Đề kiểm tra học kì II Lịch sử và Địa lí Lớp 4 - Năm học 2010-2011 - Trường Tiểu học Khánh Nhạc A

doc6 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 248 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì II Lịch sử và Địa lí Lớp 4 - Năm học 2010-2011 - Trường Tiểu học Khánh Nhạc A, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT YÊN KHÁNH
TRƯỜNG TH KHÁNH NHẠC A
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II
MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ - KHỐI 4
(Thời gian 40 phút)
Họ và tên:....
Lớp 4:; Trường tiểu học Khánh Nhạc A
Họ tên giáo viên dạy môn kiểm tra:.... 
Họ tên giáo viên coi bài kiểm tra
Họ tên giáo viên chấm bài kiểm tra
Điểm bài kiểm tra
Nhận xét của giáo viên chấm
I. PHẦN LỊCH SỬ:
A. ĐỀ BÀI TRẮC NGHIỆM
1: Nước Văn Lang tồn tại qua bao nhiêu đời vua Hùng:
A.Mười sáu đời 
 C. Hai mươi đời 
B. Mười tám đời 
D. Hai mươi hai đời
2: Quân Nam Hán sang xâm lược nước ta dưới sự chỉ huy của:
A. Tô Định
C. Triệu Đà 
B. Hoằng Tháo 
D. Trọng Thủy
3. Để chặn giặc trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền đã dùng kế :
 A. Xây kè trên sông để chặn thuyền giặc
 B. Cắm cộc gỗ đầu nhọn xuống nơi hiểm yếu trên sông Bạch Đằng
 C. Dùng mũi tên quấn rơm tẩm dầu để bắn vào thuyền giặc khi chúng tiến vào
 D. Cho thuyền của quân ta ra tận ngoài khơi đánh địch khi chúng vừa đến
4. Người đã có công tập hợp nhân dân dẹp loạn, thống nhất được đất nước là:
A. Lý Bí 
C. Đinh Bộ Lĩnh 
B. Triệu Quang Phục 
D. Phùng Hưng
5. Đinh Tiên Hoàng đóng đô ở đâu và đặt tên nước là gì?
 A. Đinh Tiên Hoàng đóng đô ở Gia Viễn (Ninh Bình) đặt tên nước là Đại Việt
 B. Đinh tiên Hoàng đóng đô ở Hoa Lư (Ninh Bình) đặt tên nước là Đại Cồ Việt
 C. Đinh Tiên Hoàng đóng đô ở Tức Mặc (Nam Định) , đặt tên nước là Đại Việt
 D. Đinh Tiên Hoàng đóng dô ở phú xuân (Huế) Đặt tên nước là Đại Việt
6. Dưới thời Trần, nhà nước đã đặt thêm chức quan gì để trông coi, đốc thúc việc tu sửa và đắp đê?
A. Đồn điền sứ.
C. Hà đê sứ. 
B. Đắp đê sứ. 
D. Khuyến nông sứ. 
7. Nghĩa quân Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống quân xâm lược:
A. Minh 
C. Mông – Nguyên
B. Nam Hán 
D. Tống
8. Giới tuyến phân chia Đàng Trong và Đàng Ngoài là:
A. Dãy Tam Điệp
 C. Sông Gianh
B. Dãy Bạch Mã
D. Sông Bến Hải
B. ĐỀ BÀI TỰ LUẬN:
1. Nêu ý nghĩa của chiến thắng Chi Lăng.
2. Đinh Bộ Lĩnh đã có công gì trong buổi đầu độc lập của đất nước?
II. PHẦN ĐỊA LÝ
A. ĐỀ BÀI TRẮC NGHIỆM
1. Hoàng Liên Sơn là dãy núi:
A. Cao nhất nước ta, có đỉnh tròn, sườn thoải.
C. Cao nhất nước ta, có đỉnh nhọn, sườn dốc
B. Cao thứ hai ở nước ta, có đỉnh nhọn, sườn dốc
D. Cao nhất nước ta, có đỉnh tròn, sườn dốc
2. Người dân ở Đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là:
A. Người Kinh 
C. Người Thái 
B. Người Dao 
D.Người dân tộc
3. Đồng bằng Bắc Bộ lớn thứ mấy của cả nước?
A. Lớn thứ nhất của cả nước 
C. Lớn thứ ba của cả nước 
B. Lớn thứ hai của cả nước
D. Lớn thứ tư của cả nước
4 . Đà Lạt nằm trên cao nguyên:
A. Kon Tum 
C. Di Linh 
B. Đăk Lắk 
D. Lâm Viên
5. Các con sông bồi đắp cho đồng bằng Bắc Bộ là:
A. Sông Hồng và sông Cửu Long.
C. Sông Hồng và sông Lô.
B. Sông Hồng và sông Thái Bình.
D. Sông Hồng và sông Đà.
6. Ở miền Tây Nam Bộ người dân thường làm nhà:
A. Trên các khu đất cao. 
C. Dọc theo các sông ngòi, kênh rạch.
B. Rải rác trên cánh đồng.
D. Ven biển
7. Các loại khoáng sản nước ta đang khai thác trên biển Đông là: 
A. A- pa- tít, than đá, muối.
C. Than đá, sắt, muối, dầu khí.
B. Dầu khí, cát trắng, muối.
D. Dầu khí, cát trắng, than đá.
8. Các đồng bằng ven biển miền Trung thường nhỏ hẹp vì?
A. Rừng lan ra sát biển
C. Các dãy núi lan ra sát biển.
B. Có nhiều cồn cát và đấm phá.
D. Các sông ngắn, dốc và ít phù sa.
B. ĐỀ BÀI TỰ LUẬN:
1. Hãy kể tên một số dân tộc ít người và một số lễ hội ở Hoàng Liên Sơn.
2. Hãy nêu đặc điểm về thời tiết, khí hậu ở đồng bằng duyên hải miền Trung. Những đặc điểm đó gây ảnh hưởng gì đến hoạt động sản xuất và đời sống của người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung?
PHÒNG GD&ĐT YÊN KHÁNH
TRƯỜNG TH KHÁNH NHẠC A
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA
 CUỐI HỌC KỲ II
MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ - KHỐI 4
I. PHẦN LỊCH SỬ:
A. ĐỀ BÀI TRẮC NGHIỆM (Mỗi câu trả lời đúng cho 0.25 điểm)
CÂU
ĐÁP ÁN
CÂU
ĐÁP ÁN
1
A. Mười sáu đời
5
B. Đinh tiên Hoàng đóng đô ở Hoa Lư (Ninh Bình) đặt tên nước là Đại Cồ Việt
2
B. Hoằng Tháo 
6
C. Hà đê sứ. 
3
B. Cắm cộc gỗ đầu nhọn xuống nơi hiểm yếu trên sông Bạch Đằng.
7
A. Minh 
4
C. Đinh Bộ Lĩnh
8
C. Sông Gianh
B. ĐỀ BÀI TỰ LUẬN:
1. Nêu ý nghĩa của chiến thắng Chi Lăng?
- Thua trận ở Chi Lăng và một số trận khác, quân Minh xâm lược phải đầu hàng, rút về nước. Lê Lợi lên ngôi hoàng đế ( 1428), mở ra thời Hậu Lê. (1.5điểm)
2. Đinh Bộ Lĩnh đã có công gì trong buổi đầu độc lập của đất nước?
- Đinh Bộ Lĩnh đã tập hợp nhân dân dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước. (1.5điểm)
II. PHẦN ĐỊA LÝ
A. ĐỀ BÀI TRẮC NGHIỆM (Mỗi câu trả lời đúng cho 0.25 điểm)
CÂU
ĐÁP ÁN
CÂU
ĐÁP ÁN
1
C. Cao nhất nước ta, có đỉnh nhọn, sườn dốc
5
B. Sông Hồng và sông Thái Bình.
2
A. Người Kinh 
6
C. Dọc theo các sông ngòi, kênh rạch.
3
B. Lớn thứ hai của cả nước
7
B. Dầu khí, cát trắng, muối.
4
D. Lâm Viên
8
C. Các dãy núi lan ra sát biển.
B. ĐỀ BÀI TỰ LUẬN:
1. Hãy kể tên một số dân tộc ít người và một số lễ hội ở Hoàng Liên Sơn.
- Một số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn là: Thái, Dao, Tày, Hmông, (0.5điểm)
- Một số lễ hội ở Hoàng Liên Sơn là: Hội chơi núi mùa xuân, hội xuống đồng, (0.5điểm)
2. Vì sao dân cư tập trung khá đông đúc ở đồng bằng Duyên Hải miền Trung?(2 điểm)
Đặc điểm khí hậu miền Trung có sự khác biệt giữa khu vực phía Bắc và phía Nam do dãy núi Bạch Mã nằm giữa Huế và Đà Nẵng làm bức tường chắn gió.
Vào mùa hạ, đồng bằng miền Trung ít mưa, không khí khô, nóng làm đồng bằng nứt nẻ, sông hồ cạn nước. Trong khi đó, những tháng cuối năm thường có mưa lớn và bão, làm nước sông dâng cao đột ngột, đồng bằng bị ngập lụt, nhà cửa, đường giao thông bị phá hoại, gây thiệt hại mùa màng, nhà cửa, cây cối và con người. Cuộc sống của người dân gặp nhiều khó khăn.

File đính kèm:

  • docDe SuDia 1011 Chuan.doc