Đề kiểm tra học kì II lớp 11 – chương trình chuẩn thời gian: 90 phút Trường THPT Phước Bình
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì II lớp 11 – chương trình chuẩn thời gian: 90 phút Trường THPT Phước Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT Phước Bình NHÓM BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN 11 ĐỀ KIỂM TRA ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II LỚP 11 – CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN THỜI GIAN: 90 PHÚT I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học kì II, môn Ngữ văn lớp 11 Khảo sát bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm của chương trình Ngữ văn 11 học kì II theo 3 nội dung Văn học, Tiếng Việt, Làm văn, với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của HS thông qua hình thức kiểm tra tự luận. Cụ thể, đề kiểm tra nhằm đánh giá trình độ học sinh theo các chuẩn sau: - Nghĩa của câu. - Nhận biết và vận dụng thấp về nghĩa của câu. - Giá trị nội dung và nghệ thuật của một vài chi tiết trong các tác phẩm : Vội vàng, Từ ấy. - Vận dụng kiến thức làm bài văn nghị luận về tác phẩm thơ: Tràng giang- Huy Cận. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA - Hình thức : Tự luận - Cách tổ chức kiểm tra: cho học sinh làm bài kiểm tra tự luận trong 90 phút. III. THIẾT LẬP MA TRẬN Liệt kê tất cả các chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình môn Ngữ văn lớp 11, học kì 2. Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra. Xác định khung ma trận. KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA (Bảng mô tả các tiêu chí của đề kiểm tra) Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Cộng Tiếng việt - Nghĩa của câu. Nhận biết được hai thành phần nghĩa trong câu. -Xác định nghĩa tình thái. 1 1,5đ Tỉ lệ 15 % 1.0 0.5 đ 1 1,5đ = 15% Văn học Từ ấy. Vội vàng - Nhớ lại một số kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm - Hiểu được những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các văn bản thơ. Vận dụng kiến thức để viết đoạn văn. 2 2,0đ Tỉ lệ 25 % 0.5 đ 0,5đ 1,0đ 0.5 đ 2 2,5đ = 25% Làm văn - Những vấn đề chung về văn bản và tạo lập văn bản - Các kiểu văn bản - Vận dụng những kiến thức về tác giả, tác phẩm, về đặc trưng thể loại, kết hợp các thao tác nghị luận và phương thức biểu đạt, biết cách làm bài nghị luận văn học phân tích một bài thơ . Số câu: 1 Số điểm:6 Tỉ lệ 60 % Số câu: 1 câu Số điểm: 6,0đ 6.0đ = 60% 3 2,0đ 20% 1 1,0đ 10% 1 1đ 10% 1 6,0đ 60% 10đ 100% IV. BIÊN SỌAN ĐỂ KIỂM TRA ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II LỚP 11 – CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN THỜI GIAN: 90 PHÚT Câu 1 (1,5đ): Nêu khái niệm các thành phần nghĩa của câu. (1.0 đ) Phân tích thành phần nghĩa tình thái trong câu sau: (0.5 đ) Bác ấy cho tôi những ba quyển sách. Câu 2 (0,5đ) Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ Từ ấy- Tố Hữu. (0.5 đ) Câu 3 (2đ): Vẻ đẹp câu thơ “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần” . (Vội vàng- Xuân Diệu) Câu 4 (6đ): Phân tích đoạn thơ sau: “Lớp lớp mây cao đùn núi bạc Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa Lòng quê dợn dợn vời con nước Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà” (Tràng giang – Huy Cận) -Hết- ĐÁP ÁN Câu 1: ( 1.5 đ) Nội dung Thang điểm a/ Nghĩa sự việc là nghĩa ứng với sự việc được đề cập đến trong câu Nghĩa tình thái là bày tỏ thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc hoặc đối với người nghe. 0.5 0.5 b/ Nghĩa tình thái: “Những”: đánh giá số lượng 0.5 Câu 2: (0.5 đ) Nội dung Thang điểm Bài thơ được sáng tác vào năm 1938, nhân dịp Tố Hữu được kết nạp vào Đảng cộng sản 0.5 Câu 3: (2.0đ) Nội dung Thang điểm Lấy con người làm chuẩn mực để so sánh với thiên nhiên 1.0 Cảm nhận mùa xuân bằng vị giác 1.0 Lưu ý: Hs có thể trình bày theo nhiều cách, có nhiều cách cảm nhận khác nhau nhưng cơ bản phải đáp ứng được các yêu cầu trên thì mới cho thang điểm tối đa; khuyến khích bài làm sáng tạo. Chú ý: hs phải viết được đoạn văn hoàn chỉnh. Câu 4:(6.0đ) ▪ Yêu cầu về kĩ năng: biết cách làm bài văn nghị luận về một đoạn trích thơ trữ tình. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp ▪ Yêu cầu về kiến thức: hs có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau: Nội dung Thang điểm Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn thơ. 0.5 đ Thân bài: - Hai câu đầu: bức tranh thiên nhiên rộng lớn, đẹp, vừa hùng vĩ, vừa thơ mộng, vừa cổ kính, quen thuộc → bút pháp nghệ thuật cổ điển với hình ảnh mây trắng, cánh chim chiều; tương phản…nhấn mạnh sự nhỏ bé, trơ trọi của con người. -Hai câu sau: bộc lộ tấm lòng thương nhớ quê hương tha thiết của Huy Cận → Âm điệu trầm buồn, từ ngữ hàm súc, tinh tế.. → Lòng yêu nước thầm kín của nhà thơ 2.5 2.5 Kết bài: Đánh giá lại nội dung đoạn thơ, bài thơ. 0.5 đ
File đính kèm:
- de thi 11 koc ki 2.doc