Đề kiểm tra học kì II (2007-2008) môn học: ngữ văn 9

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1354 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì II (2007-2008) môn học: ngữ văn 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Trường THCS Đại Thắng
 GV: Vũ Thành Dũng 

 Đề KHảO SáT MÔN NGữ VĂN LớP 9
 ( ThờI GIAN 90 PHúT )
I: Trắc nghiệm ( 3 điểm)
Câu 1 : Tác giả của truyện Kiều là ai ?
A: Nguyễn Khuyến C: Nguyễn Dữ 
B: Nguyễn Trãi D: Nguyễn Du 
 Câu 2: Truyện Kiều được viết bằng loại chữ nào? 
A: Chữ Hán C: Chữ Quốc Ngữ 
B: Chữ Nôm D: Chữ nho
Câu 3 : Truyện Kiều gồm bao nhiêu câu thơ lục bát ?
 A: 3252 câu C: 3254 câu
 B: 3253 câu D: 3255 câu
 Câu 4 : Truyện Kiều có bố cục mấy phần ?
 A: Ba phần C: Năm phần 
 B: Bốn phần D: Sáu phần 
Câu 5: Nhận định nào nói đầy đủ nhất về giá trị nội dung “Truyện Kiều”?
A: “ Truyện Kiều” có giá trị hiện thực
B: “ Truyện Kiều’’ có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo 
C: “ Truyện Kiều’’ có giá trị nhân đạo 
D: “ Truyện Kiều” có giá trị lịch sử 
Câu 6: Dòng nào nhận định không đúng về nghệ thuật “ Truyện Kiều”?
 A: Nghệ thuật xây dựng cốt truyện độc đáo 
 B: Ngôn ngữ dân tộc và thể thơ lục bát đã đạt đến đỉnh cao rực rỡ 
C: Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên tài tình 
D: Nghệ thuật khắc hoạ tính cách nhân vật và miêu tả tâm lí khéo léo , tinh tế 
Câu 7: Đoạn trích “ Cảnh ngày xuân’’nằm ở phần nào trong “ Truyện Kiều”?
 A: Phần đàu của “ Gặp gỡ và đính ước’’
B: Phần cuối của “ Gặp gỡ và đính ước’’
 C: Phần “Gia biến và lưu lạc”
 D: Phần “ Đoàn tụ’’
Câu 8: Đoạn trích “ Cảnh ngày xuân’’ dùng các phương thức biểu đạt chính nào ?
A: Miêu tả kết hợp tự sự C: Tự sự , miêu tả và biểu cảm 
B: Biểu cảm kết hợp tự sự D: Biểu cảm kết hợp miêu tả 
Câu 9: Nội dung chính của đoạn trích “Cảnh ngày xuân” là gì ?
A: Tả Cảnh ngày xuân rực rở
B: Tả cảnh lễ hội trong tiết thanh minh nhộn nhịp 
C: Giới thiệu hai chị em Thuý Kiều 
D: Tả cảnh hai chị em Thuý Kiều đi chơi xuân 
Câu 10: Trong câu thơ “ Gần xa nô nức yến anh’’, hình ảnh “nô nức yến anh” được dùng theo phương pháp tu từ nào ?
 A: ẩn dụ C: Nhân hoá 
 B: Hoán dụ D: So sánh 
Câu11: Nhận xét nào đúng với bức tranh chiều tà trong sáu câu thơ cuối đoạn trích “ Cảnh ngày xuân’’?
A: Đẹp nhưng buồn C: Đẹp và tươi sáng 
B: Nhẹ nhàng, thanh khiết D: ảm đạm và hiu hắt
Câu12: Đoạn trính “ Cảnh ngày xuân ” sử dụng bút pháp nghệ thuật nào là chính ?
 A : Tả cảnh tinh tế C: Tả chân dung độc đáo 
 B: Tả cảnh kết hợp tả tình D: Tả tình đặc sắc
 II ) Tự luận ( 7 điiểm)
 Câu 1 ( 2 điểm) 
 Viết đoạn văn ( 10-15 câu )nêu cảm nhận của em trước bức hoạ tuyệt đẹp về mùa xuân trong bốn câu thơ đầu của đoạn trích “ Cảnh ngày xuân’’( trích “ Truyện Kiều” của Nguyễn Du).
CÂU 2( 5 điểm)
 Trong đời em, em đã mắc một lỗi lầm khiến em day dứt mãi . Em hãy kể lại lỗi lầm đó .
 











III: ĐáP áN – BIểU ĐIểM
1: Trắc nghiệm
Câu số
1 2 3
4 5 6
7 8 9
10 11 12
Đáp án
D B C
A B A
 A C D
 A A B

: Tự luận 
Câu 1: 
 Hai câu thơ đầu vừa thể hiện thời gian , vừa gợi tả không gian .Trong tháng cuối cùng của mùa xuân, những cánh chim én vẫn rộn ràng bay lượn như thoi đưa giữa bầu trời trong sáng .
 Hai câu sau là bức hoạ tuyệt đẹp về mùa xuân , một bức tranh mùa xuân với đường nét thanh tú , màu sắc hài hoà , trong trẻo .Bút pháp tả cảnh bằng những nét chấm phá của thi nhân đã khắc hoạ nên một bức tranh mùa xuân với vẻ đẹp riêng : mới mẻ , tinh khôi . giàu sức sống( cỏ non), khoáng đạt ,trong trẻo(xanh tận chân trời ), nhẹ nhàng , thanh khiết (trắng điểm một vài bông hoa ). Thi nhân đã thả hồn vào cảnh vật khiến cảnh vật rất sống động , có hồn.
Câu2: Yêu cầu cần đạt.
 Học sinh biết cách làm một bài văn tự sự có kết hợp các yếu tố miêu tả , biểu cảm . Câu chuyện được kể là một câu chuyện thực sự ,gây xúc động và ám ảnh người viết . người viết phải có cảm xúc chân thực ( cảm xúc buồn , đau khổ , hối hận …).Yếu tố miêu tả được sử dụng trong việc miêu tả tâm trạng nhân vật ( nhân vật mắc lỗi hay những người thân của nhân vật mắc lỗi ) Bài viết có những suy ngẫm về lỗi lầm , về con người , về cuộc sống …
 Bài viết phải có văn phong trong sáng , dùng từ ,đặt câu chính xác , chữ viết rõ ràng , sạch sẽ , đúng chính tả . 

* Gợi ý - Nêu hoàn cảnh xảy ra lỗi lầm .
 - Qúa trình mắc lỗi .
 - Tâm trạng sau khi mắc lỗi .
 - Suy ngẫm của bản thân. 
* Lưu ý : Bài văn tự sự là một sáng tạo nghệ thuật riêng của mỗi học sinh , giáo viên cần tôn trọng những sáng tạo đó . 
 * Biểu điểm: 
 - Kể được nội dung câu chuyện ( 2 điểm) 
 - Có kết hợp các yếu tố miêu tả ,biểu cảm ( 2điểm)
 - Văn phong , chính tả …(1 điểm) 


 




 










 

File đính kèm:

  • docDe kiem tra Ngu van lop 9 HK dau nam.doc
Đề thi liên quan