Đề kiểm tra học kì II môn Âm nhạc Lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Đặng Trung Thành (Có đáp án)

doc5 trang | Chia sẻ: thienbinh2k | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 231 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì II môn Âm nhạc Lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Đặng Trung Thành (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TỔ ANH THỂ NHẠC MĨ Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
 Ia O, ngày 03 tháng 05 năm 2017
A- MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II (2016-2017)
MÔN HỌC: Âm nhạc
Khối : 7
ND chủ đề
(Theo Chuẩn KT-KN)
Nhận biết
(Mô tả yêu cầu cần đạt)
Thông hiểu
(Mô tả yêu cầu cần đạt)
Vận dụng thấp
(Mô tả yêu cầu cần đạt)
Vận dụng cao
(Mô tả yêu cầu cần đạt)
1. Học hát: 
- Đi cắt lúa – Dân ca Hơ -rê
- Khúc ca bốn mùa – Nguyễn Hải.
- Ca chiu sa – Nhạc Blante( Nga).
- Tiếng ve gọi hè – Trịnh Công Sơn.
-Hát đúng nhạc và lời của bài hát theo nhạc đệm của giáo viên. 
-Biết thể hiện sắc thái tình cảm của bài hát, có động tác minh họa cho bài hát.
ND chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
2. Nhạc lý: 
- Nhịp 4/4 - Cách đánh nhịp 4/4.
- Nhịp lấy đà.
- Cung và nữa cung. - Dấu hóa.
Gam trưởng, giọng trưởng?
- Biết được khái niệm nhịp 4/4.
- HS biết được nhịp lấy đà.
- Biết được số cung và nửa cung giữa 2 nốt liền bậc.
- Biết tên, kí hiệu dấu hóa
 Biết khái niệm gam trưởng, cấu tạo gam trưởng
- Nhận biết đoạn nhạc viết ở nhịp 4/4, ứng ụng của nhịp 4/4.
- Nhận biết được ô nhịp lấy đà. 
- Biết tác dụng của từng dấu hóa đối với nốt nhạc.
Nhận biết bài hát việt ở giọng trưởng.
3. Tập đọc nhac: 
- TĐN số 6: Xuân về trên bản.
- TĐN số 7: Quê hương.
- TĐN số 8: Chú chim nhỏ dễ thương.
- TĐN số 9: Trường làng tôi.
Đọc đúng tên nốt nhạc và hình nốt bài TĐN.
Đọc đúng cao độ trường độ, trường độ bài TĐN.
Biết kết hợp với gõ đệm phách hoặc đánh nhịp, thể hiện sắc thái bài TĐN
Âm nhạc thường thức:
- Nhạc sĩ Hoàng Việt.
- Nhạc sĩ Đỗ Nhuận.
- Nhạc sĩ Bêtthoven.
- Nhạc sĩ Huy Du.
- Sơ lược về nhạc cụ phương Tây.
- HS biết được: Năm sinh, quê quán, có đóng góp gì cho nền âm nhạc CMVN.
HS biết được: Năm sinh, quê quán, có đóng góp gì cho nền âm nhạc CMVN.
- Kể tên nhạc cụ Phương Tây
- HS biết được: Các ca khúc phổ biến của các nhạc sĩ.
- Cách trình diễn vài nhạc cụ P. Tây 
B- ĐỀ KIỂM TRA HK II
* Tiết 35 + Tiết 36 :
Đề: 
Nội dung 1:Em hãy tự chọn trình bày 01 bài hát và bài TĐN có tên sau: 
- Đi cắt lúa – Dân ca Hơ -rê
- Khúc ca bốn mùa – Nguyễn Hải.
- Ca chiu sa – Nhạc Blante( Nga).
- Tiếng ve gọi hè – Trịnh Công Sơn.
- TĐN số 6: Xuân về trên bản.
- TĐN số 7: Quê hương.
- TĐN số 8: Chú chim nhỏ dễ thương.
- TĐN số 9: Trường làng tôi.
Nội dung 2: Em hãy bắt thăm và trả lời 01 trong các câu hỏi có trong đề cương ôn tập
C. HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI
(ĐÁP ÁN)
HƯỚNG DẪN CHẤM NỘI DUNG 1:
Em hãy tự chọn trình bày 01 bài hát có tên sau:
- Đi cắt lúa – Dân ca Hơ –rê( Tây nguyên)
- Khúc ca bốn mùa – Nguyễn Hải.
- Ca chiu sa – Nhạc Blante( Nga).
- Tiếng ve gọi hè – Trịnh Công Sơn.
1. Mức độ Đạt: 
Thực hiện đúng theo yêu cầu:
	- Trình bày hoàn chỉnh theo yêu cầu của giáo viên, có thể hiện được sự sáng tạo trong cách trình bày.
- Có thực hiện nhưng còn vài thiếu sót. Tùy theo sự thể hiện của HS, GV có thể nhận xét và trừ điểm cụ thể. 
2. Mức độ chưa đạt: 
- Không tham gia kiểm tra.
- Không trình bày bài hát.
- Trình bày bài hát còn nhiều sơ sót, không hết bài, sai cao độ, sai tiết tấu, không thuộc hết lời bài hát.
Em hãy bắt thăm và trình bày 01 bài TĐN có tên sau: 
- TĐN số 6: Xuân về trên bản.
- TĐN số 7: Quê hương.
- TĐN số 8: Chú chim nhỏ dễ thương.
- TĐN số 9: Trường làng tôi.
1. Loại Đạt:
Thực hiện đúng theo yêu cầu:
	- Trình bày hoàn chỉnh theo yêu cầu của giáo viên.
Mức chưa đầy đủ: 
- Có thực hiện nhưng còn vài thiếu sót. Tùy theo sự thể hiện của HS, GV có thể nhận xét và trừ điểm cụ thể. 
- Trình bày bài hát còn nhiều sơ sót, không hết bài, sai cao độ, sai tiết tấu bài TĐN 
2. Loại chưa đạt : 
- Không tham gia kiểm tra.
- Không trình bày bài hát; trả lời các câu hỏi sai
HƯỚNG DẪN CHẤM NỘI DUNG 2:
Em hãy bắt thăm và trả lời 01 trong các câu hỏi sau: 
	Câu 1: Nhịp lấy đà là gì ? 
	Đáp án đúng: Ô nhịp đầu tiên thiếu phách so với số chỉ nhịp. 
Câu 2: Nhịp 4/4 là nhịp như thế nào? 
Đáp án đúng: Là nhịp có 4 phách trong mỗi 1 ô nhịp, mỗi phách bằng 1 nốt đen, phách 1 mạnh, phách 2 nhẹ, phách 3 mạnh vừa, phách 4 nhẹ.
	Câu 3 : Em hãy cho biết Số cung của các nốt nhạc liền bậc từ Đồ -> Đố. 
Đáp án đúng: Đọc đúng số cung 
Câu 4 : Em hãy kể tên các dấu hóa và tác dụng của chúng?
	Đáp án đúng: Dấu thăng (#) đặt trước nốt nhạc có tác dụng làm tăng cao độ nốt nhạc lên nửa cung, dấu giáng (b) hạ thấp cao độ nốt nhạc xuống nửa cung, dấu bình hủy bỏ hiệu lực dấu thăng và dấu giáng.
Dấu hóa suốt:
dấu hóa bất thường:
	Câu 5: Quãng là gì? Có mấy loại Quãng? Cho ví dụ?
Đáp án đúng: 
	- Quãng là khoảng cách về cao độ giữa hai âm thanh vang lên lần lượt hoặc cùng một lúc.
+ Quãng có hai âm vang lên lần lượt là quãng giai điệu
+ Quãng có hai âm vang lên cùng lúc là quãng hòa âm.
	Câu 6: Trình bày một số thể loại bài hát.
Hát ru
Bài hát lao động
Bài hát sinh hoạt vui chơi
Bài hát trữ tình, tình ca
Bài hát hành khúc
Bài hát nghi lễ, nghi thức.
Câu 7: Em hãy kể tên vài nhạc cụ phương Tây và cách trình diễn các nhạc cụ đó.
	Đáp án đúng: Ghi ta (Tây Ban cầm), Piano (dương cầm), Violon (vĩ cầm) và Accordeon (ắc – cót – đê – ông).
Câu 8: Em hãy cho biết đôi nét tiêu biểu về nhạc sĩ Hoàng Việt.
	Đáp án: Nhạc sĩ Hoàng Việt (1928-1967) tại huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Nhạc sĩ Hoàng Việt được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về VH _ NT (1996). Một số tác phẩm: Lá xanh (1950), Nhạc rừng, Lên ngàn, Tình ca và bản giao hưởng Quê Hương.
Ông đã được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học-Nghệ thuật.
	Câu 9: Em hãy cho biết đôi nét tiêu biểu về nhạc sĩ Đỗ Nhuận.
	Đáp án đúng: Nhạc sĩ Đỗ Nhuận (1922 – 1991). Quê quán: thôn Hoạch Trạch xã Thái Học, huyện Cẩm Bình, Hải Dương. Ông là Tổng thư ký đầu tiên của Hội nhạc sĩ Việt Nam khóa I và II từ 1958- 1983.Các ca khúc nổi tiếng như: Chiến thắng Điện Biên, Du kích sông Thao, Hành quân xa, Việt Nam quê hương tôi,  và vỡ nhạc kịch Cô Sao.
Ông đã được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học-Nghệ thuật.
	Câu 10: Em hãy cho biết đôi nét tiêu biểu về nhạc sĩ Bét-Tô-Ven.
	Đáp án đúng: Nhạc sĩ Bét-tô-ven Sinh tại thành phố Bon nước Đức. Là một nhà soạn nhạc cổ điển. 
Trong cuộc đời ông gặp nhiều khó khăn, đau khổ, mắc bệnh điếc. Nhưng càng về sau ông càng sáng tác những tác phẩm có giá trị và hoàn hảo hơn.
	Trong số 9 bản giao hưởng và 32 bản sonat của ông phải kể đến như : Giao hưởng Anh hùng ca, Giao hưởng Định mệnh, số 9,.. Các tác phẩm cho dương cầm như Fur Elise và các sonata Ánh trăng (Moonlight)...
Câu 11 : Gam trưởng, giọng trưởng là gì ? 
-Gam trưởng: Là hệ thống 7 bậc âm được sắp xếp liền bậc, hình thành dựa trên công thức cung và nửa cung như sau:
 I II III VI V VI VII (I)
 1c 1c 1/2c 1c 1c 1c 1/2c
Ví dụ:Gam Đô trưởng
 I II III VI V VI VII (I) 
 1c 1c 1/2c 1c 1c 1c 1/2c
Âm ổn định nhất trong gam gọi là âm chủ (bậc I)
?Trong gam Đô trưởng âm chủ là âm gì?
-Trong gam Đô trưởng âm chủ là âm Đô
* Cách chấm: 
1. Loại Đạt: Trả lời chính xác đáp án; có thể thiếu 1 vài nội dung..
2. Loại chưa đạt: 
- Trả lời sai hoặc không trả lời.
D. CÁCH XẾP LOẠI HỌC SINH
1. Xếp loại Đ (Đạt) :
	Những học sinh có tổng số điểm 3 nội dung kiểm tra từ Đạt trở lên
	2. Xếp loại CĐ (Chưa đạt) :
	Những học sinh có tổng số điểm 3 nội dung kiểm tra từ Chưa đạt trở xuống.
Duyệt của Tổ chuyên môn
..........................................................
.......................................................... .......................................................... .......................................................... ..........................................................
Người ra đề kiểm tra
GVBM Âm nhạc
Đặng Trung Thành

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_am_nhac_lop_7_nam_hoc_2016_2017_da.doc