Đề kiểm tra học kì II Các môn Lớp 4 - Năm học 2012-2013 - Trường Tiểu học Ngô Quyền

doc13 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 360 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì II Các môn Lớp 4 - Năm học 2012-2013 - Trường Tiểu học Ngô Quyền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II
Năm học: 2012 - 2013
MÔN : TIẾNG VIỆT (ĐỌC) - KHỐI 4
---------&&&&&------------
I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi:
Giáo viên cho học sinh bốc thăm chọn 1 trong 4 bài, đọc thành tiếng một đoạn và trả lời 1 trong 2 câu hỏi trong các bài đọc dưới đây:
1. Bài Đường đi Sa Pa (TV4/2, trang 102)
a- Mỗi đoạn trong bài là một bức tranh đẹp về cảnh, về người. Hãy miêu tả những điều em hình dung được về mỗi bức tranh?
b- Những bức tranh bằng lời trong bài thể hiện sự quan sát rất tinh tế của tác giả. Hãy nêu một chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế ấy?
2. Bài Con chuồn chuồn nước (TV4/2, trang 127)
a- Chú chuồn chuồn nước được miêu tả bằng những hình ảnh so sánh nào?
b- Tình yêu quê hương, đất nước của tác giả thể hiện qua những câu văn nào?
3. Bài Vương quốc vắng nụ cười (TV4/2, trang 132)
a- Tìm những chi tiết cho thấy cuộc sống ở vương quốc nọ rất buồn.
b- Nhà vua đã làm gì để thay đổi tình hình? Kết quả việc nhà vua làm ra sao?
4. Bài Tiếng cười là liều thuốc bổ (TV4/2, trang 153)
a- Vì sao nói tiếng cười là liều thuốc bổ?
b- Người ta tìm cách tạo ra tiếng cười cho bệnh nhân để làm gì?
II. Đọc thầm và làm bài tập:
HS đọc thầm bài “Nhạc sĩ Văn Cao kể chuyện”.
Nhạc sĩ Văn Cao kể chuyện
Có người cho rằng người nhạc sĩ phải học tiếng hát của những con chim: những con chim là thầy dạy âm nhạc.
Còn tôi, từ nhỏ tôi đã gắn bó với dòng sông. Tôi mê man đuổi theo những ngọn sóng trên sông, mê mải ngắm những con sông lúc triều lên xuống. Đó là những hình ảnh ghi vào đầu một thanh niên ngay từ nhỏ cho đến lúc trưởng thành.
Những con sông, những luồng sông cứ theo tôi mãi và gây xúc động cho tôi về mặt âm thanh và hình thức âm nhạc.
Tất cả những bài hát của tôi điều là những tiếng sóng, tiếng thở của dòng sông. Nhất là nếu nghe nhạc không lời của tôi sẽ càng thấy rõ điều đó. Tôi nghĩ rằng, dòng sông, ngọn sóng luôn luôn đem lại cho người ta một sinh lực dồi dào, luôn gợi lên một cái gì đó đang phát triển.
Cái chất chính trong tâm hồn là chất trong trẻo. Âm nhạc của tôi chỉ có những nét nhạc bay bổng nhất, vươn lên một cái gì đó đẹp nhất. Tôi mong muốn một thế giới đẹp trong đó con người được sống yên ổn, hiền hòa, nhân hậu, yêu thương vươn tới cái thiện, cái mĩ. Tôi suốt đời tìm kiếm, dấn thân cho cái thiện, cái mĩ của nền văn hóa riêng biệt của giống nòi ta.
Đỗ Bạch Mai
Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu sau:
Câu 1. Có người cho rằng nhạc sĩ phải học tiếng hát của những con chim: những con chim là thầy dạy âm nhạc. Vì sao ?
	a. Vì chim có giọng hót trong trẻo, thánh thót như tiếng đàn.
	b. Vì tiếng hót của chim rất hay.
	c. Vì tiếng hót của chim gợi cảm hứng sáng tác cho nhạc sĩ.
	d. Vì tiếng hót của chim âm thanh như tiếng hát.
Câu 2. Điều gì đã gây xúc động và tạo cảm hứng sáng tác cho nhạc sĩ Văn Cao?
	a. Tiếng hát của những con chim.
	b. Những ngọn sóng biển, những lúc triều dâng.
c. Những ngọn sóng biển trên sông, dòng sông lúc triều lên xuống.
d. Những tiếng gió thổi trên cánh đồng quê. 
Câu 3. Vì sao nhạc sĩ Văn Cao lại nói tất cả những sáng tác của ông đều là những tiếng sóng, tiếng thở của dòng sông?
	a. Vì nhà ở của nhạc sĩ Văn Cao ngay bên cạnh dòng sông.
	b. Vì ông thấy chúng luôn đem lại một sinh lực dồi dào và gợi lên một cái gì đó đang phát triển.
	c. Vì ông thấy dòng sông, ngọn sóng cũng mang hơi thở như con người.
	d. Vì từ nhỏ ông rất thích tắm sông.
Câu 4. Âm nhạc đã giúp Văn Cao truyền tới người nghe những gì?
	a. Những hình ảnh được ghi vào đầu một thanh niên ngay từ nhỏ.
	b. Những xúc động về mặt âm thanh và hình thức âm nhạc.
	c. Những tình cảm yêu mến thiên nhiên.
	d. Những nét nhạc bay bổng nhất, vươn lên một cái gì đó đẹp nhất. 
Câu 5. Trong hình ảnh “những con chim là thầy dạy âm nhạc” tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh nào?
	a. So sánh.
	b. Nhân hóa.
	c. Cả so sánh và nhân hóa.
	d. Không có sử dụng biện pháp nào cả.
Câu 6. Câu “Tất cả những bài hát của tôi đều là những tiếng sóng, tiếng thở của dòng sông.” là kiểu câu gì?
a. Câu kể.
	b. Câu cảm.
	c. Câu hỏi.
	d. Câu cầu khiến.
Câu 7: Tìm chủ ngữ, vị ngữ trong câu “Tôi mê man đuổi theo những ngọn sóng trên sông, mê mải ngắm những con sông lúc triều lên xuống”.
Chủ ngữ: 
Vị ngữ: ..
Câu 8: Tìm động từ trong câu “Nhất là nếu nghe nhạc không lời của tôi sẽ càng thấy rõ điều đó”. 
Động từ : 
HƯỚNG DẪN CHO ĐIỂM (TV khối 4)
I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi: 5 điểm
1. Đọc đúng tiếng, đúng từ: 1 điểm
	+ Đọc sai 2 đến 3 tiếng: 0,5 điểm
	+ Đọc sai trên 5 tiếng: 0 điểm
2. Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm
	+ Không ngắt nghỉ hơi đúng ở 2 đến 3 chỗ: 0,5 điểm
	+ Không ngắt nghỉ hơi đúng từ 4 chỗ trở lên: 0 điểm
3. Giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm
	+ Giọng đọc có biểu cảm tương đối: 0,5 điểm
	+ Giọng đọc không biểu cảm: 0 điểm.
4. Tốc độ đọc: 1 điểm
	+ Đọc đạt yêu cầu: 1 điểm.
	+ Đọc trên 1 phút: 0,5 điểm.
	+ Đọc trên 3 phút: 0 điểm
5. Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu: 2 điểm
	+ Trả lời chưa đủ ý hoặc chưa diễn đạt rõ ràng: 0,5 điểm
	+ Trả lời sai hoặc trả lời không được: 0 điểm.
II. Đọc thầm và làm bài tập: 5 điểm	
	Câu 1. a
	Câu 2. c 
	Câu 3. b
	Câu 4. d 
	Câu 5. c 
	Câu 6. a
 	(Mỗi câu đúng được 0,5 điểm)
	Câu 7. (1 điểm)
- Chủ ngữ: Tôi 
- Vị ngữ: mê man đuổi theo những ngọn sóng trên sông, mê mải ngắm những con sông lúc triều lên xuống”.
Câu 8. (1 điểm)
- Động từ: Nghe, thấy
PHÒNG GD-ĐT QUẬN 2
TRƯỜNG TH NGÔ QUYỀN
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II
Năm học: 2012 – 2013
MÔN : TIẾNG VIỆT (VIẾT) - KHỐI 4
---------&&&&&------------
1. Chính tả:
- GV đọc cho HS viết bài: “Con chuồn chuồn nước” trang 127, TV4 tập 2
(Đoạn từ đầu đến  lướt nhanh trên mặt hồ)
2. Tập làm văn:
	- Tả một con vật nuôi trong nhà mà em yêu thích
HƯỚNG DẪN CHO ĐIỂM
1 Chính tả: 5 điểm
	- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng theo quy định : 5 điểm
	- Viết sai chính tả một trong các lỗi sau: Sai âm, vần, dấu thanh, viết hoa không đúng qui định trừ 0,5 điểm
2 Tập làm văn: 5 điểm
	- Mở bài: (1 điểm)
+ Giới thiệu con vật sẽ tả
	- Thân bài : (3 điểm)
	+ Tả hình dáng : (1,5 điểm)
	+ Tả thói quen sinh hoạt và một vài hoạt động chính của con vật (1,5 điểm).
	- Kết bài : (1 điểm)
	+ Nêu cảm nghĩ của em đối với con vật.
* Đảm bảo các yêu cầu sau:
	- Viết được bài văn đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài theo yêu cầu, độ dài bài viết khoảng 12 câu.
	- Viết câu đúng ngữ pháp, trình bày bài viết sạch sẽ.
	- Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm: 4,5đ; 4đ; 3,5đ; 3đ; 2,5đ; 2đ; 1,5đ; 1đ; 0,5đ.
PHÒNG GD-ĐT QUẬN 2
TRƯỜNG TH NGÔ QUYỀN
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II
Năm học: 2012 – 2013
MÔN : TOÁN - KHỐI 4
---------&&&&&------------
	Đề bài: 
A. Phần 1:
Hãy khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Phân số bằng phân số nào dưới đây ?
a. 	 b. 	 c. 	 d. 
Câu 2: Rút gọn phân số ta được phân số tối giản là:
a. 	 b. 	 c. 	 d. 
Câu 3: Số thích hợp điền vào chỗ chấm để 1 tấn 32kg = .kg là:
a. 132	 b. 1320	 c. 1032	 d. 10 032
Câu 4: Số thích hợp điền vào chỗ chấm để 37 m2 9 dm2 = . dm2 là:
a. 3709 b. 379	 c. 37 009	 d. 3 790
Câu 5: Diện tích hình bình hành có độ dài đáy 30cm, chiều cao 23cm là:
	a. 690cm	 b. 69 cm2	 c. 69 dm2	d. 690 cm2
Câu 6: Chu vi hình vuông có cạnh 25cm là:
	a. 100cm	b. 625cm2	 c. 625cm	 d. 100cm2
B. Phần 2:
Làm các bài tập sau:
Câu 1: Điền dấu >; <; = thích hợp vào chỗ chấm:
a) 	 b) 
c) 	 d) 1 .. 
Câu 2: Tính: 
a. = 
b. = 
c. x = ..
	d. : = ..
Câu 3: Tìm x: 
Câu 4: Mẹ hơn con 30 tuổi. Tính tuổi của mẹ, tính tuổi của con, biết rằng tuổi con bằng tuổi mẹ.
.
................................................................................................................................
.
................................................................................................................................
.
................................................................................................................................
.
................................................................................................................................
HƯỚNG DẪN CHO ĐIỂM (Toán 4)
A. Phần 1:
Hãy khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1: b (0,5 điểm). 	Câu 2: d (0,5 điểm). 
Câu 3: c (0,5 điểm). 	Câu 4: a (0,5 điểm). 
Câu 5: d (0,5 điểm). 	Câu 6: a (0,5 điểm). 
B. Phần 2:
Làm các bài tập sau:
Câu 1: Tính (2 điểm)
	a) 	 b) 
c) 	 d) 1 > 
Câu 2: Tính (2 điểm) 
 a. = = (0,5 điểm)	b. = = (0,5 điểm)
c. x = = (0,5 điểm)	d. : = (0,5 điểm)
Câu 3: (1 điểm). 
 x= 
 x= 
Câu 4: (2 điểm). 	Giải
 Hiệu số phần bằng nhau là: 	 
 5 – 3 = 2 (phần) (0,25 điểm)
 Tuồi con là: (0,25 điểm)
 30 : 3 x 2 = 20 (tuổi) (0,5 điểm)
 Tuổi mẹ là : (0,25 điểm)
 30 + 20 = 50 (tuổi) (0,5 điểm) 	Đáp số : Con 20 tuổi (0,25 điểm)
	 Mẹ 50 tuổi
PHÒNG GD-ĐT QUẬN 2
TRƯỜNG TH NGÔ QUYỀN
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ HỌC KÌ II
Năm học: 2012 – 2013
MÔN : KHOA HỌC - KHỐI 4
---------&&&&&------------
Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
Câu 1: Tại sao người ta phải sục khí vào trong bể cá?
	a. Để cung cấp khí các-bô-níc cho cá.
	b. Để cung cấp khí ni-tơ cho cá.
	c. Để cung cấp hơi nước cho cá.
	d. Để cung cấp khí ô-xi cho cá.
Câu 2: Một cái chuông đồng hồ báo thức đang phát ra tiếng kêu thì được cho vào một túi ni lông rồi bịt kín. Điều gì sẽ xảy ra?
	a. Không thể nghe được vì không khí không lọt qua túi.
	b. Trong túi sẽ hết không khí vì chuông kêu sẽ hút hết không khí. 
	c. Vẫn nghe thấy tiếng chuông vì âm thanh có thể lan truyền qua túi. 
	d. Âm thanh sẽ làm vỡ túi vì bị dồn nén.
Câu 3 : Vật nào sau đây tự phát sáng ?
	a. Trái đất.
	b. Mặt trời.
	c. Mặt trăng.
	d. Cả ba vật kể trên.
Câu 4 : Điều gì có thể xảy ra nếu ta sống nơi thường xuyên có tiếng ồn. Ý nào em cho là không đúng ?
	a. Không có hại vì ta có thể quen dần.
	b. Tai có thể nghe kém.
	c. Gây đau đầu, mất ngủ.
	d. Làm suy nhược thần kinh.
Câu 5 : Nối thông tin ở cột A với thông tin ở cột B sao cho phù hợp :
A 	B
a. Chống rét cho cây
1. Tưới cây, che giàn
b. Chống rét cho động vật
2. Cho uống nhiều nước, chuồng trại thoáng mát.
c. Chống nóng cho cây
3. Ủ ấm cho gốc cây bằng rơm rạ.
d. Chống nóng cho động vật
4. Cho ăn nhiều chất bột, chuồng trại kín gió.
Câu 6 : Một số phát biểu về vai trò của ánh sáng mặt trời. Đúng ghi Đ, sai ghi S 
	a) Con người có thể làm ra ánh sáng nhân tạo nên không cần ánh sáng mặt 
 trời.
	b) Nhờ có ánh sáng mặt trời mà thực vật xanh tốt, con người và động vật 
 khỏe mạnh.	
	c) Chỉ có những động vật kiếm ăn vào ban ngày mới cần ánh sáng mặt 
 trời.
	d) Các loài thực vật khác nhau có thể có nhu cầu về ánh sáng khác nhau. 
 Có cây ưa sáng, có cây ưa bóng râm.
Câu 7: Kể tên 2 vật dẫn nhiệt tốt, 2 vật dẫn nhiệt kém.
Câu 8 : Hãy nêu những yếu tố cần để duy trì sự sống của động vật.
HƯỚNG DẪN CHO ĐIỂM
Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Câu 1. d 	Câu 2. c 	Câu 3. b 	Câu 4. a
(Mỗi câu khoanh đúng được 0,5 điểm)
Câu 5. 2 điểm
	1 – c 	2 – d 	3 – a 	4 – b 	 
Câu 6. 2 điểm
a. S b. Đ c. S d. Đ 
Câu 7. 2 điểm
	- Vật dẫn nhiệt tốt: Đồng, nhôm,
	- Vật dẫn nhiệt kém: Không khí, bông, len,..
	Câu 8. 2 điểm
	- Nước uống, thức ăn, không khí, ánh sáng.
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ HỌC KÌ II
Năm học: 2012 – 2013
MÔN : LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ - KHỐI 4
---------&&&&&------------
A. PHẦN LỊCH SỬ:
Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
Câu 1: Cố đô Huế được UNESCO nhận là Di sản Văn hóa thế giới vào ngày, tháng, năm nào?
 	a. Ngày 12 – 11 – 1993 
	b. Ngày 5 – 12 – 1999 
	c. Ngày 11 – 12 - 1993
	d. Ngày 7 – 12 – 1995 
Câu 2: Các vua nhà Nguyễn thường quan tâm đến việc xây dựng các công trình gì?
	a. Trường học 
	b. Chùa chiền
 	c. Đê điều
d. Lăng tẩm 
Câu 3: Hãy nối tên các nhân vật lịch sử ở cột A với các sự kiện và nhận định ở cột B sao cho đúng.
1. Hồ Quý Ly
a. Bình ngô đại cáo phản ánh khí phách anh hùng và lòng tự hào dân tộc
A 	 B 	
	B
2. Lê Lợi
b. Đại phá quân Thanh
c. Hồng Đức quốc âm thi tập, tác phẩm thơ Nôm nổi tiếng
3. Lê Thánh Tông
d. Khởi nghĩa Lam Sơn.
4. Nguyễn Trãi
e. Đổi tên nước là Đại Ngu
5 Quang Trung.
Câu 4: Nhà Hậu Lê đã làm gì để khuyến khích học tập?
.
B. PHẦN ĐỊA LÍ:
	Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
Câu 1: Ở đồng bằng duyên hải miền Trung:
	a. Dân cư tập trung đông đúc, chủ yếu là người Kinh.
	b. Dân cư tập trung khá đông đúc, chủ yếu là người Kinh, người Chăm.	c. Dân cư thưa thớt, chủ yếu là người Kinh, người Chăm.
	d. Dân cư thưa thớt, chủ yếu là dân tộc ít người.
Câu 2: Ý nào dưới đây không phải là điều kiện để đồng bằng Nam Bộ trở thành vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước?
	a. Đất đai màu mỡ.
	b. Khí hậu nắng nóng quanh năm.
	c. Có nhiều đất chua, đất mặn.
	d. Người dân tích cực sản xuất.
Câu 3 : Hãy điền vào ô trống chữ Đ trước ý đúng, chữ S trước ý sai: 
	a) Đồng bằng Nam Bộ là đồng bằng lớn thứ hai cả nước.
	b) Đồng bằng Nam Bộ do phù sa của hệ thống sông Mê Công và sông 
 Đồng Nai bồi đắp.
c) Các đồng bằng duyên hải miền Trung nhỏ, với những cồn cát và đầm phá. 
d) Nghề chính của cư dân đồng bằng duyên hải miền Trung là khai thác dầu
 khí và trồng các loại rau xứ lạnh. 
Câu 4 : Hãy nêu vai trò của biển Đông đối với nước ta.
HƯỚNG DẪN CHO ĐIỂM
A. PHẦN LỊCH SỬ: (5 điểm)
Câu 1: Chọn ý c (0,5 điểm)
Câu 2: Chọn ý d (0,5 điểm)
 Câu 3: (2,5 điểm)
	1 – e
	2 – d
	3 – c
	4 – a 
	5 – b 
Câu 4: (1,5 điểm)
	Để khuyến khích việc học tập nhà Hậu Lê đã:
	- Đặt ra lễ xướng danh (lễ đọc tên người đỗ).
	 	- Lễ vinh quy (lễ đón rước người đỗ cao về làng).
	- Khắc tên tuổi người đỗ cao vào bia đá dựng ở Văn Miếu.
B. PHẦN ĐỊA LÍ: (5 điểm)
Câu 1: Chọn ý b (0,5 điểm)
	Câu 2: Chọn ý c (0,5 điểm)
 	Câu 3: (2 điểm)
S
Đ
Đ
S
Câu 4: (2 điểm)
- Biển Đông có vai trò điểu hòa khí hậu
- Là kho muối vô tận
- Có nhiều khoáng sản, hải sản quý
- Có nhiều bãi biển đẹp, nhiều vũng, vịnh, thuận lợi cho việc phát triển du lịch và xây dựng các cảng biển.

File đính kèm:

  • docDE THI CKII 20122013.doc