Đề kiểm tra học kì I Tổng hợp Lớp 4 - Năm học 2011-2012 - Trường Tiểu học Ngô Gia Tự

doc8 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 301 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì I Tổng hợp Lớp 4 - Năm học 2011-2012 - Trường Tiểu học Ngô Gia Tự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Ngô gia tự 	 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
Lớp: 4 	 NĂM HỌC: 2011 - 2012
Họ và tên: Môn: Tiếng Việt 
 Thời gian: 60 phút (không kể thời gian phát đề)
Điểm
Nhận xét của giáo viên
ĐỀ A
I. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
A. Đọc thành tiếng (5 điểm)
 HS đọc một đoạn văn khoảng 80 chữ thuộc chủ đề đã học ở học kì I (GV chọn các đoạn văn trong SGK Tiếng Việt, tập một; ghi tên bài, số trang trong SGK vào phiếu cho từng HS bốc thăm và đọc thành tiếng đoạn văn do GV đã đánh dấu).
B. Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm)
Đọc thầm bài: “Chú Đất Nung” (Tiếng Việt 4 - Tập 1 - Trang 134)
 Đánh dấu X vào ô trước chữ đặt trước câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây:
1. Câu chuyện có mấy nhân vật?
 A. Ba nhân vật. 
 B. Bốn nhân vật. 
 C. Năm nhân vật
2. Cu Chắt có những đồ chơi gì??
 A. một chàng kị sĩ và một nàng công chúa. 
 B. chú bé bằng đất. 
 C. Một chàng kị sĩ, một nàng công chúa và một chú bé bằng đất.. 
3. Chi tiết nêu trong câu: "Tự tìm ra cánh đồng về quê." là của nhân vật nào?
 A. Chàng kị sĩ.
 B. Nàng công chúa.
 C. Chú Đất Nung.
4. Cu Chắt được món quà vào dịp nào?
 A. Sinh nhật. 
 B. Tết Trung thu. 
 C. Đi chăn trâu. 
5. Vì sao chú bé Đất quyết định trở thành Đất Nung?
 A. Vì chú bé Đất muốn được xông pha, muốn trở thành người có ích. 
 B. Vì chú bé Đất không thấy sợ. 
 C. Vì chú bé Đất bị ngấm nước. 
6. Trong câu “Cu Đất cất đồ chơi vào nắp tráp hỏng.” bộ phận nào là chủ ngữ?
 A. Cu Đất. 
 B. Cất đồ chơi vào nắp tráp hỏng. 
 C. Nắp tráp hỏng.
7. Câu hỏi: “Sao chú mày nhát thế?” dùng để thể hiện điều gì?
 A. thái độ chê. 
 B. Sự khẳng định. 
 C. Yêu cầu, mong muốn.
8. Câu kể “Còn một mình, chú bé Đất nhớ quê, tìm đường ra cánh đồng.” dùng để làm gì?
 A. Tả về chú bé Đất.	
 B. Kể sự việc. 
 C. Nêu ý kiến nhận định.
9. Trong câu: “Đất có thể nung trong lửa kia mà!” Có mấy động từ, mấy tính từ?
 A. Một động từ, một tính từ.	
 B. Hai động từ, hai tính từ.
 C. Hai động từ, một tính từ.
10. Từ nghi vấn trong câu hỏi: “Có phải chú bé Đất trở thành chú Đất Nung không?” là từ nào?
 A. Có. 
 B. Có phải không. 
 C. Phải....không.
II. KIỂM TRA VIẾT. (10 điểm)
A . ChÝnh t¶ (Nghe- viết): (5 điểm)
Bài: Mïa ®«ng trªn rÎo cao (TV4/165)
B. TËp lµm v¨n (5 điểm) HS làm vào giấy kẻ ô li
Đề bài: Tả chiếc áo thường mặc đến lớp.
Trường THCS Ngô gia tự 	 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
Lớp: 4 	 NĂM HỌC: 2011 - 2012
Họ và tên: Môn: Toán 
 Thời gian: 40 phút (không kể thời gian phát đề)
Điểm
Nhận xét của giáo viên
ĐỀA
Bài 1: (4 điểm) Đánh dấu X vào ô trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây:
1. Số “bảy trăm mười lăm nghìn không trăm sáu mươi tám” viết là:
 A. 710 568 B. 715 068 C. 7 150 068 D. 715 680
2.Số thích hợp điền vào chỗ chấm để 53m2 6dm2 =  dm2 là:
 A. 536 B. 5306 C. 5360 D. 53006
3. Giá trị của biểu thức là:
 A. 5820 B. 1002 C. 1020 D. 1200
4. Số thích hợp viết vào chỗ chấm để 10kg 86g =  g là:
 A. 1 086 B. 1 860 C. 10 086 D. 10 860
5. Số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 trong các số 3510; 4635; 5253; 8508 là: 
 A. 3510 B. 4635 C. 5253 D. 8508
6. Trong các góc dưới đây, góc vuông là:
	 .
 A B C D
 A. Góc đỉnh A B. Góc đỉnh B C. Góc đỉnh C D. Góc đỉnh D
7. Số vừa chia hết cho 3 vừa chia hết cho 9 trong các số 12346; 12360; 23541; 31465 là:
 A. 12 346 B. 12 360 C. 23 541 D. 31465
8. Kết quả của phép nhân là:
 A. 85 B. 805 C. 935 D. 835
Bài 2: (2 điểm) Đặt tính rồi tính
 2 374 x 407 25 998 : 46
 	.. 	 	...
 	.. 	 	 ...
 	.. 	 ..
 	. 	 	 .
 	. 	 	...
 	. 	 	.
Bài 3:	 (1 điểm) Tính bằng cách thuận tiện.
a) 759 x 38 + 759 x 62 = ........................................................................................................................................
 	 ..
 	..
b) (25 x 72) : 9 = .
	.
	.
Bài :4 (3 điểm) Một thửa ruộng hình chữ nhật có nửa chu vi 267m, chiều dài hơn chiều rộng 57m. Tính diện tích của thửa ruộng.
Bài giải
..
Trường THCS Ngô gia tự 	 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
Lớp: 4.... 	 NĂM HỌC: 2011 - 2012
Họ và tên: Môn: Khoa học
 Thời gian: 35 phút (không kể thời gian phát đề)
Điểm
Nhận xét của giáo viên
ĐỀA
Câu 1: (4 điểm) Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây:
1. Tại sao chúng ta nên ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn?
 A. Để có nhiều thức ăn trong bữa cơm. 
 B. Để ai thích thứ gì thì ăn thứ ấy. 
C. Để cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho nhu cầu cơ thể. 
 D. Để được ăn ngon.
2. Để phòng tránh bệnh do thiếu chất dinh dưỡng cần ăn gì?
A. Ăn nhiều thịt cá. 
B. Ăn nhiều hoa quả.
C. Ăn nhiều rau xanh.	 
D. Ăn uống đủ chất, cân đối, hợp lí.
3. Tính chất nào sau đây không phải của nước?
A. Trong suốt.	 
B. Có hình dạng nhất định.
C. Không mùi.	 
D. Chảy từ trên cao xuống thấp.
4. Hiện tượng nước trong tủ lạnh biến thành đá là hiện tượng gì?
A. Ngưng tụ.	 
B. Đông đặc.
C. Nóng chảy.	 
D. Bay hơi.
5. Không khí và nước có tính chất gì giống nhau?
A. Không màu, không mùi, không vị. 
B. Có hình dạng xác định.
C. Không thể bị nén lại.	 
D. Có thể bị nén lại hoặc giãn ra.
6. Nước có vai trò gì trong sinh hoạt, lao động sản xuất và vui chơi giải trí?
Tắm giặt, ăn uống. 
Bơi, lướt ván.. 
Trồng lúa, cà phê,... 
Cả ba ý trên.
7. Không khí gồm những thành phần nào?
Hơi nước và các loại vi khuẩn khác
Khí ô- xi và khí ni- tơ.
Khí các- bô- níc và các bụi bẩn khác
Khí ô- xi và khí ni- tơ. Ngoài ra không khí còn chứa khí các- bon- níc, hơi nước, bụi và các loại vi khuẩn khác.
8. Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên là gì?
Hơi nước bay lên cao, gặp lạnh ngưng tụ thành đám mây.
Hiện tượng nước bay hơi thành hơi nước.
Từ hơi nước ngưng tụ thành hơi nước.
Hiện tượng nước bay hơi thành hơi nước, rồi từ hơi nước ngưng tụ thành nước xảy ra lặp đi lặp lại.
Câu 2: (3 điểm) Viết chữ Đ vào trước câu đúng, chữ S vào trước câu sai.
 a) Nước chiếm phần lớn trọng lượng cơ thể người, động vật, thực vật.
 b) Nước có thể thay thế được các thức ăn khác của động vật.
 c) Nhờ có nước mà cơ thể hấp thụ được những chất dinh dưỡng hòa tan và thải ra ngoài những chất thừa, chất độc hại.
 d) Nước chỉ cần cho những thực vật và động vật sống dưới nước. 
Câu 3: (3 điểm) Không khí có tính chất gì?
Trường THCS Ngô gia tự 	 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
Lớp: 4 	 NĂM HỌC: 2011 - 2012
Họ và tên: Môn: Lịch sử và Địa lí
 Thời gian: 35 phút (không kể thời gian phát đề)
Điểm
Nhận xét của giáo viên
Đề A
I. Lịch sử: (5 điểm)
Câu 1: (3 điểm) Nối sự kiện lịch sử ở cột A với thời gian xảy ra các sự kiện đó ở cột B sao cho đúng.
A
B
a) Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
1. Năm 981
b) Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo.
2. Năm 968
c) Quân Tống xâm lược nước ta lần thứ nhất.
3. Năm 40
d) Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước
4. Năm 938
e) Quân Tống xâm lược nước ta lần thứ hai. 
5. Năm 1226
g) Nhà Trần thành lập.
6. Năm 1076
Câu 2: (2 điểm) Hãy điền vào ô chữ Đ trước câu đúng, chữ S trước câu sai.
Những việc Đinh Bộ Lĩnh đã làm được là:
 a) Thống nhất giang sơn lên ngôi hoàng đế.
 b) Chấm dứt thời kì đô hộ phong kiến phương Bắc, mở đầu cho thời kì độc lập dân tộc lâu dài của đất nước ta. 
 c) Đánh tan quân xâm lược Nam Hán.
 d) Đặt tên nước là Đại Cồ Việt. 
II. Địa lí: (5điểm)
Câu 1: (2 điểm) Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây:
1. Dân tộc sống ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là:
 A. Người Kinh. B. Người Tày.
 C. Người Mông. D. Người Thái.
2. Hoàng Liên Sơn là dãy núi:
Cao nhất nước ta, có đỉnh tròn, sườn thoải.
Cao nhất nước ta, có đỉnh nhọn, sườn dốc.
Cao nhất nước ta, có đỉnh tròn, sườn dốc.
Cao thứ hai ở nước ta, có đỉnh nhọn, sườn dốc.
3. Trung du Bắc Bộ là một vùng:
Có thế mạnh về đánh cá. 
Có diện tích trồng cà phê lớn nhất đất nước. 
Có thế mạnh về trồng chè và cây ăn quả.
Có thế mạnh về khai thác khoáng sản. 
4. Vùng Tây Nguyên có đặc điểm là:
Vùng đất cao bao gồm các núi cao và khe sâu.
Vùng đất thấp bao gồm các đồi với đỉnh tròn, sườn thoải.
Vùng đất cao, rộng lớn bao gồm các cao nguyên có độ cao sàn sàn bằng nhau.
Vùng đất cao, rộng lớn bao gồm các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau.
Câu 2: (3 điểm) Khí hậu ở Tây nguyên có mấy mùa? Nêu đặc điểm của từng mùa.
.....................

File đính kèm:

  • docde thi khoa hoc(1).doc