Đề kiểm tra học kì I Toán, Tiếng việt Lớp 4 - Năm học 2012-2013- Trường Tiểu học B Thạnh Mỹ Tây
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì I Toán, Tiếng việt Lớp 4 - Năm học 2012-2013- Trường Tiểu học B Thạnh Mỹ Tây, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHÂU PHÚ TRƯỜNG TIỂU HỌC “B” THẠNH MỸ TÂY LỚP: 4 .. HỌ VÀ TÊN: ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC: 2012 – 2013 MÔN: TIẾNG VIỆT BÀI ĐỌC THẦM THỜI GIAN: 30 PHÚT Phần I : KIỂM TRA ĐỌC 1. Đọc thầm. Văn hay chữ tốt Thuở đi học, Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn dù hay vẫn bị thầy cho điểm kém. Một hôm, có bà cụ hàng xóm sang khẩn khoản: Gia đình già có việc oan uổng muốn kêu quan, nhờ cậu viết giúp cho lá đơn, có được không? Cao Bá Quát vui vẻ trả lời: Tưởng việc gì khó, chứ việc ấy cháu xin sẵn lòng. Lá đơn viết lí lẽ rõ ràng, Cao Bá Quát yên trí quan sẽ xét nỗi oan cho bà cụ. Nào ngờ, chữ ông xấu quá, quan đọc không được nên thét lính đuổi bà ra khỏi huyện đường. Về nhà, bà kể lại câu chuyện khiến Cao Bá Quát vô cùng ân hận. Ông biết dù văn hay đến đâu mà chữ không ra chữ cũng chẳng ích gì. Từ đó, ông dốc sức luyện viết chữ sao cho đẹp. Sáng sáng, ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ cho cứng cáp. Mỗi buổi tối, ông viết xong mười trang vở mới chịu đi ngủ. Chữ viết đã tiến bộ, ông lại mượn những cuốn sách chữ viết đẹp làm mẫu để luyện nhiều kiểu chữ khác nhau. Kiên trì luyện tập suốt mấy năm, chữ ông mỗi ngày mỗi đẹp. Ông nổi danh khắp nước là người văn hay chữ tốt. Theo TRUYỆN ĐỌC 1(1995) 2. Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng cho các câu hỏi dưới đây: Câu 1. Vì sao thuở đi học Cao Bá Quát thường bị điểm kém? a. Vì Cao Bá Quát lười học. b. Vì Cao Bá Quát mải chơi. c. Vì Cao Bá Quát viết chữ rất xấu. Câu 2. Khi bà hàng xóm sang nhờ viết đơn kêu oan, Cao Bá Quát có thái độ thế nào? a. Vui vẻ nhận lời. b. Từ chối dứt khoát. c. Đắn đo suy nghĩ. Câu 3. Quan thét lính đuổi bà cụ ra khỏi huyện đường vì: a. Bà cụ không bị oan. b. Bà cụ nói năng không rõ ràng. c. Chữ Cao Bá Quát xấu quá quan đọc không được. Câu 4. Cao Bá Quát đã rút ra bài học gì sau khi nghe bà cụ kể lại sự việc? a. Văn hay phải đi liền với chữ đẹp. b. Văn hay mà chữ không ra chữ thì chẳng ích gì. c. Chữ đẹp quan trọng hơn văn hay. Câu 5. Nhờ đâu mà ông nổi danh khắp nước là người văn hay chữ tốt? a. Do ông có năng khiếu bẩm sinh. b. Do ông có người thầy dạy giỏi. c. Do ông kiên trì luyện tập suốt mấy năm. Câu 6. Từ “luyện viết ” thuộc từ loại gì? a. Danh từ. b. Động từ. c. Tính từ. Câu 7. Nhóm từ nào gồm toàn các từ láy: a. khẩn khoản, vui vẻ, chữ xấu. b. vui vẻ, lí lẽ, điểm kém . c. vui vẻ, rõ ràng, cứng cáp. Câu 8. Trong câu : Thuở đi học, Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn dù hay vẫn bị thầy cho điểm kém. Dùng để: a. Hỏi về sự việc b. Kể lại sự việc c. Tả lại sự việc PHẦN II : KIỂM TRA VIẾT Chính tả: Nghe - viết Bài: Cánh diều tuổi thơ Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ. Có cái gì cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi sau này tôi mới hiểu đấy là khát vọng. Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết cầu xin : “Bay đi diều ơi! Bay đi !” Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao của tôi. Theo Tạ Duy Anh B. Tập làm văn Tả một đồ dùng học tập mà em yêu thích nhất ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM Phần I : Kiểm tra đọc A. Đọc thành tiếng ( 5 điểm) A. Đọc thành tiếng: Giáo viên chọn 6 – 8 bài tập đọc từ tuần 11 – 17. Cho học sinh bốc thâm trúng bài nào đọc bài đó. Tốc độ đọc khoảng 80 tiếng /1 phút. *Đọc đúng tiếng đúng từ, ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu, diễn cảm. Trả lời được câu hỏi về nội dung đoạn đọc: (đạt 5 điểm). *Đọc đúng, nhưng mức độ vừa phải: (đạt 3-4 điểm). *Đọc đạt yêu cầu không quá 1 phút, ngắt nghỉ sai ở một hay hai dấu câu: (đạt 1-2 điểm). B: Đọc hiểu ( 5 điểm) Câu 1 C ( 0,5 đ): Vì Cao Bá Quát viết chữ rất xấu. Câu 2 A ( 0,5đ) : Vui vẻ nhận lời. Câu 3 C (0,5đ) : Chữ ông xấu quá quan đọc không được. Câu 4 B ( 0,5đ): Văn hay mà chữ không ra chữ cũng chẳng ích gì. Câu 5 C ( 0,5đ): Do ông kiên trì luyện tập suốt mấy năm. Câu 6 B (0,5đ): Động từ . Câu 7 C (1đ): Vui vẽ, rõ ràng, cứng cáp. Câu 8 B (1đ): Kể lại sự việc Phần II: Kiểm tra viết A. Chính tả (5 điểm) Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn : 5 điểm. ( Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai- lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định), trừ 0,5 điểm Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn,...bị trừ 1 điểm toàn bài). B. Tập làm văn ( 5điểm) Tả đúng ba phần của bài văn đầy đủ các bộ phận, rõ ràng, Câu văn lưu loát ( 5 điểm ) Gợi ý : -Lời văn rõ ràng, mạch lạc, sử dụng dấu câu hợp lí, đúng chỗ: 1 điểm Biết sử dụng có hiệu quả các biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hoá,... trong văn miêu tả : 1 điểm Bài tả sinh động, biết kết hợp hài hoà các yếu tố trên, giàu cảm xúc và có sức thuyết phục, chữ viết sạch sẽ : 1 điểm Ngoài ra giáo viên tùy thuộc cho điểm cho phù hợp. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHÂU PHÚ TRƯỜNG TIỂU HỌC “B” THẠNH MỸ TÂY LỚP: 4 .. HỌ VÀ TÊN: ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC: 2012 – 2013 MÔN: TOÁN BÀI ĐỌC THẦM THỜI GIAN: 40 PHÚT Phần I: Chọn và khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng. Câu 1: Số bốn trăm linh hai nghìn bốn trăm hai mươi viết là: A. 4 002 400 B. 4 020 420 C. 402 420 D. 240 240 Câu 2: Trong các số sau số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 là: A. 456 B. 454 C. 450 D. 446 Câu 3: Số đo thích hợp để viết vào chỗ chấm của 7 yến 8kg = .............kg là : A. 78 kg B. 780kg C. 7008 kg D. 708kg Câu 4: Số đo thích hợp để viết vào chỗ chấm của 65 dm2 = ..............cm2 là : A. 6050 B. 650 C. 6500 D. 65 000 Câu 5: Trong hình vẽ sau có: A. Hai góc vuông B. Hai góc vuông, một góc nhọn C. Hai góc vuông, một góc nhọn, một góc tù D. Hai góc vuông, một góc tù Câu 6: Số trung bình cộng của 55 và 41 là: 50 B. 48 C. 46 D. 52 Phần II: 1. Đặt tính rồi tính : 324 489 + 446 357 986 769 – 342 538 287 x 24 13068 : 27 Bài 2 : Tìm x a. x + 2581 = 4621 b. x - 935 = 532 Bài 3: Cả hai lớp 4A và lớp 4B trồng được 568 cây. Biết rằng lớp 4B trồng được ít hơn lớp 4A 36 cây. Hỏi mỗi lớp trồng được bao nhiêu cây ? Tóm tắt Giải Bài 4: Tính bằng cách thuận tiện nhất 96 x 111 – 96 x 100 TRƯỜNG TH B THẠNH MỸ TÂY HƯỚNG DẪN CHẤM CHKI MÔN TOÁN KHỐI : 4 NH: 2012-2013 Phần 1: Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm ( 3điểm) Câu1: C. Câu 2: C. Câu 3: A. Câu 4: C. Câu5: C. Câu 6: B Phần 2: ( 7điểm) Bài 1: Đặt tính rồi tính : ( 1 ý đúng cho 0,5 điểm): 324 489 + 446 357 986 769 – 342 538 324489 986769 + - 446375 342538 770864 644231 287 x 24 13068 : 27 287 13068 27 x 226 484 24 108 1148 0 574 6888 Bài 2: 2 điểm ( đúng 1 bài cho 1 điểm) a , x + 2581 = 4621 b, x - 935 = 532 x = 4621 - 2581 x = 532+935 x = 2040 x= 1467 Bài 3: 2 điểm Giải Hai lần số cây của lớp 4A là: (0,25 điểm) 568+ 36 = 604( cây) (0,5 điểm) Lớp 4A trồng được số cây là: (0,25 điểm) 604 : 2 = 302( cây) (0,5 điểm) Lớp 4B trồng được số cây là: (0,25 điểm) 302 - 36= 266(cây) (0,25 điểm) Đáp số: 4A: 302 cây 4B: 266 cây Bài 4 : ( 1 điểm) 96 x 111 – 96 x 100 = 96 x (111 – 100) = 96 x 11 = 1056
File đính kèm:
- De kiem tra HKI k4(1).doc