Đề kiểm tra học kì II-Lớp 11 Môn: Ngữ văn

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1590 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì II-Lớp 11 Môn: Ngữ văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II-LỚP 11
Môn: Ngữ văn

A-Phần Tiếng Việt (3,5 điểm ):
 Câu 1-(1,5 điểm ) : Phát biểu khái niệm , mục đích và đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận. .

 Câu2- (2 điểm): Hãy xác định vấn đề và mục đích nghị luận của nhà chí sĩ Phan Châu Trinh trong văn bản “ Về luân lí xã hội ở nước ta”.
B-Phần làm văn (6,5 điểm):
Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử có phải chỉ là một bài thơ tả cảnh và người xứ Huế ?











ĐÁP ÁN
Môn: Ngữ văn-11
A-Phần tiếng Việt:
*Câu 1(1,5 điểm)
-Khái niệm: Ngôn ngữ chính luận là ngôn ngữ được dùng trong các văn bản chính luận hoặc lời nói miệng (Khẩu ngữ) trong các buổi hội nghị, hội thảo, nói chuyện thời sự... (0.5 điểm)
-Mục đích: Nhằm trình bày, bình luận, đánh giá những sự kiện, những vấn đề về chính trị, xã hội, văn hoá, tư tưởng... theo một quan điểm chính trị nhất định. (0.5 điểm)
-Đặc trưng: +Tính công khai về quan điểm chính trị.
 +Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận.
 +Tính truyền cảm, thuyết phục.
 (0.5 điểm))

*Câu 2 (2 điểm)
-Vấn đề nghị luận: Nền luân lí xã hội ở nước ta chưa có nên dẫn đến nhiều vấn đề nhức nhối trong xã hội và luôn tồn tại dai dẳng, trong đó nạn tham nhũng là một vấn đề tiêu biểu. (1 điểm) 
-Mục đích nghị luận: Để cho mọi người nhận thức được tầm quan trọng của nền luân lí nước nhà, qua đó giác ngộ cho người dân về tư tưởng cách mạng, về tinh thần đoàn thể, đồng thời khơi dậy lòng yêu nuếoc, sự tự tôn dân tộc và trách nhiệm công dân của mỗi người đối với đất nước. (1 điểm) 


B- Phần làm văn-(6,5 điểm):
Yêu cầu:
a-Về mặt kĩ năng và hình thức(2,5 điểm):
 * Về kĩ năng:
-Biết vận dụng kĩ năng nghị luận.
-Bài viết có luận điểm, luận cứ xác thực.
-Vận dụng hợp lí nhiều thao tác lập luận. 
 * Về hình thức:
 -Bố cục 3 phần rõ ràng, chặt chẽ.
-Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc.
-Dùng từ , viết câu gãy gọn, trong sáng.
-Đúng chính tả.
-Trích dẫn thơ chính xác 
b-Về nội dung (4 điểm):
 -Giới thiệu tác giả, tác phẩm. (0,5 điểm)
 -Nêu được : Nội dung tả cảnh và người xứ Huế chỉ là một nội dung bề nổi dễ thấy. Ẩn đằng sau bề nổi ấy là một tâm trạng, một tấm lòng nặng trĩu suy tư, trăn trở của tác giả. Bài thơ đượm một nỗi buồn, sự ước ao, nuối tiếc và cảm xúc chia lìa...của chủ thể trữ tình.(0,5 điểm)
 -Lấy dẫn chứng trong bài thơ để phân tích, chứng minh, bình luận làm sáng tỏ vấn đề, thuyết phục người đọc. (2,5 điểm):
 + Mở đầu bài thơ có lẽ là lời trách thầm và cũng có lẽ là lời nhắn nhủ nhẹ nhàng người yêu người yêu của nhân vật trữ tình, trong một tâm trạng vời vợi nhớ mong: “ Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
 ................. .mặt chữ điền” (0,5 đ)
Ở đó cũng thấy được cảnh Vĩ Dạ trong một sớm mai long lanh, tươi mát: cảnh đẹp đẽ, tốt tươi; con người đôn hậu, giàu sức sống.(0,25 đ)

 + Đặc tả cảnh sông nước mây trời xứ Huế, và cũng bộc lộ niềm hoài vọng bâng khuâng : “ Gió theo lối gió, mây đường mây,
 .................................kịp tối nay ?” .(0,5 đ)
 Như có sự mong chờ, niềm hi vọng lẫn nỗi buồn man mác của nhà thơ.. (0,25 đ)
 + Xứ Huế với sương khói trắng, với bóng người thơ (nhân ảnh ) đã gieo vào lòng người đọc một thoáng bâng khuâng và dường như tác giả cũng cảm thấy mình chơi vơi, hụt hẩng trước một mối tình đơn phương, lung linh, huyền ảo. (liên hệ với hoàn cảnh hiện tại của tác giả để thấy rõ hơn điều đó.)
. (0,5 đ)
 +Bằng bút pháp lãng mạn, rất riêng của mình, Hàn Mặc Tử không chỉ phác hoạ đúng linh hồn của nột xứ sở mà còn gợi lên cho người đọc một thứ tình yêu thật dịu dàng, kín đáo mà sâu xa rộng mở đến vô cùng.(0,5 đ)
 
-Khẳng định lại vấn đề và nêu cảm xúc riêng của bản thân. .(0,5 điểm)
 
 


 

File đính kèm:

  • docDe kiem tra van 11 ki 2DA(1).doc