mới. PHẦN VIẾT Chính tả nghe – viết (5 điểm). Thời gian: 15 – 20 phút Đọc cho học sinh viểt bài sau: Bà tôi Bà tôi ngồi cạnh tôi. Tóc bà đen và dày kì lạ, phủ kín cả hai vai, xõa xuống ngực, xuống đầu gối. Một tay khẽ nâng mớ tóc lên và ướm trên tay, bà đưa một cách khó khăn chiếc lược thưa bằng gỗ vào mớ tóc dày. Giọng bà trầm bỗng, ngân nga như tiếng chuông. Nó khắc sâu vào trí nhớ tôi dễ dàng, và như những đóa hoa, cũng dịu dàng, rực rỡ, đầy nhựa sống. Khi bà cười, hai con ngươi đen sẫm nở ra, long lanh, dịu hiền khó tả, đôi mắt ánh lên những tia sáng ấm áp, tươi vui. Theo MÁC – XIM GO – RƠ - KI II. Tập làm văn: (5 điểm) Thời gian: 35 phút (Với HS lớp 5A3, thời gian có thể từ 35 – 40 phút) Chọn một trong hai đề sau: 1. Tả một em bé đang tuổi tập đi, tập nói 2. Tả một người thân (ông, bà, cha, mẹ, anh, em, ) của em. ĐÁNH GÍA VÀ CHO ĐIỂM A. Phần đọc: (10 điểm) I. Đọc thành tiếng : (5 điểm ) - GV đánh giá, cho điểm dựa vào kết quả đọc của HS . Cụ thể : a) Đối với lớp 5A1, 5A2: + Đọc đúng tiếng, đúng từ : (1 điểm) (Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai từ 5 tiếng trở lên: 0 điểm) + Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa : (1 điểm) (Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ: 0,5 điểm; ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: 0 điểm) + Giọng đọc bước đầu có biểu cảm : (1 điểm) (Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm: 0,5 điểm; giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm: 0 điểm) + Tốc độ đọc đạt yêu cầu : (1 điểm) (Đọc quá 1 phút đến 2 phút: 0,5 điểm; đọc quá 2 phút: 0 điểm) + Trả lời đúng ý câu hỏi : (1 điểm) (Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm; trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm) b) Đối với lớp 5A3 (HS người dân tộc thiểu số): + Đọc đúng tiếng, đúng từ : (1 điểm) (Đọc sai từ 6 đến 8 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai trên 8 tiếng: 0 điểm) + Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa : (1 điểm) (Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 3 đến 4 chỗ: 0,5 điểm; ngắt nghỉ hơi không đúng trên 4 chỗ: 0 điểm) + Giọng đọc bước đầu có biểu cảm: (1 điểm) (Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm: 0,5 điểm; giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm: 0 điểm) + Tốc độ đọc đạt yêu cầu : (1 điểm) (Đọc quá từ 2 phút đến 3 phút: 0,5 điểm; đọc quá 3 phút: 0 điểm) + Trả lời đúng ý câu hỏi : (1 điểm) (Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm; trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm) II. Đọc thầm và làm bài tập : (5 điểm ) Học sinh chọn đúng mỗi đáp án được 0,5 điểm. Đáp án: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 C B B thức C C A C C Chẳng hạn: Bao bạn trẻ từ tiểu học đến trung học nô nức/ hân hoan, ... nhập trường mới. B. Phần viết: (10 điểm) I. Chính tả: (5 điểm) 1) Đối với lớp 5A1, 5A2: - Bài viết không mắc lỗi CT, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng hình thức bài chính tả (5đ) + Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai - lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định): trừ 0,25 điểm + Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn, trừ 1 điểm toàn bài. 2) Đối với lớp 5A3 (HS người dân tộc thiểu số): - Bài viết không mắc lỗi CT, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng hình thức bài chính tả (5đ) + Viết sai 2 lỗi (sai phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định), trừ 0,25 điểm, sai 5 lỗi trừ 1 điểm. Nếu các tiếng giống nhau đều sai dấu thanh thì chỉ trừ một lần điểm cho lỗi đó. + Nếu trình bày không đúng hình thức bài chính tả bài viết bẩn, tẩy xóa nhiều trừ 1 điểm toàn bài. II. Tập làm văn: (5 điểm) 1) Đối với lớp 5A1, 5A2: (Học sinh lớp 2buổi/ngày) - Đảm bảo được các yêu cầu sau, được 5 điểm: + Viết được bài văn tả người đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài đúng yêu cầu đã học; độ dài bài viết từ 15 câu trở lên. + Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả. + Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ. - Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm: 4,5 - 4 - 3,5 - 3 - 2,5 - 2 - 1,5 - 1 - 0,5. 2) Đối với lớp 5A3 (HS dân tộc thiểu số) - Đảm bảo được các yêu cầu sau, được 5 điểm: + Viết được bài văn tả người đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài đúng yêu cầu đã học; độ dài bài viết từ 12 câu trở lên. + Bài viết đã có ý, tuy nhiên đôi chỗ còn có sai về ngữ pháp; dùng từ đặt câu có thể chưa chính xác, ít mắc lỗi chính tả. + Chữ viết tương đối rõ ràng, trình bày bài viết được. - Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm: 4,5 - 4 - 3,5 - 3 - 2,5 - 2 - 1,5 - 1 - 0,5. Đak Pơ, ngày 12 tháng 11 năm 2013 Duyệt của Chuyên môn Tổ trưởng Nguyễn Văn Quang Họ và tên HS: .... .. Lớp: 5A KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2013 – 2013 4 Môn: Tiếng Việt (Phần: Đọc) Điểm Nhận xét của giáo viên A. Đọc thành tiếng : Điểm *. HS bốc thăm và đọc một trong các bài tập đọc sau (Theo yêu cầu của GV): - Chuyện một khu vườn nhỏ - Mùa thảo quả - Chuỗi ngọc lam - Hạt gạo làng ta - Thầy thuốc như mẹ hiền - Ca dao về lao động sản xuất. *. Trả lời 1 câu hỏi có liên quan đến nội dung bài Điểm B. Đọc thầm và làm bài tập: (Thời gian: 30 phút) I. Đọc thầm bài văn sau: Hoa trạng nguyên Cái tên mới nghe đã mường tượng ra tiếng pháo đón mừng rồi võng lọng cùng dòng người náo nức đón người thành danh. Những bông hoa hình lá ấy, màu cứ rực lên như một niềm vui không thể giấu, cười mãi, cười mãi, cười mãi không thôi. Hi đặt tên cho loài hoa ấy, chắc muốn nó vĩnh viễn gắn liền với tuổi học trò. Hoa trạng nguyên cháy lên từ những ngày ôn thi bận mải, thắp lên trong người sắp sửa đi thi một niềm tin. Thế rồi mùa thi qua. Bao bạn trẻ từ tiểu học đến trung học hớn hở nhập trường mới. Song dù sao cũng không tránh khỏi có một số ít phải quay về tiếp tục công việc dùi mài kinh sử. Một tối nào đó, chong đèn học khuya, ngước mắt dõi qua cửa sổ, em sẽ thấy có ngọn lửa đỏ cứ lao xao giữa vườn đêm. Hoa trạng nguyên cùng em thức suốt mùa thi đấy. Đừng bao giờ để tắt ngọn lửa đó trong tim. Em nhé ! Theo K.D NXB trẻ - 1992 Chú giải : Dùi mài kinh sử: rất siêng năng trong một thời gian dài để đọc sách kinh, sách sử (cụm từ xưa được dùng nhiều, ý nói ra sức chăm chỉ học hành ). II. Dựa vào nội dung bài đọc, đánh dấu X vào ô trống trước ý trả lời đúng hoặc điền vào chỗ trống thích hợp. 1. Những chi tiết nào gợi hình ảnh hoa trạng nguyên có nét dáng và màu sắc gợi lên một niềm vui? A. Cái tên mới nghe đã mường tượng ra tiếng pháo đón mừng. B. Võng lọng cùng dòng người náo nức đón người thành danh C. Những bông hoa hình lá ấy, màu cứ rực lên như một niềm vui không thể giấu, cười mãi, cười mãi, cười mãi không thôi. 2. Hoa trạng nguyên gắn bó với tuổi học trò ra sao? A. Hi đặt tên cho loài hoa ấy. B. Hoa trạng nguyên xuất hiện vào mùa thi bận rộn, thắp lên trong người sắp sửa đi thi một niềm tin. C. Muốn nó vĩnh viễn gắn liền với tuổi học trò. 3. Tác giả so sánh hoa trạng nguyên nở đỏ bằng hình ảnh nào ? A. Những bông hoa hình lá. B. Ngọn lửa cháy lên. C. Ngọn lửa thắp lên. 4. Hoa vẫn cứ là bạn thân thiết của học trò qua nghệ thuật nhân hóa, hãy gạch dưới từ ngữ dùng để nhân hóa hoa trạng nguyên trong câu sau: “Hoa trạng nguyên cùng em thức suốt mùa thi đấy.” 5. - Hoa trạng nguyên cháy lên từ những ngày ôn thi bận mải. - Trong bếp lò, lửa cháy bập bùng. Từ cháy trong hai câu văn trên có quan hệ với nhau thế nào ? A. Đó là 2 từ đồng nghĩa. B. Đó là 2 từ đồng âm. C. Đó là từ nhiều nghĩa. 6. Những từ mường tượng, vĩnh viễn, hớn hở là: A. Từ ghép B. Từ đơn C. Từ láy 7. Từ em trong 2 câu sau: “Một tối nào đó, chong đèn học khuya, ngước mắt dõi qua cửa sổ, em sẽ thấy có ngọn lửa đỏ cứ lao xao giữa vườn đêm. Hoa trạng nguyên cùng em thức suốt mùa thi đấy.”, là: A. Đại từ B. Danh từ C. Động từ 8. Quan hệ từ trong câu: Những bông hoa hình lá ấy, màu cứ rực lên như một niềm vui không thể giấu, cười mãi, cười mãi, cười mãi không thôi. Là: A. những B. ấy C. như 9. Trong câu: Một tối nào đó, chong đèn học khuya, ngước mắt dõi qua cửa sổ, em sẽ thấy có ngọn lửa đỏ cứ lao xao giữa vườn đêm. Chủ ngữ là: A. ngước mắt dõi qua cửa sổ B. em sẽ thấy C. em 10. Tìm từ đồng nghĩa thay cho từ hớn hở trong câu: “Bao bạn trẻ từ tiểu học đến trung học hớn hở nhập trường mới.” điền vào chỗ trống trong câu sau: Bao bạn trẻ từ tiểu học đến trung học . . . . . . . . . . . . . . nhập trường mới.
File đính kèm:
- De Tieng Viet 5 cuoi HKI 1314.doc