Đề kiểm tra học kì II Lớp 9 Môn: Ngữ văn Thời gian 90 phút

doc2 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1342 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì II Lớp 9 Môn: Ngữ văn Thời gian 90 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Đại Mạch Đề kiểm tra học kì II Lớp 9
 -------š&›------ Môn: Ngữ văn
 Thời gian 90’
 ( Không kể thời gian giao đề)
I.Trắc nghiệm
“ Không khéo thằng con trai anh lại trễ mất chuyến đò trong ngày, Nhĩ nghĩ một cách buồn bã, con người ta trên đường đời thật khó tránh được cái điều vòng vèo hoặc chùng chình,vả lại nó đã thấy gì đáng hấp dẫn ở bên kia sông đâu? Hoạ chăng chỉ có anh từng trải, đã từng in gót chân khắp chân trời xa lạ mới thấy hết sự giàu có lẫn mọi vẻ đẹp của bãi bồi sông Hồng ngay bờ bên kia, cả những nét tiêu sơ và cái điều anh khám phá thấy giống như một niềm say mê pha lẫn nỗi ân hận đau đớn, lời lẽ không bao giờ giải thích hết.”
1.Tác giả đoạn trích trên là ai?
A.Nguyễn Minh Châu B. Nguyễn Thành Long C.Lê Minh Khuê
2. “Bến quê” là :
A.Truyện ngắn B.Truyện dài C. Tiểu thuyết
3.Đoạn trên có sự kết hợp giữa những phương thức biểu đạt nào?
A.Tự sự,nghị luận B.Miêu tả, tự sự C,Nghị luận,miêu tả D.Biểu cảm,tự sự
4.Đoạn trên tác giả sử dụng ngôi kể thứ mấy?
A.Ngôi thứ nhất số ít B.Ngôi thứ nhất số nhiều C.Ngôi thứ hai D.Ngôi thứ ba
5.Nội dung chính của đoạn văn trên là?
 A.Miêu tả cảnh bãi bồi bên kia sông. 
 B.Sự chiêm nghiệm của Nhĩ về quy luật của đời người từ cậu con trai và tâm trạng của anh khi nhận thức về cái bãi bồi bên kia sông Hồng. 
 C.Cảnh con trai sa vào đám cờ thế. 
6.Từ “ hoạ chăng” trong doạn trên thuộc thành phần gì?
A.Cảm thán B.Tình thái C.Gọi đáp D.Phụ chú
7.Từ “ tiêu so trong đoạn được hiểu là?
A.Cảnh thiên nhiên hoang sơ đang mất dần B.Cảnh vật tự nhiên đơn sơ tiêu điều hoang vắng
C.Cảnh thiên nhiên đơn sơ, tiêu biểu.
8.Câu 1 trong đoạn trên là câu:
A.Miêu tả nội tâm trực tiếp B.Miêu tả nội tâm gián tiêp C.Không phải câu miêu tả nội tâm.
9.Dấu ? đặt ở cuối câu 1 trong đoạn trên tạo ý gì?
A.Cầu khiến B.Nêu điều thắc mắc, nghi vấn C.Khẳng định D.Cảm xúc
10.Nhà văn gửi gắm điều gì qua suy ngẫm của Nhĩ?
A.Hãy trân trọng những gì gần gũi,bình dị xung quanh mình
B.Hãy sống khẩn trương có ích, đừng chùng chình vô bổ.
C.Cả hai đáp án đều đúng.
II.Tự luận
1.Cho câu: “ Với “Bến quê”, tác giả đã thức tỉnh mọi người hãy trân trọng những vẻ đẹp và giá trị bình dị,gần gũi của cuộc sống xung quanh mình”. Hãy viết một đoạn văn ngắn tù 8-11 câu theo đoạn diễn dịch để làm rõ nhận xét trên.( đoạn có sử dụng thành phần tình thái, cảm thán)
2. Với ngôn ngữ bình dị mà cô đọng, những hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm, bài thơ “ Viếng lăng Bác” không chỉ thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ mà còn là tấm lòng của hàng triệu triệu con người Việt Nam đối với Bác Hồ. Khi vào lăng viếng Bác.
 Bằng việc phân tích bài thơ “Viếng lăng Bác”, hãy làm rõ ý kiến trên.
3.Hãy kể tên hai tác phẩm của hai tác giả khác nhau cùng viết về đề tài ca ngợi Bác.Nêu rõ tên tác phẩm và tác giả

-----------Hết---------

 ( Chú ý: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

Trường THCS Đại Mạch Đề kiểm tra học kì II Lớp 9
 -------š&›------ Môn: Ngữ văn
 Thời gian 90’
 ( Không kể thời gian giao đề)
I.Trắc nghiệm:
 Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom.Đất rắn .Những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên.Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom.Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi.Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng.Một dấu hiệu chẳng lành.Hoặc là nóng từ bên trong quả bom.Hoặc là mặt trời nung nóng.
 Chị Thao thổi còi.Như thế là đã hai mươi phút qua.Tôi cẩn thận bỏ gói thuốc mìn xuống cái lỗ đã đào, châm ngòi.Dây mìn dài, cong, mềm.Tôi khoả đất rồi chạy lại chỗ ẩn nấp của mình.
 Hồi còi thứ hai của chị Thao.Tôi nép người vào bức tường đất, nhìn đồng hồ.Không có gió.Tim tôi cũng đập không rõ.Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ.Nó chạy, sinh động và nhẹ nhàng, đè lên những con số vĩnh cửu.Còn đằng kia, lửa đang chui bên trong cái dây mìn, chui vào ruột quả bom…”
 	( Trích “ Những ngôi sao xa xôi” – Lê minh Khuê)
1.Tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” thuộc thể loại nào sau?
A.Truỵên dài, B.Trưyện vừa, C.Truỵên ngắn D.Tiểu thuyết
2.Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là ?
A.Tự sự , miêu tả B.Tự sự, biểu cảm C.Biểu cảm, miêu tả D.Tự sự, miêu tả, biểu cảm.
3.Cách chọn vai kể “ Tôi” có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung.
A.Bao quát các đối tượng. B.Chân thực đi sâu vào tâm tự nhân vật.
C.Tạo cái nhìn nhiều chiều D.Giữ thái độ khách quan
4.Nội dung chính của đoan văn trên là ?
 A.Việc làm và tâm trạng “ Tôi” trong một lần phá bom B.Tâm trạng “Tôi” trong một lần phá bom. 
 C.Một lần phá bom của “ Tôi” D.Việc làm của “Tôi” trong một lần phá bom.
5.Tâm trạng của “Tôi” Trong đoạn trên là gì?
 A.Hồi hộp, lo lắng B.Hốt hoảng, lo sợ C.Bình thản, lạnh lùng D.Hồi hộp, lo lắng,căng thẳng
6.Từ gạch chân trong đoạn văn trên có vai trò gì?
 	 A.Khởi ngữ B.Liên kết với câu trứơc nó C.Là thành phần biệt lập D.Trạng ngữ
7.Câu: “ Nhanh lên một tí được dùng với mục đích gì?
A.Miêu tả B.Cầu khiến C.Bộc lộ cảm xúc D.Kể
8.Câu nào dưới đây là câu đặc biệt?
A.Hồi còi thứ hai của chị Thao B.Đất rắn C.Nhanh lên một tí D.Vỏ quả bom nóng.
9.Dấu…ở cuối đoạn có ý nghĩa gì?
A.Dãn nhịp điệu câu văn. B.Chuẩn bị cho sự xuất hiện một từ ngữ có nội dung bất ngờ 
 	C.Lời nói bỏ dở ngập ngừng D.Tỏ ý chưa liệt kê hết, đồng thời diễn tả sự chờ đợi, suốt ruột.
10.Nghệ thuật đặc sắc trong đoạn trích trên là gì?
A.Sử dụng câu văn ngắn nhịp nhanh B.Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế
C.Kể chuyện hấp dẫn D.Kể chuyện xen lẫn miêu tả tâm lí cụ thể, chân thực.
II.Tự luận
1..Đoạn văn: Dựa vào đoạn trích trên hãy viết một đoạn văn theo lối diễn dịch từ 8- 10 triển khai ý sau:
 Đoạn trích đã diễn tả một cách tự nhiên, sinh động, chân thực những việc làm và tâm trạng nhân vật Phương Định trong một lần đối mặt với hiểm nguy và cái chết.
2.Cảm nhận về tình cha con trong bài thơ Nói với con” của Y Phuơng.


------------------Hết------------------


File đính kèm:

  • docDe kiem tra Ngu van 9 HK II.doc