Đề kiểm tra học kì II Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2010-2011 - Trường THCS Gia An

doc12 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 388 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì II Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2010-2011 - Trường THCS Gia An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ II
MÔN LỊCH SỬ 8 .
I/ Mục tiêu kiểm tra
1/ Kiến thức: giúp học sinh nắm vững những kiến thức sau
- Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối TK XIX
- Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế, xã hội ở Việt Nam 
-  Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu TK XX đến 1918: Nắm được thời gian các phong trào yêu nước chống Pháp trong những năm đầu TK XX đến 1918, Hiểu được những nét chính phong trào Đông Du,  Vì sao Nguyễn Tất Thành lại ra đi tìm đường cứu nước mới
2/ Kĩ năng
Rèn kĩ năng trình bày vấn đề, vận dụng kiến thức để phân tích ,đánh giá sự kiện
3/ Thái độ
Kiểm tra đánh giá thái độ, tình cảm học sinh đối với các sự kiện, nhân vật lịch sử
II/ Hình thức đề kiểm tra: Trắc ngiệm kết hợp tư luận
III/ Thiết lập ma trận 
chủ đề 
Biết 
Hiểu 
Vận dụng 
TN
TL
TN
TL
Vận dụng thấp 
Vận dụng cao 
TN
TL
TN
TL
  Chủ đề 1: Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối TK XIX 
- Lãnh đạo phái chủ chiến 
- Giai cấp tham gia KN Yên Thế 
- Các giai đoạn , khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương
 Số câu 
 1/2
1/2
  Số điểm 
 0.5 
 0.5 
Chủ đề 2:
Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế, xã hội ở Việt Nam 
 Những chuyển biến XH VN cuối TK XIX đầu TK XX
 Đời sống, thái độ cách mạng của các gia cấp, tầng lớp mới xuất hiện 
 Số câu 
 1
 1
  Số điểm 
 1
 2.5
Chủ đề 3:  Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu TK XX đến 1918 
 Nắm được thời gian các phong trào yêu nước chống Pháp trong những năm đầu TK XX đến 1918
 Hiểu được những nét chính phong trào Đông Du
 Vì sao Nguyễn Tất Thành lại ra đi tìm đường cứu nước mới 
 Số câu 
 1
 1
 1
  Số điểm 
 1
 2.5 
 2
 Tổng số câu
 2.5
 1
 0.5
1 
1 
 Tổng số điểm
 2.5
 2.5
 0.5
 2.5
 2
Tỷ lệ 
25%
25%
5%
25%
20%
	GVBM 
 	 Hoàng Thị Mỹ Hảo
TRƯỜNG THCS GIA AN BÀI LÀM KIỂM TRA HỌC KÌ II
Họ và tên 	Năm học: 2010-2011
Lớp 8 	 Môn: Lịch sử . Thời gian làm bài: 45 phút
	 Ngày kiểm tra: ..
Điểm
Nhận xét giáo viên
Giám thị 1
Giám thị 2
I.Trắc nghiệm (3đ)
Câu 1 (1đ) Khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng 
1.Giai cấp chủ yếu tham gia trong cuộc khởi nghĩa Yên thế là 
 A.văn thân, sỹ phu yêu nước C. võ quan
 B. địa chủ	 D.nông dân 
 2. Trong phong trào Cần Vương, cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất là 
A . khởi nghĩa Ba Đình
B. khởi nghĩa Hương Khê
C. khởi nghĩa Bãi Sậy
D. khởi nghĩa Yên Thế 
 3. Điểm nổi bật trong phong trào Cần Vương trong những năm 1888-1896 là 
A. phong trào thu hút đông đảo đồng bào miền núi tham gia
B. phong trào diễn ra lẻ tẻ 
C. phong trào quy tụ thành những cuộc khởi nghĩa lớn, có quy mô và tổ chức cao hơn 
D. phong trào diễn ra mạnh ở địa bàn Nghệ- Tĩnh
 4.Người chỉ huy cuộc phản công Pháp tại kinh thành Huế của phái chủ chiến là 
A. Tôn Thất Thuyết 
B. vua Hàm Nghi
C. Nguyễn Thiện Thuật
D. Phan Đình Phùng 
Câu 2(1đ) Nối thời gian và sự kiện sao cho phù hợp
A (Thời gian) 
B (Sự kiện)
C(Kết quả)
1/ Từ 1905-1909
A. Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế
1+
2/ Năm 1907
B. Cuộc vận động Duy Tân của Phan Châu Trinh
2+
3/ Năm 1908
C. Phong trào Đông Du 
3+
4/ Năm 1916 
D. Phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục
4+
E. Khởi nghĩa Hương Khê 
Câu 3 (1đ) Dùng các từ, cụm từ cho sẵn điền vào chỗ trống (..) để hoàn thành Những chuyển biến về xã hội Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX 
 ( tư sản, tiểu tư sản, phát triển, nghèo khổ, ít, thêm đông )
Giai cấp địa chủ phong kiến có số lượng ngày càng (1)  Nông dân lâm vào cảnh (2) , không lối thoát. Đô thị Việt Nam ra đời và (3)ngày càng nhiều . Tầng lớp (4)......  xuất hiện đông đảo, họ là những nhà thầu khoán, đại lí, chủ xí nghiệp, chủ xưởng, chủ hãng buôn
II Tự luận(7điểm)
Câu 4(2.5đ): Trình bày những nét chính về phong trào Đông Du ?
Câu 5 (2.5đ): Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX trong xã hội Việt Nam có những giai cấp, tầng lớp nào xuất hiện? Em hãy nhận xét đời sống và thái độ cách mạng của các giai cấp, tầng lớp đó?
Câu 6 (2đ): Vì sao Nguyễn Tất Thành lại ra đi tìm đường cứu nước mới?
BÀI LÀM
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ II
MÔN LỊCH SỬ 8 
I.Trắc nghiệm(3đ)
Câu 1 Chọn đáp án đúng (1đ) (Mỗi ý đúng được 0.25đ)
 1.D 2.B
 3.C 4.A
Câu 2 Nối cột (1đ) (Mỗi ý đúng được 0.25đ)
 1+C
 2+D 
 	3+B 
4+A
Câu 3 Điền vào chỗ trống (1đ) (Mỗi ý đúng được 0.25đ)
 1.thêm đông 
 2. nghèo khổ
 3. phát triển 
 4.tư sản
II. Tự luận(7đ)
Câu 4 (2.5đ) Phong trào Đông Du (1905-1909).
- 1904 Hội duy tân thành lập do Phan Bội Châu đứng đầu .Chủ chương dùng bạo động vũ trang đánh Pháp , khôi phục độc lập. (0.5đ)
- 1905 Phan Bội Châu sang Nhật cầu viện, cầu học. (0.5đ)
- Từ 1905 - 1908 phát động phong trào Đông Du, đưa 200 học sinh sang Nhật học (0.5đ)
- 9-1908 Thực dân Pháp cấu kết với Nhật trục xuất những người Việt Nam khỏi Nhật. (0.5đ)
 - Tháng 3/ 1909 phong trào hoàn toàn tan rã. (0.5đ)
Câu 5 (2.5 đ) 
- Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX đô thị Việt Nam phát triển. Một số giai cấp, tầng lớp mới xuất hiện: Tư sản, Tiểu tư sản thành thị, Công nhân (0.5đ)
- Tầng lớp tư sản : - có nguồn gốc là những nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, chủ xưởng, chủ hãng buôn. Họ bị các nhà tư sản Pháp chèn ép, chính quyền kìm hãm (0.25đ)
 - Một bộ phận nhỏ có tinh thần dân tộc nhưng sẵn sàng thỏa hiệp với Pháp nếu có những quyền lợi cho họ (0.5đ)
- Tầng lớp tiểu tư sản: - Chủ xưởng thủ công nhỏ, buôn bán nhỏ, viên chức cấp thấp(0.25đ)
 - Tích cực tham gia chống phong kiến, đế quốc. (0.25đ)
- Giai cấp Công nhân: - Phần lớn họ xuất thân từ nông dân ,bán sức lao động, làm công ăn lương(0.25đ)
 - Bị thực dân phong kiến và tư sản bóc lột, sớm có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ (0.5đ)
Câu 6(2đ)
- Sinh 19/ 5/ 1890 tại xã Kim Liên – Nam Đàn – Nghệ An, trong hoàn cảnh đất nước rơi vào tay Thực dân Pháp (0.5đ)
- Nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào cách mạng nổ ra liên tục song không giành thắng lợi. (0.5đ)
- Đau xót trước cảnh nước mất, nhà tan sự áp bức bóc lột của thực dân Pháp, trước sự thất bại của các phong trào yêu nước... Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước cho dân tộc. (1đ)
	GVBM 
 Hoàng Thị Mỹ Hảo
MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ II
MÔN LỊCH SỬ 8 .
I/ Mục tiêu kiểm tra
1/ Kiến thức: giúp học sinh nắm vững những kiến thức sau
- Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối TK XIX
- Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế, xã hội ở Việt Nam 
-  Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu TK XX đến 1918: Nắm được thời gian các phong trào yêu nước chống Pháp trong những năm đầu TK XX đến 1918, Hiểu được những nét chính phong trào Đông Kinh nghĩa thục,  Vì sao Nguyễn Tất Thành lại ra đi tìm đường cứu nước mới
2/ Kĩ năng
Rèn kĩ năng trình bày vấn đề, vận dụng kiến thức để phân tích ,đánh giá sự kiện
3/ Thái độ
Kiểm tra đánh giá thái độ, tình cảm học sinh đối với các sự kiện, nhân vật lịch sử
II/ Hình thức đề kiểm tra: Trắc ngiệm kết hợp tư luận
III/ Thiết lập ma trận 
chủ đề 
Biết 
Hiểu 
Vận dụng 
TN
TL
TN
TL
Vận dụng thấp 
Vận dụng cao 
TN
TL
TN
TL
  Chủ đề 1: Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối TK XIX 
- Lãnh đạo phái chủ chiến 
- Giai cấp tham gia KN Yên Thế 
- Các giai đoạn , khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương
 Số câu 
 1/2
1/2
  Số điểm 
 0.5 
 0.5 
Chủ đề 2:
Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế, xã hội ở Việt Nam 
 Những chuyển biến XH VN cuối TK XIX đầu TK XX
 Đời sống, thái độ cách mạng của các gia cấp, tầng lớp mới xuất hiện 
 Số câu 
 1
 1
  Số điểm 
 1
 2.5
Chủ đề 3:  Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu TK XX đến 1918 
 Nắm được thời gian các phong trào yêu nước chống Pháp trong những năm đầu TK XX đến 1918
 Hiểu được những nét chính phong trào Đông kinh nghĩa thục
 Vì sao Nguyễn Tất Thành lại ra đi tìm đường cứu nước mới 
 Số câu 
 1
 1
 1
  Số điểm 
 1
 2.5 
 2
 Tổng số câu
 2.5
 1
 0.5
1 
1 
 Tổng số điểm
 2.5
 2.5
 0.5
 2.5
 2
Tỷ lệ 
25%
25%
5%
25%
20%
	GVBM 
 	 Hoàng Thị Mỹ Hảo
TRƯỜNG THCS GIA AN BÀI LÀM KIỂM TRA HỌC KÌ II
Họ và tên.. Năm học: 2010-2011
Lớp 8 	 Môn: Lịch sử . Thời gian làm bài: 45 phút
	 Ngày kiểm tra: ..
Điểm
Nhận xét giáo viên
Giám thị 1
Giám thị 2
I.Trắc nghiệm (3đ)
Câu 1 (1đ) Khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng 
1. Trong phong trào Cần Vương, cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất là 
A . khởi nghĩa Ba Đình
B. khởi nghĩa Hương Khê
C. khởi nghĩa Bãi Sậy
D. khởi nghĩa Yên Thế 
2.Giai cấp chủ yếu tham gia trong cuộc khởi nghĩa Yên thế là 
 A.văn thân, sỹ phu yêu nước C. võ quan
 B. địa chủ	 D.nông dân 
3.Người chỉ huy cuộc phản công Pháp tại kinh thành Huế của phái chủ chiến là 
A. Tôn Thất Thuyết 
B. vua Hàm Nghi
C. Nguyễn Thiện Thuật
D. Phan Đình Phùng 
4. Điểm nổi bật trong phong trào Cần Vương trong những năm 1888-1896 là 
A. phong trào thu hút đông đảo đồng bào miền núi tham gia
B. phong trào diễn ra lẻ tẻ 
C. phong trào quy tụ thành những cuộc khởi nghĩa lớn, có quy mô và tổ chức cao hơn 
D. phong trào diễn ra mạnh ở địa bàn Nghệ- Tĩnh
 Câu 2(1đ) Nối thời gian và sự kiện sao cho phù hợp
A (Thời gian) 
B (Sự kiện)
C(Kết quả)
1/ Từ 1905-1909
A. Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế
1+
2/ Năm 1907
B. Cuộc vận động Duy Tân của Phan Châu Trinh
2+
3/ Năm 1908
C. Phong trào Đông Du 
3+
4/ Năm 1916 
D. Phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục
4+
E. Khởi nghĩa Hương Khê 
Câu 3 (1đ) Dùng các từ, cụm từ cho sẵn điền vào chỗ trống (..) để hoàn thành Những chuyển biến về xã hội Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX 
 ( tư sản, địa chủ phong kiến, tiểu tư sản, phát triển, nông dân, thêm đông )
Giai cấp (1)  đã đầu hàng và làm tay sai cho thực dân Pháp, có số lượng ngày càng đông.
 (2)  lâm vào cảnh nghèo khổ, không lối thoát, họ bị tước đoạt ruộng đất, ghánh chịu rất nhiều thứ thuế.
Đô thị Việt Nam ra đời và (3)ngày càng nhiều . Tầng lớp (4)......  xuất hiện đông đảo, họ là những nhà thầu khoán, đại lí, chủ xí nghiệp, chủ xưởng, chủ hãng buôn
II Tự luận(7điểm)
Câu 4 (2.5đ): Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX trong xã hội Việt Nam có những giai cấp, tầng lớp nào xuất hiện? Em hãy nhận xét đời sống và thái độ cách mạng của các giai cấp, tầng lớp đó?
Câu 5(2.5đ): Trình bày những nét chính về phong trào Đông Kinh nghĩa thục ?
Câu 6 (2đ): Vì sao Nguyễn Tất Thành lại ra đi tìm đường cứu nước mới?
BÀI LÀM
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ II
MÔN LỊCH SỬ 8 
I.Trắc nghiệm(3đ)
Câu 1 Chọn đáp án đúng (1đ) (Mỗi ý đúng được 0.25đ)
 1.B 2.D
 3.A 4.C
Câu 2 Nối cột (1đ) (Mỗi ý đúng được 0.25đ)
 1+C
 2+D 
 	3+B 
4+A
Câu 3 Điền vào chỗ trống (1đ) (Mỗi ý đúng được 0.25đ)
 1.địa chủ phong kiến 
 2.nông dân
 3. phát triển 
 4.tư sản
II. Tự luận(7đ)
Câu 4 (2.5 đ) 
- Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX đô thị Việt Nam phát triển. Một số giai cấp, tầng lớp mới xuất hiện: Tư sản, Tiểu tư sản thành thị, Công nhân (0.5đ)
- Tầng lớp tư sản : - có nguồn gốc là những nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, chủ xưởng, chủ hãng buôn. Họ bị các nhà tư sản Pháp chèn ép, chính quyền kìm hãm (0.25đ)
 - Một bộ phận nhỏ có tinh thần dân tộc nhưng sẵn sàng thỏa hiệp với Pháp nếu có những quyền lợi cho họ (0.5đ)
- Tầng lớp tiểu tư sản: - Chủ xưởng thủ công nhỏ, buôn bán nhỏ, viên chức cấp thấp(0.25đ)
 - Tích cực tham gia chống phong kiến, đế quốc. (0.25đ)
- Giai cấp Công nhân: - Phần lớn họ xuất thân từ nông dân ,bán sức lao động, làm công ăn lương(0.25đ)
 - Bị thực dân phong kiến và tư sản bóc lột, sớm có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ (0.5đ)
Câu 5 (2.5đ) Phong trào Đông Kinh nghĩa thục năm 1907
- Tháng 3- 1907 Lương Văn Can , Nguyễn Quyền lập trường học lấy tên Đông Kinh nghĩa thục. (0.5đ)
- Tổ chức diễn thuyết, bình văn, xuất bản sách báo tuyên truyền tinh thần yêu nước (0.5đ)
- Phạm vi hoạt động: Hà Nội, Hà Đông, Sơn Tây , Hưng Yên, Thái Bình.... (0.5đ)
- Tháng 11-1907 thực dân Pháp ra lệnh đóng của trường. (0.5đ)
- Ý nghĩa: Thức tỉnh lòng yêu nước, truyền bá tư tưởng dân chủ, dân quyền và một nền văn hoa1 mới ở nước ta (0.5đ)
Câu 6(2đ)
- Sinh 19/ 5/ 1890 tại xã Kim Liên – Nam Đàn – Nghệ An, trong hoàn cảnh đất nước rơi vào tay Thực dân Pháp (0.5đ)
- Nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào cách mạng nổ ra liên tục song không giành thắng lợi. (0.5đ)
- Đau xót trước cảnh nước mất, nhà tan sự áp bức bóc lột của thực dân Pháp, trước sự thất bại của các phong trào yêu nước... Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước cho dân tộc. (1đ)
	GVBM 
 Hoàng Thị Mỹ Hảo
ĐỀ CƯƠNG ÔN TÂP HỌC KÌ II . 
NĂM HỌC: 2010-2011
MÔN :SỬ 8
- Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối TK XIX
- Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX 
- Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế, xã hội ở Việt Nam 
-  Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu TK XX đến 1918
 GVBM 
 Hoàng Thị Mỹ Hảo

File đính kèm:

  • docthi hk II s 8.doc