Đề kiểm tra học kì II (2011-2012) Môn: ngữ văn 6
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì II (2011-2012) Môn: ngữ văn 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA HKII (2011-2012) MÔN: NGỮ VĂN 6 THỜI GIAN: 90 PHÚT (KKTGGĐ) I. Mục tiêu: Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học kì II, môn Ngữ văn 6 theo ba nội dung Văn học, Tiếng việt, Tập làm văn với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạp lập văn bản của học sinh qua hình thức kiểm tra tự luận. II. Hình thức - Hình thức đề kiểm tra: Tự luận. - Cách tổ chức kiểm tra: cho học sinh làm bài kiểm tra tự luận trong 90 phút. III. Ma trận: Tên chủ đề (nội dung, chương trình) Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng TN TL TN TL Cấp độ thấp Cấp độ cao Chủ đề 1 Văn học Lượm Cô Tô Sông nước Cà Mau Nhớ chính xác khổ thơ bất kì trong bài “Lượm”. Nhận diện về tác giả, tác phẩm. Hiểu ý nghĩa của tác phẩm “Sông nước Cà Mau”. Số câu Số điểm Số câu: 2 Số điểm: 1,5 15% Số câu: 1 Số điểm: 0,5 5% Số câu: 3 Số điểm: 2 20% Chủ đề 2 Tiếng Việt Các thành phần chính của câu Ôn tập về dấu câu (Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy) Xác định chính xác chủ ngữ và vị ngữ trong các câu. Hiểu công dụng của các dấu câu: Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy. . Số câu Số điểm Số câu: 2 Số điểm: 2 20% Số câu: 2 Số điểm: 2 20% Chủ đề 3 Tập làm văn Văn tả người Viết bài văn tả người. Số câu Số điểm Số câu: 1 Số điểm: 6 60% Số câu: 1 Số điểm: 6 60% Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % Số câu: 2 Số điểm: 1,5 15% Số câu: 3 Số điểm: 2,5 25% Số câu: 1 Số điểm: 6 60% Số câu: 6 Số điểm: 10 100% IV. VIẾT ĐỀ THEO MA TRẬN ĐỀ Câu 1: (0,5điểm) Nêu ý nghĩa của văn bản “Sông nước Cà Mau” (Đoàn Giỏi)? Câu 2: (1điểm) “Cái giếng nước ngọt đảo Thanh Luân sớm nay có không biết bao nhiêu là người đến gánh và múc.”. Câu văn trên nằm trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Câu 3: (1điểm) Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong những câu sau: a. Bé Quỳnh thỉnh thoảng lại reo lên. (Bức tranh của em gái tôi) b. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. (Bài học đường đời đầu tiên) c. Đứng ở mạn thuyền, vua thấy lưỡi gươm thần đeo bên người tự nhiên động đậy. (Sự tích Hồ Gươm) d. Tre là cánh tay của người nông dân. (Cây tre Việt Nam) Câu 4: (0,5điểm) Chép thuộc lòng khổ thơ bất kì trong bài thơ “Lượm” (Tố Hữu)? Câu 5: (1điểm) Hãy cho biết dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than và dấu phẩy trong các câu sau được dùng để làm gì? a. Này, quyển sách này của ai đấy? b. Nó hỏi tôi mai có đi chơi với nó không. c. Cá ơi giúp tôi với! d. Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Câu 6: (6 điểm) Em hãy tả người bạn mà em yêu quý nhất. V. Đáp án và biểu điểm Câu 1: (0,5điểm) Ý nghĩa: “Sông nước Cà Mau” là một đoạn trích độc đáo, hấp dẫn thể hiện sự am hiểu, tấm lòng gắn bó của nhà văn Đoàn Giỏi với thiên nhiên và con người vùng đất Cà Mau. Câu 2: (1điểm) Trả lời đúng mỗi ý được (0,5 điểm) Câu văn trên nằm trong tác phẩm “Cô Tô” (0,5 điểm) Tác giả: Nguyễn Tuân. (0,5 điểm) Câu 3: (1điểm) Xác định đúng chủ ngữ và vị ngữ mỗi câu được (0,25 điểm) a. Bé Quỳnh thỉnh thoảng lại reo lên. CN VN b. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. CN VN c. Đứng ở mạn thuyền, vua thấy lưỡi gươm thần đeo bên người tự nhiên động đậy. CN VN d. Tre là cánh tay của người nông dân. CN VN Câu 4: (0,5điểm) Chép thuộc lòng khổ thơ bất kì trong bài thơ “Lượm” (Tố Hữu). Câu 5: (1điểm) Trả lời đúng mỗi ý được (0,25 điểm) a. Dấu chấm hỏi đặt cuối câu nghi vấn. b. Dấu chấm đặt cuối câu trần thuật. c. Dấu chấm than đặt cuối câu cầu khiến. d. Giữa thành phần phụ của câu với chủ ngữ và vị ngữ. Câu 6: (6 điểm) -.Hình thức (1 điểm). + Trình bày rõ ràng, chữ viết cẩn thận, không sai lỗi chính tả. + Bố cục rõ ràng : mở bài, thân bài, kết bài. -. Nội dung: ( 5 điểm ) a. Mở bài: (0,5 điểm) Giới thiệu người bạn thân của em. b. Thân bài: (4 điểm) - Ngoại hình: + Tuổi tác. . + Hình dáng. + Khuôn mặt. + Đôi mắt. + Mái tóc. + Mũi. + Miệng. + Môi. . + Răng. + Làn da. + Nụ cười. + Giọng nói. - Phẩm chất. c. Kết bài: (0,5 điểm) Nêu cảm nghĩ của em. BÀI LÀM Tả người bạn thân Năm tháng cứ thế trôi đi, chỉ có thời gian là thước đo tốt nhất cho tình cảm bạn bè. Trong suốt thời gian đó, có lẽ Diệp Anh là người bạn mà em yêu mến nhất, người bạn đã học với em từ suốt năm học lớp ba. Dáng người Diệp Anh dong dỏng cao, khuôn mặt bầu bĩnh, đầy đặn của bạn hễ ai nhìn đến cũng thấy đáng yêu. Nước da ngăm ngăm đen. Mái tóc dài óng ả. Cặp mắt đen láy lúc nào cũng mở to, tròn xoe như hai hòn bi ve. Chiếc mũi hếch và cái miệng rộng luôn tươi cười để lộ hai hàm răng trắng bóng. Ở Diệp Anh khi nào cũng toát lên vẻ năng động, tự tin, hóm hỉnh và hài hước nên rất dễ mến. Diệp Anh rất hiếu động, không lúc nào yên nghỉ chân tay. Trong giờ ra chơi, chỗ nào sôi động nhất là ở đó có Diệp Anh. Chúng em thường tụ tập nhóm ba, nhóm bảy ngồi xung quanh bạn Diệp Anh để nghe bạn kể chuyện. Mở đầu câu chuyện, Diệp Anh vẫn thường hay kể: “ Cái hồi xưa ấy, đấy, cái hồi ấy, cái hồi mà bà tớ chưa sinh ra mẹ tớ ấy ...”. Chỉ nghe có đến thế thôi là chúng em đã thấy buồn cười đến nỗi không thể nhịn được rồi mà cái mặt Diệp Anh vẫn cứ tỉnh như bơ. Đặc biệt, Diệp Anh có một trí nhớ rất tốt. Những câu truyện đã đọc hay đã nghe, Diệp Anh đều nhớ như in và kể lại bằng đúng giọng nhân vật nên rất cuốn hút và sinh động. Một mình Diệp Anh đóng đủ các vai, kết hợp với điệu bộ khôi hài khiến bọn em lăn lóc cười đến vỡ bụng.Diệp Anh luôn luôn làm ra những trò chơi thú vị. Bạn thường hay chơi cùng với chúng em trò bịt mắt bắt dê hay bó khăn. Vừa chạy lại vừa kêu tiếng dê be be nghe rất ngộ nghĩnh. Diệp Anh thường biểu diễn tiếng hát, tiếng ngựa hí và con sóc nâu hay leo trèo. Mỗi tiết mục, Diệp Anh đều được hoan nghênh nhiệt liệt và gây ra những trận cười nứt nẻ. Không chỉ là các bạn gái mà cả các bạn trai ngoài và trong lớp đều yêu mến bạn Diệp Anh. Nhưng thật không may, hai tuần trước đây, một tai nạn giao thông đã cướp đi tính mạng của người bạn mà chúng em yêu quý. Dù biết bạn đã khuất nhưng chúng em vẫn cứ coi như bạn vẫn sống và làm việc cùng chúng em, bây giờ bạn đang thi đỗ vào trường Amsterdam và đi du học rồi. Cô giáo vẫn gọi bạn đứng lên đọc bài và vẫn cứ lấy cơm, lấy gối cho bạn ăn học. Rồi mai đây phải xa mái trường thân yêu, em cũng sẽ mang theo nhiều kỷ niệm cùng với những yêu mến của cả lớp với bạn Diệp Anh.
File đính kèm:
- De on thi Ngu Van lop 6 cuoi hoc ki II.doc