Đề kiểm tra học kì II Giáo dục công dân Lớp 8 - Năm học 2012-2013 - Trường THCS Gia An

doc5 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 328 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì II Giáo dục công dân Lớp 8 - Năm học 2012-2013 - Trường THCS Gia An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Gia An Bài làm kiểm tra học kì II
Họ và tên : 	Năm học 2012-2013
Lớp 8.	Môn: GDCD- Thời gian: 45 phút
	Ngày kiểm tra:
Điểm
Nhận xét của thầy cô giáo
Họ và tên GT 1
Chữ kí:
Họ và tên GT 2
..
Chữ kí:
Đề:
I/Trắc nghiệm: (3đ)
Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng:
Câu 1: (0,5điểm) Quyền sở hữu tài sản của công dân gồm:
Quyền bảo quản, giữ gìn.
Quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt.
Quyền cưỡng chế, giáo dục, thuyết phục
Quyền khiếu nại, tố cáo.
Câu 2: (0,5điểm) Cơ quan có quyền lập hiến và lập pháp là:
A.Hội đồng nhân dân
B.Chính phủ.
C.Quốc hội
D.Ủy ban nhân dân. 
 Câu 3: (1điểm) Hoàn chỉnh khái niệm sau bằng cách điền từ ngữ đã được giải thích vào dấu chấm () trong các câu sau:
 A. .. là tên của một loại vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người.
 B. .. là quyền của công dân , báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về một vụ, việc vi phạm pháp luật.
 C. .. là quyền khai thác giá trị sử dụng của tài sản và hưởng lợi từ các giá trị sử dụng tài sản đó.
 D. .. là luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
Câu 4: (1điểm) Chọn tên bài học ở cột A sao cho phù hợp nội dung cột B rồi điền vào cột trả lời
Cột A
Cột B
Trả lời
1. Phòng chống tệ nạn xã hội
A.Công dân được tham gia bàn bạc, thảo luận , đóng góp ý kiến vào những vấn đề chung của đất nước, xã hội.
1+ 
2.Quyền tự do ngôn luận
B. Bảo vệ đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước tài nguyên, vùng biển.
2+ 
3. Nghĩa vụ bảo vệ tài sản nhà nước.
C. HIV/ AIDS đang là một đại dịch của thế giới và của Việt Nam.
3+ 
4. Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
D. Cấm đánh bạc bất cứ hình thức nào.
4+ 
E. Là các qui tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành.
 II.Tự luận: 7đ
 Câu 5: (3điểm) Em hãy nêu đặc điểm của pháp luật? So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa đạo đức và pháp luật(Cơ sở hình thành, Hình thức thực hiện,biện pháp đảm bảo thực hiện)?
Câu 6: (2điểm). Hiến pháp 1992 gồm bao nhiêu chương? Bao nhiêu điều? Nội dung của Hiến pháp qui định vấn đề gì?
Câu 7: (2điểm): Tình huống
Ông Tám được giao phụ trách máy photocopy của cơ quan. Ông giữ gìn rất cẩn thận thường xuyên lau chùi, bảo quản và không cho ai sử dụng. Ngoài những việc của cơ quan ông thường nhận tài liệu thu nhỏ để thí sinh dễ mang vào phòng thi. Việc làm của ông Tám đúng ở điểm nào? Sai ở điểm nào?
	Bài làm
........................................................................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................
ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM
I.Trắc nghiệm: (3đ)
Câu 1: B (0,5đ)	Câu 2: C (0,5đ)
Câu 3: 
A. HIV (0,25đ) 	B. Quyền tố cáo (0,25đ) 
C. Quyền sử dụng (0,25đ)	D. Hiến pháp (0,25đ)
Câu 4 : 1+ D (0,25đ), 	2+ A(0,25đ), 	3+B(0,25đ), 	4+ E(0,25đ)
II.Tự luận: 7đ
Câu 5 : Đặc điểm của pháp luật:
a.Tính quy phạm phổ biến: các quy định của pháp luật là thước đo hành vi của mọi người trong xã hội quy định khuôn mẫu, những qui tắc xử sự chung mang tính phổ biến. (0,5đ)
b. Tính xác định chặt chẽ: các điều luật được qui định rõ ràng, chính xác, chặt chẽ, thể hiện trong các văn bản pháp luật. (0,5đ)
c. Tính bắt buộc (tính cưỡng chế): Pháp luật do nhà nước ban hành, mang tính quyền lực nhà nước, bắt buộc mọi người đều phải tuân theo, ai qui phạm sẽ bị nhà nước xử lí theo quy định (0,5đ).
So sánh: 
Đạo đức
Pháp luật
Cơ sở hình thành
Đúc kết từ thực tế cuộc sống và nguyện vọng của nhân dân qua nhiều thế hệ.
Do nhà nước ban hành.
Hình thức thể hiện
Các câu ca dao, tục ngữ, các câu châm ngôn
Các văn bản pháp luật như bộ luật, luật... trong đó quy định các quyền, nghĩa vụ của công dân, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước.
Biện pháp đảm
bảo thực hiện
Tự giác, thông qua tác động của dư luận xã hội lên án, khuyến khích, khen, chê...
Bằng sự tác động của Nhà nước thông qua tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục hoặc răn đe, cưỡng chế và xử lí các hành vi vi phạm.
-Cơ sở hình thành(0,5đ), Hình thức thể hiện(0,5đ), Biện pháp đảm
bảo thực hiện(0,5 đ)
Câu 6: Hiến pháp năm 1992 gồm 12 chương, 147 điều.(0,5đ)
Nội dung hiến pháp qui định những vấn đề nền tảng, những nguyên tắc mang tính định hướng của đường lối xây dựng, phát triển đất nước: bản chất nhà nước, chế độ chính trị, chế độ kinh tế, chính sách văn hóa xã hội, quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân, tổ chức bộ máy nhà nước.(1,5đ)
Câu 7 : 
Điều đúng của ông Tám: giữ gìn cẩn thận, thường xuyên lau chùi, bảo quản tài sản được giao(1đ)
Điều sai của ông Tám: sử dụng tài sản được nhà nước giao quản lí vào công việc bất hợp pháp(in thu nhỏ tài liệu cho thí sinh dễ mang vào phòng thi) vì mục đích kiếm lời cho cá nhân (1đ)
Duyệt của tổ trưởng	Giáo viên bộ môn
 Lê Thị Lan	Võ Thị Thu Hà
	Duyệt của BGH	
MA TRẬN ĐỀ THI GDCD 8- HK II- NĂM HỌC 2012-2013
Nội dung bài
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng 
Tổng số
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1.Phòng chống tệ nạn xã hội
C4
(0,25đ)
2
2.Phò ng chống nhiễm HIV/AIDS
C3
(0,25đ)
3.Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác
C1
(0,5đ)
C3
(0,25đ)
2
5.Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng
C4
(0,25đ)
C7
(2đ)
3
6.Quyền khiếu nại tố cáo của công dân
C3
(0,25đ)
1
7.Quyền tự do ngôn luận
C4
(0,25đ)
1
8.Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
C2
(0,5đ)
C6 (2,0đ)
2
9.Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
C3
(0,25đ)
C5
(1,5đ)
C4
(0,25đ)
C5
(1,5đ)
4
Tổng số câu
6
2
3
1
1
Tổng số điểm
2
3,5
1
1,5
2

File đính kèm:

  • docđề thi GDCD 8 II.doc