Đề kiểm tra học kì I Trường THCS Tân Hợp Môn Ngữ Văn 9

doc2 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1422 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì I Trường THCS Tân Hợp Môn Ngữ Văn 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD- ĐT Hướng Hoá 	 Đề kiểm tra học kì I 
Trường THCS Tân Hợp 	Môn Ngữ Văn 9 
 I. Trắc nghiệm : ( 3 điểm) 
 Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất 
1. Nguyễn Du quê ở đâu
A. Hà Nội 	C. Hà Tĩnh 
B. Nghệ An 	D. Thanh Hoá 
2. Truyện Kiều thuộc kiểu văn bản nào ?
A. Tự sự kết hợp với biểu cảm 	C. Tự sự kết hợp với nghị luận 
B.Tự sự kết hợp với miêu tả 	D. Tất cả đều đúng
3. Câu thơ : “xót người tựa cửa hôm mai” nói lên Kiều nhớ 
A. Thuý Vân 	C. Kim Trọng 
B. Vương Quan 	D. Cha mẹ 
4. Thành ngữ nào nói lên thân phận nhỏ nhoi, bi thảm của người phụ nữ dưới chế độ phụ quyền 
A. Quyền huynh thế phụ 	C. Chồng chúa vợ tôi 
B. Cha truyền con nối 	D. Cha nào con nấy 
5. Từ ngữ nào dưới đây không phải là thuật ngữ của môn tiếng Việt
A. Ẩn dụ 	C. Nhân hoá 
B. Ẩn hiện 	D. Hoán dụ 
6. Bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ là lời ru của
A. Dân tộc Ba Na	C. Dân tộc Tà ôi 
B. Dân tộc Ê- đê 	D. Dân tộc Khơ me 
7. Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá “ trích từ tập thơ :
A. Trời mỗi ngày lại sáng 	C. Truyền kì mạn lục 
B. Đoạn trường tân thanh 	D. Đầu súng trăng treo 
8. Trong câu thơ “ Vầng trăng đi qua ngõ” tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì? 
A. So sánh	C. Nhân hoá 
B. Ẩn Dụ 	D. Hoán dụ 
9. Từ trái tim trong câu thơ “ Chỉ cần trong xe có một trái tim” được hiểu theo 
A. Nghĩa gốc.	B.Nghĩa chuyển 
10. Nhịp điệu bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” nhịp nhàng là do biện pháp tu từ gì? 
A.Nhân hoá 	 	C. Chơi chữ 
B. Ẩn dụ	 	D. Điệp ngữ 
11. Đoạn trích :“Những đứa trẻ” là của tác giả 
A. Kim Lân 	C.Gor – ki 
B. Lỗ Tấn 	D. Chính Hữu 
12. Truyện ngắn: “ Cố hương” của nước nào ? 
A. Nga	B. Đan Mạch .
C. Trung Quốc .	D. không phải 3 nước trên. 
II.. Tự luận (7 điểm) 
1.( 1 điểm) Kể tên các văn bản nhật dụng đã được học ở chương trình Ngữ Văn 9 ? Hãy nêu chủ đề của các văn bản đó.
2.( 1 điểm) Cảm nghĩ của em nhan đề bài thơ “ Bếp lửa” 
3. ( 5 điểm) Đóng vai nhân vật ông Hai kể lại tâm trạng khi nghe tin làng Dầu theo giặc. 


Đáp án : 
I. Trắc nghiệm ( mỗi câu 0.25điểm ) 
.
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7 
Câu 8 
Câu 9
Câu10
Câu11
Câu12
C
D
D
C
B
C
A
C
B
D
C
C
II.Tự luận 
1. 
Tên văn bản
1. Phong cách Hồ Chí Minh
2. Đấu tranh cho một thế giới hoà bình 
3. Tuyên bố với thế giới về sự sống còn quyền được bảo vệ và phát triển trẻ em 
chủ đề
- Vấn đề chiến tranh và hoà bình 
- Vấn đề hội nhập và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc 
- vấn đề quyền sống của con người 

 2. Nhan đề bài thơ “ Bếp lửa” ngắn gọn gồm một từ 2 tiếng ,là hình tượng nghệ thuật có ý nghĩa : 
- Bếp lửa là tay bà chăm chút là tình bà ấm nóng 
- Bếp lửa là gắn với những khó khăn, gian khổ đời bà 
 - Bếp lửa là hình ảnh người bà, người phụ nữ Việt Nam muôn thuở với vẻ đẹp tần tảo nhẫn nại và đầy yêu thương 
3. HS kể theo ngôi thứ nhất. linh hoạt rõ ràng , lồng biểu cảm 
a.Mở bài : giới thiệu họ tên , quê , tình huống sự việc ( nghe tin làng dầu theo giặc từ những người tản cư dưới xuôi lên )..( 1 điểm )
b.Thân bài : Kể diễn biến tâm trạng ( 2, 5 điểm ) 
- tâm trạng sững sờ ; cổ nghẹn ắng, da mặt tê rân rân 
- Cái tin dữ ấy xâm chiếm, nó thành một nỗi ám ảnh day dứt , tủi hổ: cúi mặt gằm xuống mà đi, nước mắt chảy ròng ròng 
- không dám đi đâu sợ hãi . Mụ chủ nhà đã biết cái tin đồn ấy và có ý không chúă chấp những người làng chợ Dầu 
- ôm cu Húc để giải bày nỗi lòng của mình : làng yêu thật như làng theo Tây thì phải thù và thề một lòng theo Đảng và Bác . 
c.Kết bài (0.5) điểm : Ông chủ tịch lên cải hính cái tin thất thiệt đó, tâm trạng vui sướng , hoa chân múa tay lại đi khoe làng .
Suy nghĩ của người kể 
* Hình thức : Trình bày lưu loát, không sai lỗi chính tả : 1 điểm) 

File đính kèm:

  • dockiem tra van 9 HKI.doc