Đề kiểm tra học kì II khối : 10 Môn: ngữ văn năm học: 2008 – 2009 Trường THPT Dân Lập Đông Nam Á

doc2 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1343 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì II khối : 10 Môn: ngữ văn năm học: 2008 – 2009 Trường THPT Dân Lập Đông Nam Á, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD- ĐT HÀ NỘI

 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
TRƯỜNG THPT DÂN LẬP ĐÔNG NAM Á

 Khối : 10 
 Thời gian : 90 phút
 MÔN: NGỮ VĂN
 NĂM HỌC: 2008 – 2009

I.Tiếng việt ( 2 điểm )

Hãy xác định những phép tu từ được sử dụng trong các câu sau để tạo ra tính hình tượng cho ngôn ngữ nghệ thuật?
	Công cha như núi Thái Sơn
	Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
	( Ca dao )
	Chỉ có thuyền mới hiểu
	Biển mênh mông nhường nào
	Chỉ có biển mới biết
	Thuyền đi đâu về đâu
	( Xuân Quỳnh )

II. Làm văn ( 8 điểm )
Phân tích tâm trạng của Kiều được thể hiện trong các câu thơ sau:
	“Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh
	Giật mình, mình lại thương mình xót xa
	Khi sao phong gấm rủ là
	Giờ sao tan tác như hoa giữa đường
	Mặt sao dày gió dạn sương
	Thân sao bướm chán ong chường bấy thân
	Mặc người mưa Sở mây Tần
	Những mình nào biết có xuân là gì?”
	 ( Trích Nỗi thương mình – Truyện Kiều, Nguyễn Du )















ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Tiếng việt
phép so sánh.( 1 đ )
Phép ẩn dụ ( 1 đ )

Làm văn

YÊU CẦU:
* Hai câu đầu : Khi tỉnh rượu….thương mình xót xa.
-Bối cảnh Kiều bộc lộ tâm trạng của mình: Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh. Đây là khoảnh khắc hiếm hoi Kiều đối diện với chính mình, sống thực với mình nhất.
- Giật mình xót xa là nỗi niềm thương thân xót phận, nỗi bàng hoàng thảng thốt trước sự thay đổi thân phận quá nhanh từ người phụ nữ nết na trở thành gái lầu xanh.
* Bốn câu tiếp : Khi sao phong gấm….bướm chán ong chường bấy thân.
- Nguyễn Du đã miêu tả đối lập giữa quá khứ và hiện tại của Kiều: quá khứ được nâng niu, quí trọng bao nhiêu thì hiện tại phũ phàng, nghiệt ngã bấy nhiêu.
- Từ sao được lặp lại liên tiếp trong bốn câu vừa là câu nghi vấn vừa là câu cảm thán nhằm thể hiện tâm trạng đau xót trước hiện tại của Kiều: sống trong nhơ nhớp, ô nhục nhưng Kiều vẫn luôn ý thức về thân phận và nhân phẩm của mình.
* Hai câu cuối : Mặc người mưa….có xuân là gì?
- Nguyễn Du đã miêu tả đối lập giữa khách làng chơi và Kiều để thấy tuy Kiều phải tiếp khách lầu xanh nhưng Kiều luôn thờ ơ giống như người ngoài cuộc.
=> Tóm lại : Tám câu thơ trên là lời độc thoại nội tâm của Kiều diễn tả tâm trạng bẽ bàng, tủi hổ của Kiều trước cuộc sống nhơ nhớp chốn lầu xanh.
BIỂU ĐIỂM:
- Điểm 8 : Bài làm hoàn chỉnh về nội dung, đáp ứng yêu cầu của đề. Văn viết có cảm xúc.
 Phương pháp làm bài tốt, có sai sót vài lỗi chính tả, dùng từ.
 - Điểm 6 - 7 : Đảm bảo đầy đủ về phần nội dung
 Nắm vững phương pháp làm bài, có sai sót không đáng kể về lối chính tả, dùng từ.
Điểm 4 - 5 : Đảm bảo đầy đủ về nội dung nhưng bình luận chưa sâu.
 Nắm vững phương pháp làm bài song còn một số sai sót về lỗi diễn đạt và chính tả.
Điểm 2- 3 : Chưa đảm bảo đầy đủ về nội dung.
 Văn viết chưa lưu loát, còn sai sót về diễn đạt, chính tả.
Điểm 0- 1 : Lạc đề, bỏ giấy trắng.

 Ghi chú : Ưu tiên cho những bài viết có nhiều sáng tạo.


-

File đính kèm:

  • docde thi hkII .doc