Đề kiểm tra học kì II lớp 10 – chương trình chuẩn thời gian: 90 phút Trường THPT Phước Bình

doc5 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1385 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì II lớp 10 – chương trình chuẩn thời gian: 90 phút Trường THPT Phước Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT Phước Bình
NHÓM BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN 10


ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II LỚP 10 – CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN
THỜI GIAN: 90 PHÚT
I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA 
Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học kì II, môn Ngữ văn lớp 10
Khảo sát bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm của chương trình Ngữ văn 10 học kì II theo 3 nội dung Văn học, Tiếng Việt, Làm văn, với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của HS thông qua hình thức kiểm tra tự luận. 
Cụ thể, đề kiểm tra nhằm đánh giá trình độ học sinh theo các chuẩn sau:
- Ngôn ngữ nghệ thuật. 
- Nhận biết và vận dụng thấp về ngôn ngữ nghệ thuật.
- Chủ đề và ý nghĩa đoạn trích“Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ“
- Vận dụng kiến thức làm bài văn thuyết minh hoặc nghị luận xã hội.
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA
- Hình thức : Tự luận
- Cách tổ chức kiểm tra: cho học sinh làm bài kiểm tra tự luận trong 90 phút.
III. THIẾT LẬP MA TRẬN
Liệt kê tất cả các chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình môn Ngữ văn lớp 10, học kì 2.
Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra.
Xác định khung ma trận.







ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II LỚP 10 – CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN
THỜI GIAN: 90 PHÚT

KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
(Bảng mô tả các tiêu chí của đề kiểm tra)

 Mức độ
Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Cộng
1.Tiếng Việt
- Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật 




Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ gợi hình, gợi cảm được dùng trong văn bản nghệ thuật.

Ví dụ: “Thương thay thân phận con rùa. Ở đình đội hạc lên chùa đội bia”





Hình ảnh con rùa, đội hạc, đội bia, thương thay…

















2.0
1
0.75
1
0.25
1
1.0

2.0
20%
2. Văn học

- Tình cảnh và tâm trạng của người chinh phụ trong đoạn trích “ Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”










Tình cảnh và tâm trạng chinh phụ phải sống cô đơn, buồn khổ trong thời gian dài người chồng đi đánh trận không tin tức, không rõ ngày trở về.


- Khao khát được sống trong tình yêu, hạnh phúc lứa đôi
- Lên án cuộc chiến tranh phi nghĩa








2.0


1
0.5
1
1.5

2.0
20%
3. Làm văn
Những vấn đề chung về văn thuyết minh, nghị luận xã hội





- Vận dụng những kiến thức đã học để viết được bài văn thuyết minh, nghị luận xã hội.

Tổng số câu: 
Tồng điểm: Tỉ lệ:
1
0.75
7.5%
2
0.75
7.5%
2
2.5
25%
1
6.0
60%
6.0
60%
Tổng điểm:

0.75

0.75
2.5
6.0
10



ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II LỚP 10 – CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN
THỜI GIAN: 90 PHÚT
Câu 1:(2.0đ)
Thế nào là ngôn ngữ nghệ thuật? Ví dụ minh họa.
Câu 2:(2.0đ)
Nêu chủ đề và ý nghĩa đoạn “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” trích Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn – Đoàn Thị Điểm.
Câu 3: (6.0đ) Chọn một trong hai câu sau
3.a/ Giới thiệu về tác phẩm “Phú sông Bạch Đằng” – Trương Hán Siêu
3.b/ Bình luận câu tục ngữ “Cái khó bó cái khôn”

-Hết-











ĐÁP ÁN
Câu 1(2.0đ)
	- Khái niệm: ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ gợi hình, gợi cảm được dùng trong văn bản nghệ thuật.
 - Ví dụ: 
“Thương thay thân phận con rùa.
 Ở đình đội hạc lên chùa đội bia”
 (Ca dao) 
 → Hình ảnh con rùa, đội hạc, đội bia, thương thay…
Câu 2(2.0đ)
- Chủ đề: tình cảnh và tâm trạng chinh phụ phải sống cô đơn, buồn khổ trong thời gian dài người chồng đi đánh trận không tin tức, không rõ ngày trở về.
- Ý nghĩa: ▪ Khao khát được sống trong tình yêu, hạnh phúc lứa đôi
 ▪ Lên án cuộc chiến tranh phi nghĩa
Lưu ý:
Hs có thể trình bày theo nhiều cách nhưng phải nêu được đầy đủ các ý trên.
Viết một văn bản ngắn, diễn đạt trôi chảy, lưu loát, súc tích, cảm nhận tốt, liên kết các ý chặt chẽ, không mắc lỗi dùng chính tả, dùng từ…….Gv mới cho điểm tuyệt đối.
Câu 3(6.0đ)
3a/ Giới thiệu về tác phẩm “Phú sông Bạch Đằng”
Nội dung
Thang điểm
Giới thiệu đề tài thuyết minh
0.5đ
Sơ lược về cuộc đời Trương Hán Siêu
1.0đ
Giới thiệu về tác phẩm
4.0đ
Hoàn cảnh sáng tác
Thể loại: phú (đặc điểm)
Giá trị nội dung
Giá trị nghệ thuật
→ Vị trí của tác phẩm trong nền văn học nước nhà

Khẳng định và khắc sâu về đối tượng 
0.5đ
3.b/ Bình luận câu tục ngữ “Cái khó bó cái khôn” 
1.Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài nghị luận về một tư tưởng - đạo lí, bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.

2.Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng lí lẽ, dẫn chứng phải thuyết phục, cần làm rõ các ý chính sau

Nội dung
Thang điểm
Nêu được vấn đề cần nghị luận
0.5đ
Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ
“Cái khó” là gì?
→ Là những khó khăn trong thực tế cuộc sống
“Cái khôn” là gì? 
→ Là khả năng suy nghĩ, sáng tạo của con người
“Cái khó bó cái khôn” là như thế nào?
→ Những khó khăn trong cuộc sống thường hạn chế, bó buộc đến việc phát huy tài năng, sức sáng tạo của con người 
1.5đ
Phân tích – chứng minh: đúng/chưa đúng(dẫn chứng)
▪ Mặt đúng: sự phát triển chủ quan bao giờ cũng chịu ảnh hưởng, chịu sự tác động của hoàn cảnh khách quan (dẫn chứng)
▪ Mặt chưa đúng: bài học còn phiến diện, chưa đánh giá đúng mức sự nỗ lực chủ quan của con người (dẫn chứng)
Bình luận:
 - Đánh giá vấn đề
- Liên hệ bản thân
▪ Khi tính toán công việc, sắp đặt công việc …cần tính đến những điều kiện khách quan để hạn chế sự phu thuộc vào hoàn cảnh.
▪ Trong hoàn cảnh nào cần đặt ý chí, sự nỗ lực lên hàng đầu.

1.5đ





2.0đ
Khái quát lại vấn đề
0.5đ












File đính kèm:

  • docde thi 10 ki 2.doc