Đề kiểm tra học kì I Tiếng việt Lớp 5 - Năm học 2013-2014 - Trường Tiểu học Hứa Tạo
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì I Tiếng việt Lớp 5 - Năm học 2013-2014 - Trường Tiểu học Hứa Tạo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên học sinh: Lớp: Số BD..Phòng: TRƯỜNG TIỂU HỌC HỨA TẠO KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI KỲ I Năm học : 2013- 2014 Môn TIẾNG VIỆT - Lớp 5 Ngày kiểm tra: /12/2013 GT1 ký GT2 ký Số mật mã STT ĐỀ 1: A/ Đọc hiểu: HẠT GẠO LÀNG TA B/ Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn ý trả lời đúng. 1. Đọc khổ thơ 1, em hiểu hạt gạo được làm nên từ những gì? A. Hạt gạo được làm nên từ đất (phù sa), nước. B. Hạt gạo được làm nên từ công lao của con người (đắng cay). C. Cả hai ý trên đều đúng. 2. Điền vào chỗ trống những chi tiết nói lên nỗi vất vả của người nông dân: A. ..................... B. . 3. Tuổi nhỏ đã góp công góp sức như thế nào để làm ra hạt gạo? A. Tuổi nhỏ đã góp công góp sức chống hạn, bắt sâu. B. Tuổi nhỏ đã góp công góp sức gánh phân. C. Cả hai ý trên đều đúng. 4. Vì sao tác giả gọi hạt gạo là “hạt vàng”? A. Vì hạt gạo được làm bằng vàng. B. Vì hạt gạo rất quý giá. C. Vì hạt gạo có màu óng ánh như vàng. 5. Bài thơ trên thuộc chủ đề nào? A. Cánh chim hòa bình. B. Vì hạnh phúc con người. C. Việt Nam – Tổ quốc em. 6. Vì sao hạt gạo làng ta rất đáng quý? A. Vì hạt gạo được làm nên từ mồ hôi nước mắt của bao người. B. Vì hạt gạo góp phần vào cuộc chiến đấu của dân tộc. Cả hai ý trên đều đúng. 7. Nhóm từ nào dưới đây có những từ đồng nghĩa? A. Trắng – bạch B. Đỏ - xanh C. Hồng – Tím 8. Điền từ thích hợp (mun, thâm, huyền) vào chỗ trống trong các câu sau: A. Mắt màu đen gọi là .. B. Mèo màu đen gọi là . C. Quần màu đen gọi là .. 9. Câu “Mẹ em xuống cấy” thuộc kiểu câu gì? A. Câu kể B. Câu cảm C. Câu cầu khiến. 10. Đâu là chủ ngữ trong câu “Những trưa tháng sáu, nước như ai nấu”? những trưa tháng sáu. A. nước. B. như ai nấu. Chính tả: Bài Người mẹ của 51 đứa con D/ Tập làm văn :Em hãy tả về cô giáo trong giờ chính tả. ĐỀ 2: Thời gian làm bài : 30 phút( Không kể thời gian giao đề) A. BÀI KIỂM TRA ĐỌC I/ Đọc bài : Buôn Chư Lênh đón cô giáo ( SGK TV5 tập 1 trang144-145) và làm bài tập: +Khoanh vào chữ trước câu trả lời đúng nhất: 1. Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư Lênh để làm gì ? a) Để dự hội b) Để dự lời thề của người lạ đến buôn c) Để mở trường dạy học 2) Buôn Chư Lênh ở đâu ? a) Tây Nguyên b) Vùng núi phía Bắc c) Vùng núi Quảng Nam 3) Người dân Chư Lênh đón tiếp cô giáo như thế nào ? a) Như một người lạ b) Trang trọng và thân tình c) Như một người trong buôn 4) Những chi tiết nào cho thấy dân làng rất háo hức chờ đợi và yêu quý cái chữ ? a) Y Hoa được coi như người trong buôn b) Đón tiếp cô giáo bàng nghi thức trang trọng nhất c) Mọi người im phăng phắc. Y Hoa viết xong,bỗng bao nhiêu tiếng cùng hò reo: Ôi, chữ cô giáo này Nhìn kìa 5) Tình cảm của người Tây Nguyên với cô giáo, với cái chữ nói lên điều gì? a) Già làng và cả buôn rất hiếu khách b) Người Tây nguyên ham học, ham hiểu biết c) Cô giáo rất giỏi, đã làm đúng lời thề của người lạ đến buôn 6) Trong câu: Đó là lời thề của người lạ đến buôn, theo tục lệ. Có mấy quan hệ từ? a) Một quan hệ từ. Đó là từ : ...... b) Hai quan hệ từ. Đó là các từ : ...... c) Ba quan hệ từ. Đó là các từ : ...... 7) Bài văn em vừa đọc thuộc chủ điểm: a) Con người và thiên nhiên b) Truyền thống nhà trường c) Vì hạnh phúc con người 8) Từ buôn trong các câu : Buôn Chư Lênh đón cô giáo. và Buôn có bạn, bán có phường. Là : a) Hai từ đồng nghĩa b) Hai từ đồng âm c) Hai từ nhiều nghĩa 9) Chủ ngữ của câu : Bao nhiêu tiếng người cùng ùa theo. là: a) Tiếng người b) Bao nhiêu c) Bao nhiêu tiếng người 10)Các động từ trong câu : Già Rok xoa tay lên vết chém, khen cô giáo . là: a) xoa, lên, khen b) xoa , chém, khen c) xoa , chém , lên B/BÀI KIỂM TRA VIẾT I/Chính tả (5 điểm) Thời gian: 15 phút Bài viết: Chữ nghĩa trong văn miêu tả - Viết đoạn từ : Trong miêu tả đến ... giữa không trung. II/Tập làm văn (5 điểm) -Thời gian làm bài : 25 phút –Khoảng 15 câu Đề: Tả một người bạn học của em. ĐỀ 3: A. Đọc thầm và làm bài tập: VẦNG TRĂNG QUÊ EM Vầng trăng vàng thẳm đang từ từ nhô lên từ sau lũy tre xanh thẫm. Hình như cũng từ vầng trăng, làn gió nồm thổi mát rượi làm tuôn chảy những ánh vàng tràn trên sóng lúa trải khắp cánh đòng. Ánh vàng đi đến đâu, nơi ấy bỗng bừng lên tiếng hát ca vui nhộn. Trăng đi đến đâu thì lũy tre được tắm đẫm màu sữa tới đó. Trăng lẩn trốn trong các tán lá cây xanh rì của những cây đa cổ thụ đầu thôn. Những mắt lá ánh lên tinh nghịch. Trăng chìm vào đáy nước. Trăng óng ánh trên hàm răng, trăng đậu vào ánh mắt. Trăng ôm ấp mái tóc bạc của các cụ già. Hình như cả thôn em không mấy ai ở trong nhà. Nhà nào nhà nấy quây quần, tụ họp quanh chiếc bàn nhỏ hay chiếc chiếu ở giữa sân. Ai nấy đều ngồi ngắm trăng. Câu chuyện mùa màng nảy nở dưới trăng như những hạt lúa vàng đang phơi mình trong ánh trăng. Đó đây vang vọng tiếng hát của các anh chị thanh niên trong xóm. Tiếng gầu nước va vào nhau kêu loảng xoảng. Tất cả mọi âm thanh đều nhuộm ánh trăng ngời. Nơi đó có một chú bé đang giận mẹ ngồi trong bóng tối. Ánh trăng nhẹ nhàng đậu lên trán mẹ, soi rõ làn da nhăn nheo và cái mệt nhọc của mẹ. Chú bé thấy thế, bước nhẹ nhàng lại với mẹ. Một làn gió mát đã làm cho những sợi tóc của mẹ bay bay. Khuya. Vầng trăng càng lên cao và thu nhỏ lại. Làng quê em đã yên giấc ngủ. Chỉ có vầng trăng thao thức như canh chừng cho làng em. PHAN SĨ CHÂU +Khoanh vào chữ trước câu trả lời đúng nhất: 1. Bài văn miêu tả cảnh gì? A. Cảnh trăng lên ở làng quê B. Cảnh sinh hoạt của làng quê. C. Cảnh làng quê dưới ánh trăng. 2. Trăng soi sáng những cảnh vật gì ở làng quê? A. Cánh đồng lúa, tiếng hát, lũy te. .B. Cánh đồng lúa, lũy tre, cây đa. C. Cánh đồng lúa, cây đa, tiếng hát. 3. Dưới ánh trăng, người dân xóm quây quần ngoài sân làm gì? A. Ngồi ngắm trăng, trò chuyện, uống nước. B. Ngồi ngắm trăng, hội họp, ca hát. C. Ngồi ngắm trăng, trò chuyện, ca hát. 4. Vì sao chú bé hết giận dỗi và bước nhẹ nhàng lại với mẹ? A. Vì dưới ánh trăng, chú nhìn thấy vầng trán của mẹ hiện ra rất đẹp B. Vì dưới ánh trăng, chú thấy làn da mẹ nhăn nheo và sự mệt nhọc của mẹ. C. Vì dưới ánh trăng, chú thấy làn gió làm những sợi tóc của mẹ bay bay. 5. Cách nhân hóa trong câu “Trăng ôm ấp mái tóc bạc của các cụ già.” Cho thấy điều gì hay? A. Ánh trăng che chở cho mái tóc của các cụ già ở làng quê. B. Ánh trăng cũng có thái độ gần gũi và quý trọng đối với các cụ già C. Ánh trăng gần gũi và thấm đượm tình cảm yêu thương con người. 6. Dãy từ nào dưới đây gồm các từ đồng nghĩa với từ nhô (trong câu Vầng trăng vàng thẳm đang từ từ nhô lên từ sau lũy tre xanh thẫm.)? A. mọc, ngoi, dựng B. mọc, ngoi, nhú C. mọc, nhú, đội 7. Từ nào dưới đây là từ trái nghĩa với từ chìm (trong câu Trăng chìm vào đáy nước.)? A. trôi B. lặn C. nổi 8. Trong các dãy câu dưới đây, dãy câu nào có từ in đậm là từ nhiều nghĩa? A. Trăng đã lên cao. / Kết quả học tập cao hơn trước. B. Trăng đậu vào ánh mắt. / Hạt đậu đã nảy mầm. C. Ánh trăng vàng trải khắp nơi. / Thì giờ quý hơn vàng. 9. Trong câu “Làng quê em đã yên vào giấc ngủ.”, đại từ em dùng để làm gì? A. Thay thế danh từ. B. Thay thế động từ. C. Để xưng hô. 10. Câu nào dưới đây có dùng quan hệ từ? A. Những ánh mắt ánh lên tinh nghịch. B. Ai nấy đều ngồi ngắm trăng. C. Trăng ôm ấp mái tóc bạc của bà. B PHẦN VIẾT Chính tả nghe – viết (5 điểm). Thời gian: 15 – 20 phút Bà tôi Từ: Bà tôi ấm áp, tươi vui. II. Tập làm văn: (5 điểm) Thời gian: 35 phút aChọn một trong hai đề sau: 1. Tả một em bé đang tuổi tập đi, tập nói 2. Tả một người thân (ông, bà, cha, mẹ, anh, em, ) của em. I. Đọc thầm bai :Tôi yêu buổi trưa” và làm bài tập: Tôi yêu buổi trưa Buổi sáng, rất nhiều người yêu nó, yêu màn sương lãng mạn, yêu sự sống đang hồi sinh, yêu không khí trong lành, mát mẻ Buổi chiều, ngọn gió mát thổi nhẹ, hoàng hôn với những vệt sáng đỏ kì quái, khói bếp cùng với làn sương lam buổi chiều Những điều này tạo nên một buổi chiều mà không ít người yêu thích. Tôi thích buổi sáng, và cũng thích buổi chiều, nhưng tôi còn thích cái mà mọi người ghét: buổi trưa. Có những buổi trưa mùa đông ấm áp, buổi trưa mùa thu nắng vàng rót mật rất nên thơ, buổi trưa mùa xuân nhẹ, êm và dễ chịu. Còn buổi trưa mùa hè, nắng như đổ lửa, nhưng chính cái buổi trưa đổ lửa này làm tôi yêu nó nhất. Trưa hè, khi bước chân lên đám rơm, tôi thấy mùi rơm khô ngai ngái, những sợi rơm vàng óng khoe sắc, tôi thấy thóc đã khô theo bước chân đi thóc của bố mẹ tôi. Rồi bố mẹ tôi cứ thức trông thóc mà chẳng dám nghỉ trưa. Nhờ buổi trưa này mà mọi người có rơm, củi khô đun bếp, nhờ buổi trưa này mà thóc được hong khô, mọi người được no ấm, và hơn tất cả, nhờ buổi trưa này mà tôi hiểu ra những nhọc nhằn của cha mẹ tôi và của những người nông dân suốt đời một nắng hai sương. Tôi yêu lắm những buổi trưa mùa hè! Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: Câu 1: Bạn nhỏ trong bài cho rằng nhiều người yêu buổi sáng vì lí do gì? Có màn sương lãng mạn, sự sống đang hồi sinh. Có bầu không khí trong lành, mát mẻ. Cả 2 ý trên Câu 2: Theo bạn nhỏ, nhiều người yêu buổi chiều vì lí do gì? Có ngọn gió mát thổi nhẹ, có ánh sáng hoàng hôn. Có khói bếp cùng với làn sương lam. Cả 2 ý trên Câu 3: Dòng nào nêu đúng thời gian bạn nhỏ yêu thích nhất? Buổi trưa Buổi trưa mùa hè Buổi trưa mùa đông Câu 4: “Nhẹ, êm và dễ chịu “ là đặc điểm của buổi trưa mùa nào? a. Mùa Xuân b. Mùa đông c. Mùa thu Câu 5: Lí do quan trọng nhất để bạn nhỏ yêu thích buổi trưa mùa hè là gì? Nhờ buổi trưa mùa hè mà mọi người có rơm, củi khô để đun bếp. Nhờ buổi trưa mùa hè mà thóc được hong khô, mọi người được no ấm. Nhờ buổi trưa mùa hè mà bạn nhỏ hiểu được nỗi nhọc nhằn của cha mẹ và của người nông dân suốt đời một nắng hai sương. Câu 6: Câu: “Tôi yêu lắm những buổi trưa mùa hè!” thuộc kiểu câu gì? a. Câu kể b. Câu cảm c. Câu khiến Câu 7: Từ nào dưới đây trái nghĩa với từ nhọc nhằn a. vất vả b. sung sướng c. cơ cực Câu 8: Tìm trong bài thành ngữ nói lên nỗi vất vả của người nông dân. Câu 9: Từ “nhọc nhằn” thuộc từ loại gì? Danh từ Động từ Tính từ Câu 10: 6) Trong câu: Tôi thích buổi sáng, và cũng thích buổi chiều, nhưng tôi còn thích cái mà mọi người ghét: buổi trưa. Có mấy quan hệ từ? a) Hai quan hệ từ. Đó là từ : ............................................................................................. b) Ba quan hệ từ. Đó là các từ : ....................................................................................... c) Bốn quan hệ từ. Đó là các từ :...................................................................................... II. Chính tả: Bài viết: Kì diệu rừng xanh III. Tập làm văn: Tả một người bạnn mà em quý mến.
File đính kèm:
- DE KT CUOI KI I TV 5.doc