Đề kiểm tra học kì II Khoa học, Tiếng việt Lớp 5

doc11 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 255 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì II Khoa học, Tiếng việt Lớp 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra cuối học kì II- Năm học: 2008-2009
Môn: Khoa học - Lớp 5
Thời gian làm bài: 50 phút
I. Trắc nghiệm
Khoanh tròn vào trước câu trả lời đúng:
Câu 1 (1 điểm). Các cơ quan sinh dục cái và cơ quan sinh dục đực của thực vật có hoa là:
A. Đài hoa và cánh hoa.
B. Nhị và nhụy.
C. Đài hoa và bao phấn.
D. Nhuỵ hoa và cánh hoa.
Câu 2 (1 điểm). Hoa có chức năng gì đối với loài thực vật có hoa?
A. Sinh sản
B. Quang hợp
C. Vận chuyển nhựa cây
D. Hút nước và chất khoáng
Câu 3 (1 điểm). Trong sự sinh sản của thực vật có hoa, bầu nhuỵ phát triển thành:
A. Quả chứa hạt
B. Phôi nằm trong hạt
C. Hạt phấn
D. Noãn
II. Tự luận
Câu 4 (2 điểm). Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:
a) Hoa là cơ quan...................................của những loài thực vật có hoa. Cơ quan sinh dục đực gọi là....................................Cơ quan sinh dục cái gọi là........................
b) Đa số loài vật chia thành hai giống.........................................Con đực có cơ quan sinh dục đực tạo ra.................................................Con cái có cơ quan sinh dục cái tạo ra......................................
Câu 5 (2 điểm). Điền tên các con vật cho sẵn dưới đây vào cột cho phù hợp: cá vàng, cá heo, cá sấu, chim, dơi, chuột, khỉ, bướm.
Động vật đẻ trứng
Động vật đẻ con
Câu 6 (3 điểm). Thế nào là môi trường? Nêu tên các thành phần của môi trường làng quê?
Đáp án - Biểu điểm
Câu 1.
Câu 2. Mỗi ý đúng cho 1 điểm
Câu 3.
Đáp án
1- B ; 2 - A ; 3 - A
Câu 4 (2điểm). Mỗi ý đúng cho 1 điểm
Đáp án: Các từ lần lượt là: 
a) (1) sinh sản ; (2) nhị ; (3) tinh trùng
b) (4) giống đực và giống cái ; (5) tinh trùng ; (6) trứng
Câu 5. (2 điểm)
Động vật đẻ trứng
Động vật đẻ con
Cá vàng
Cá heo
Cá sấu
Dơi
Bướm
Chuột
Chim
Khỉ
Câu 6 (3 điểm)
Đề kiểm tra cuối học kì II- Năm học: 2008-2009
Môn: Khoa học - Lớp 5
Thời gian làm bài: 50 phút
Đề bài
I. Trắc nghiệm: Điền dấu x vào trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa là gì?
Rễ 	Lá
Thân	Hoa
Câu 2. Cơ quan sinh dục đực của thực vật có hoa gọi là gì?
	Nhị
	Nhuỵ
Câu 3. Thú là loại động vật gì?
	Đẻ trứng
	Đẻ con
II. Phần tự luận:
Câu 1: Nhận xét gì về sự sinh sản của thú và chim và sự nuôi con của chim và thú?
Câu 2: Môi trường là gì? Môi trường nhân tạo gồm những thành phần nào? Cho ví dụ?
Câu 3: Môi trường tự nhiên cung cấp cho con người những gì? Môi trường tự nhiên nhận từ con người những gì?
ĐÁP ÁN
I. Trắc nghiệm: (3 điểm)
- Mỗi câu cho 1 điểm
Câu 1. Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa là gì?
Rễ 	Lá
Thân	Hoa
Câu 2. Cơ quan sinh dục đực của thực vật có hoa gọi là gì?
	Nhị 	Nhuỵ
Câu 3. Thú là loại động vật gì?
	Đẻ trứng 	Đẻ con
II. Phần tự luận:
Câu 1: 2 điểm
Câu 2: 3 điểm
Câu 3: 2 điểm
Câu 1: Sự sinh sản của thú và chim có sự khác nhau:
- Chim: đẻ trứng, ấp trứng và trứng nở thành con.
- Thú: hợp tử phát triển trong bụng mẹ, bào thai của thú con lớn lên trong bụng mẹ.
 * Sự nuôi con của chim và thú:
- Chim nuôi con bằng thức ăn tự kiếm, thú lúc đầu nuôi con bằng sữa. Cả chim và thú đều nuôi con cho đến khi con của chúng có thể tự kiếm ăn.
Câu 2: Môi trường là tất cả những gì trên trái đất này: Biển cả, sông ngòi, ao hồ, đất đai, 
 sinh vật, khí quyển, ánh sáng, nhiệt độ...
 - Môi trường nhân tạo gồm các thành phần do con người tạo ra như: làng mạc, thành phố, nhà máy, công trường, trường học, công viên, các khu vui chơi, giải trí.
Câu 3: Môi trường tự nhiên cung cấp cho con người: thức ăn, nước uống, khí thở, nơi ở, nơi làm việc, khu vui chơi giải trí các tài nguyên thiên nhiên phục vụ đời sống của con người.
- Môi trường tự nhiên nhận từ con người các chất thải.
ĐỀ THI MÔN TIẾNG VIỆT (PHẦN ĐỌC - HIỂU) - Lớp 5
 Năm 2008-2009
A. ĐỌC TIẾNG (5điểm)
 - Cho HS đọc các bài tập đọc:
1. Một vụ đắm tàu - Trang 108
2. Con gái - Trang 112
3. Thuần phục sư tử - Trang 117
4. Tà áo dài Việt Nam - Trang 122
5. Công việc đầu tiên - Trang 126
6. Bầm ơi - Trang 130
- HS đọc đoạn văn ở bài tập đọc và trả lời câu hỏi trong nội dung đoạn đọc đó.
Câu 1: Giu-li-ét-ta chăm sóc Ma-ri-ô như thế nào khi bạn bị thương?
Câu 2: Quyết định nhường bạn xuống xuồng cứu nạn của Ma-ri-ô nói lên điều gì về cậu bé?
Câu 3: Những chi tiết nào trong bài cho thấy ở làng quê Mơ vẫn còn tư tưởng xem thường con gái?
Câu 4: Những chi tiết nào chứng tỏ Mơ không thua gì các bạn trai?
Câu 5: Ha-li-ma đến gặp giáo sĩ để làm gì?
Câu 6: Theo vị giáo sĩ, điều gì đã làm nên sức mạnh của người phụ nữ?
Câu 7: Chiếc áo dài có vai trò thế nào trong trang phục của người phụ nữ Việt Nam xưa?
Câu 8: Chiếc áo dài tân thời có gì khác với chiếc áo dài cổ truyền?
Câu 9: Điều gì gợi cho anh chiến sĩ nhớ tới mẹ?
Câu 10: Tìm hình ảnh so sánh thể hiện tình cảm mẹ con thắm thiết sâu nặng.
B. ĐỌC HIỂU (5điểm)
- Đọc bài: "Tà áo dài Việt Nam" sách tiếng Việt lớp 5 tập II- trang 122.
Câu 1: (1 điểm). Chiếc áo dài tân thời khác với chiếc áo dài cổ truyền như thế nào?
Câu 2: (1 điểm). Vì sao áo dài được coi là biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam?
Câu 3: (1 điểm). Dùng dấu phẩy ngăn cách các bộ phận trong các câu sau:
a) Những chiếc xe vận tải nhẹ xe lam xe xích lô máy nườm nượp chở hàng hoá vào chợ.
b) Chào mào sáo sậu sáo đen đàn đàn lũ lũ gọi nhau trêu ghẹo nhau trò chuyện ríu rít.
Câu 4: (1 điểm). Hãy ghi các phẩm chất trong ngoặc vào ô trống để làm nổi bật đặc điểm của mỗi giới.
(dũng cảm, dịu dàng, cao thượng, năng nổ, khoan dung, nhân hậu, dễ thích ứng với hoàn cảnh, cần mẫn, giàu tình cảm, mạnh mẽ).
Nam
 Nữ
...............................................
................................................
...............................................
.................................................
Câu 5: (1 điểm). Khoanh vào chữ cái trước chi tiết thể hiện quan niệm xem thường con gái trong bài: "Con gái"
a) Mơ cặm cụi tưới rau, chẻ củi, nấu cơm giúp mẹ.
b) Các bạn bảo con gái chẳng được tích sự gì.
c) Dì Hạnh bảo: "Lại một vịt trời".
d) Đêm, Mơ trằn trọc không ngủ.
đ) Cả bố và mẹ có vẻ hơi buồn khi mẹ sinh thêm một bé gái.
ĐÁP ÁN
A. ĐỌC TIẾNG (5điểm)
Câu 1: Thấy Ma-ri-ô bị sóng lớn ập tới, xô cậu ngã dúi, Giu-li-ét-ta hoảng hốt chạy lại, quỳ xuống bên bạn, lau máu trên trán bạn, dịu dàng gỡ chiếc khăn đỏ trên mái tóc để băng vết thương cho bạn.
Câu 2: Ma-ri-ô có tâm hồn cao thượng, nhường sự sống cho bạn, hi sinh bản thân vì 
 bạn.
Câu 3: Thể hiện qua câu nói của dì Hạnh khi mẹ sinh con gái: “Lại một vịt trời nữa”. Câu nói thể hiện sự thất vọng.
- Thể hiện qua chi tiết: “Cả bố và mẹ đều có vẻ buồn buồn” vẻ mặt buồn đó thể hiện bố mẹ Mơ cũng thích con trai, xem nhẹ con gái.
Câu 4: Các chi tiết là:
 • Ở lớp, Mơ luôn là học sinh giỏi.
 • Đi học về Mơ tưới rau, chẻ củi giúp mẹ.
 • Bố đi công tác, mẹ mới sinh em bé, Mơ làm hết công việc gia đình.
 • Mơ dũng cảm lao xuống ngòi nước cứu Hoan.
Câu 5: - Vì nàng muốn vị giáo sĩ cho lời khuyên: làm thế nào để chồng nàng hết cau 
có, gắt gỏng, gia đình trở lại hạnh phúc như trước.
Câu 6: - Bí quyết làm nên sức mạnh của người phụ nữ là trí thông minh, lòng kiên 
nhẫn và sự dịu dàng. 
Câu 7: Phụ nữ Việt Nam xưa hay mặc áo dài thẫm màu, phủ ra bên ngoài những lớp áo 
cánh nhiều màu bên trong. Trang phục như vậy, chiếc áo dài làm cho phụ nữ trở nên tế nhị, kín đáo.
Câu 8: Chiếc áo dài tân thời khác với chiếc áo dài cổ truyền là: Áo dài cổ truyền có hai 
loại: áo tứ thân và áo năm thân. Áo tứ thân được may từ bốn mảnh vải, hai mảnh sau ghép liền giữa sống lưng, đằng trước là hai vạt áo, không có khuy, khi mặc bỏ buông hoặc buộc thắt vào nhau. Áo năm thân như áo tứ thân nhưng vạt trước bên trái may ghép từ hai thân vải nên rộng gấp đôi vạt phải.
 - Áo dài tân thời là chiếc áo dài cổ truyền được cải tiến, chỉ gồm hai thân vải phía trước và phía sau. Chiếc áo tân thời vừa giữ được phong cách dân tộc tế nhị, kín đáo; vừa mang phong cách hiện đại phương Tây.
Câu 9: Điều gợi cho anh chiến sĩ nhớ tới mẹ là: Cảnh chiều đông mưa phùn, gió bấc 
làm anh chiến sĩ thầm nhớ tới người mẹ nơi quê nhà. 
Câu 10: Những hình ảnh so sánh thể hiện tình cảm mẹ con thắm thiết, sâu nặng là: 
- Tình cảm của mẹ với con: Mạ non bầm cấy mấy đon
Ruột gan bầm lại thương con mấy lần.
- Tình cảm của con với mẹ: Mưa phùn ướt áo tứ thân
Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu!
 Những hình ảnh so sánh ấy thể hiện tình cảm mẹ con thắm thiết, sâu nặng: mẹ thương con, con thương mẹ.
B. ĐỌC HIỂU
Câu 1: (1điểm). Chiếc áo dài tân thời khác chiếc áo dài cổ truyền là: 
 * Áo dài tân thời: Là chiếc áo dài cổ truyền được cải tiến, chỉ gồm hai thân vải 
phía trước và phía sau. Chiếc áo tân thời vừa giữ được phong cách dân tộc tế nhị, 
kín đáo; vừa mang phong cách hiện đại phương Tây. (0,5 đ)
 * Áo dài cổ truyền: Có hai loại áo tứ thân và áo năm thân. 
 + Áo tứ thân: Được may từ bốn mảnh vải, hai mảnh sau ghép liền giữa sống lưng, đằng trước là hai vạt áo, không có khuy, khi mặc bỏ buông hoặc buộc thắt vào nhau. 
 + Áo năm thân: Như áo tứ thân nhưng vạt trước bên trái may ghép từ hai thân vải, nên rộng gấp đôi vạt phải. (0,5 đ)
 Câu 2: (1 điểm). Áo dài được coi là biểu tượng cho y phục truyền vì:
+ Chiếc áo dài thể hiện phong cách tế nhị, kín đáo của phụ nữ Việt Nam (0,4đ)
+ Vì phụ nữ Việt Nam ai cũng thích mặc áo dài (0,2đ)
+ Vì phụ nữ Việt Nam như đẹp hơn, tự nhiên, mềm mại và thanh thoát hơn trong chiếc áo dài. (0,4đ)
Câu 3: (1 điểm). 
a) Những chiếc xe vận tải nhẹ, xe lam, xe xích lô máy nườm nượp chở hàng hoá vào chợ.
b) Chào mào, sáo sậu, sáo đen, đàn đàn lũ lũ gọi nhau, trêu ghẹo nhau, trò chuyện ríu rít.
Câu 4: (1 điểm). 
- Nam: dũng cảm, cao thượng, năng nổ, dễ thích ứng với hoàn cảnh, mạnh mẽ. (0,5đ)
- Nữ: dịu dàng, cần mẫn, khoan dung, nhân hậu, giàu tình cảm. (0,5đ)
Câu 5: (1 điểm). Khoanh vào b, c, đ
ĐỀ THI MÔN TIẾNG VIỆT (PHẦN ĐỌC - HIỂU) - Lớp 5
 Năm 2008-2009
A. ĐỌC TIẾNG (5điểm)
 - Cho HS đọc các bài tập đọc:
1. Một vụ đắm tàu - Trang 108
2. Con gái - Trang 112
3. Thuần phục sư tử - Trang 117
4. Tà áo dài Việt Nam - Trang 122
5. Công việc đầu tiên - Trang 126
6. Bầm ơi - Trang 130
- HS đọc đoạn văn ở bài tập đọc và trả lời câu hỏi trong nội dung đoạn đọc đó.
Câu 1: Giu-li-ét-ta chăm sóc Ma-ri-ô như thế nào khi bạn bị thương?
Câu 2: Quyết định nhường bạn xuống xuồng cứu nạn của Ma-ri-ô nói lên điều gì về cậu bé?
Câu 3: Những chi tiết nào chứng tỏ Mơ không thua gì các bạn trai?
Câu 4: Ha-li-ma đến gặp giáo sĩ để làm gì?
Câu 5: Theo vị giáo sĩ, điều gì đã làm nên sức mạnh của người phụ nữ? 
Câu 6: Chiếc áo dài có vai trò thế nào trong trang phục của người phụ nữ Việt Nam xưa? 
Câu 7: Vì sao áo dài được coi là biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam?
Câu 8: Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn?
Câu 9: Vì sao Út muốn được thoát li?
Câu 10: Điều gì gợi cho anh chiến sĩ nhớ tới mẹ?
B. ĐỌC HIỂU (5điểm)
- Đọc bài: "Công việc đầu tiên" sách tiếng Việt lớp 5 tập II- trang 126.
Câu 1: (1 điểm). Những chi tiết nào cho thấy chị Út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên này?
Câu 2: (1 điểm). Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn?
Câu 3: (1 điểm). Dùng dấu phẩy ngăn cách các bộ phận trong các câu sau:
a) Những chiếc xe vận tải nhẹ xe lam xe xích lô máy nườm nượp chở hàng hoá vào chợ.
b) Tre giữ làng giữ nước giữ mái nhà tranh giữ đồng lúa chín.
Câu 4: (1 điểm). Điền từ ngữ phù hợp nghĩa từ vào ô trống trong bảng:
Nghĩa từ
Từ
a. Không chịu khuất phục trước kẻ thù
b. Có tài năng, khí phách, làm nên những việc phi thường.
c. Chân thành và tốt bụng với mọi người.
d. Biết gánh vác, lo toan việc nhà.
Câu 5: (1 điểm). Khoanh vào chữ cái trước việc làm nổi bật của nhân vật trong truyện: "Con gái" làm mọi người thay đổi quan niệm về con gái:
a) Trên lớp, Mơ luôn luôn học giỏi.
b) Về nhà Mơ tưới rau, chẻ củi, nấu cơm giúp mẹ.
c) Mơ dũng cảm nhảy xuống nước cứu một bạn trai rơi xuống ngòi.
ĐÁP ÁN
A. ĐỌC TIẾNG (5điểm)
Câu 1: Thấy Ma-ri-ô bị sóng lớn ập tới, xô cậu ngã dúi, Giu-li-ét-ta hoảng hốt chạy lại, quỳ xuống bên bạn, lau máu trên trán bạn, dịu dàng gỡ chiếc khăn đỏ trên mái tóc để băng vết thương cho bạn.
Câu 2: Ma-ri-ô có tâm hồn cao thượng, nhường sự sống cho bạn, hi sinh bản thân vì bạn.
Câu 3: - Các chi tiết là: 
 • Ở lớp, Mơ luôn là học sinh giỏi.
 • Đi học về Mơ tưới rau, chẻ củi giúp mẹ.
 • Bố đi công tác, mẹ mới sinh em bé, Mơ làm hết công việc gia đình.
 • Mơ dũng cảm lao xuống ngòi nước cứu Hoan.
Câu 4: Vì nàng muốn vị giáo sĩ cho lời khuyên: làm thế nào để chồng nàng hết cau có, gắt gỏng, gia đình trở lại hạnh phúc như trước.
Câu 5: Bí quyết làm nên sức mạnh của người phụ nữ là trí thông minh, lòng kiên nhẫn và sự dịu dàng. 
Câu 6: Phụ nữ Việt Nam xưa hay mặc áo dài thẫm màu, phủ ra bên ngoài những lớp áo cánh nhiều màu bên trong. Trang phục như vậy, chiếc áo dài làm cho phụ nữ trở nên tế nhị, kín đáo.
Câu 7: Áo dài được coi là biểu tượng cho y phục truyền vì:
+ Chiếc áo dài thể hiện phong cách tế nhị, kín đáo của phụ nữ Việt Nam (0,4đ)
+ Vì phụ nữ Việt Nam ai cũng thích mặc áo dài (0,2đ)
+ Vì phụ nữ Việt Nam như đẹp hơn, tự nhiên, mềm mại và thanh thoát hơn trong chiếc áo dài. (0,4đ)
Câu 8: Chị Út đã nghĩ ra cách để rải hết truyền đơn là: Ba giờ sáng, chị giả đi bán cá như mọi bận. Tay bê rổ cá, bó truyền đơn giắt trên lưng quần. Chị rảo bước, truyền đơn từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ.
Câu9: Vì Út yêu nước, ham hoạt động,muốn làm được thật nhiều việc cho cách mạng.
Câu 10: Điều gợi cho anh chiến sĩ nhớ tới mẹ là: Cảnh chiều đông mưa phùn, gió bấc làm anh chiến sĩ thầm nhớ tới người mẹ nơi quê nhà. 
B. ĐỌC HIỂU
Câu 1: (1điểm). Út bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên,nửa đêm dậy ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.
Câu 2: (1 điểm). Chị Út đã nghĩ ra cách để rải hết truyền đơn là: Ba giờ sáng, chị giả đi bán cá như mọi bận. Tay bê rổ cá, bó truyền đơn giắt trên lưng quần. Chị rảo bước, truyền đơn từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ.
Câu 3: (1 điểm). 
a) Những chiếc xe vận tải nhẹ, xe lam, xe xích lô máy nườm nượp chở hàng hoá vào chợ.
b) Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.
Câu 4: (1 điểm). 
Nghĩa từ
Từ
a. Không chịu khuất phục trước kẻ thù
bất khuất 
b. Có tài năng, khí phách, làm nên những việc phi thường.
anh hùng
c. Chân thành và tốt bụng với mọi người.
trung hậu
d. Biết gánh vác, lo toan việc nhà.
đảm đang 
Câu 5: (1 điểm). Khoanh vào c
HƯỚNG DẪN CHẤM PHẦN ĐỌC TIẾNG - LỚP 5
1. Đọc đúng tiếng, đúng từ: (1đ)
+ Đọc sai từ 2 - 4 tiếng được 0,5 điểm
+ Đoc sai từ 5 tiếng trở lên 0 điểm
2. Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: (1đ)
+ Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 - 3 chỗ được 0,5 điểm
+ Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 5 chỗ trở lên 0 điểm
3. Giọng đọc lúc đầu có biểu cảm: (1đ)
+ Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm trừ 0,5 điểm
+ Giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm trừ 0 điểm
4. Tốc độ đọc đạt yêu cầu: (từ 1 đến dưới 2 phú): 1 điểm
+ Đọc hết 2 phút được 0,5 điểm
+ Đọc quá 2 phút 0 điểm
5. Trả lời câu hỏi đúng (1điểm)

File đính kèm:

  • docDe KT hoc ky 2 mon khoa tieng viet.doc