Đề kiểm tra học kì II môn Lịch sử 9

doc3 trang | Chia sẻ: frankloveabc | Lượt xem: 1441 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì II môn Lịch sử 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề Kiểm Tra Học Kì II Sử 9
Ma trận đề
Nội dung
 Nhận biết
Thông hiểu

Vận dụng 
Tổng





Cấp độ thấp
Cấp độ cao

BÀI 27: CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC KẾT THÚC (1953 - 1954)



Âm mưu của Pháp, chủ trương của ta, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của chiến dịch Điện Biên Phủ:




Số câu: 1
Số điểm: đ
Tỉ lệ %: 50



Số câu: 1
Số điểm: 5đ
tỉ lệ % 50


Số câu 1
điểm 5đ
 tỉ lệ % 50
BÀI 27: CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC KẾT THÚC (1953 - 1954)




Nội dungcủa hiệp định Giơ ne vơ




Số câu: 1
Số điểm:2 đ
Tỉ lệ %: 20




Số câu: 1
Số điểm: 2đ
 Tỉ lệ %20

Số câu 1
điểm=2
tỉ lệ % 20
BÀI 29 CẢ NƯỚC TRỰC TIẾP CHIẾN ĐẤU CHỐNG MĨ CỨU NƯỚC 1965-1973





Âm mưu và hành động mới của Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ”


 Số câu: 1
Số điểm: 3đ
Tỉ lệ %: 30




Số câu: 1
Số điểm: 3đ
tỉ lệ % 30

Số câu 1
điểm 3
tỉ lệ % 30
Tổng số câu4 3
Tổng số điểm : 10
Tỉ lệ 100 %



Số câu: 1
Số điểm 5 đ
tỉ lệ 50%
Số câu: 2
Số điểm 5đ
tỉ lệ 50%

Số câu : 3
Số điểm 10 đ
tỉ lệ 100%



Đề kiểm tra( đề 1)
Câu 1: Âm mưu của Pháp, chủ trương của ta, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của chiến dịch Điện Biên Phủ?
Câu 2: Nội dung cơ bản, ý nghĩa của hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương?
Câu 3: Âm mưu và hành động mới của Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ”?
Đáp Án
Câu 1:
*Âm mưu của Pháp: Trong tình hình kế hoạch NaVa bước đầu bị phá sản, Pháp quyết định tập trung xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất ở Đông Dương, tổng số binh lực ở đây lúc cao nhất là 16.200 tên, chia làm 3 phân khu với 49 cứ điểm => Pháp và Mĩ đều coi Điện Biên Phủ là một “pháo đài bát khả xâm phạm”
 * Chủ trương của ta:
 - Đầu tháng 12/ 1953, TW Đảng đã quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ, nhằm tiêu diệt địch giải phóng vùng Tây Bắc, tạo điều kiện cho Lào giải phóng Bắc Lào.
 - Ta đã huy động một lực lượng lớn chuẩn bị cho chiến dịch: 4 đại doàn bộ binh, 1 đại doàn pháo binh và nhiều tiểu đoàn công binh…hàng chục nghìn tấn vũ khĩ lương thực…chuyển ra mặt trận. Đầu tháng 3-1954 công tác chuẩn bị đã hoàn tất.
 * Diễn biến: Chiến dịch Điện Biên Phủ được chia làm 3 đợt:
 Đợt 1,( từ ngày 13 đến 17-3-1954): quân ta tiến công tiêu diệt cụm cứ điểm Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc, loại khỏi vòng chiến đấu 2000 tên địch.
 Đợt 2,( từ ngày 30-3 đến 26-4-1954): quân ta đồng loạt tiến công các cứ điểm phía Đông phân khu trung tâm Mường Thanh như các cứ điểm E1, D1, C1, A1,… bao vây, chia cắt địch.
 Đợt 3, (từ ngày 1-5 đến 7-5-1954): quân ta đồng loạt tiến công phân khu Trung Tâm và phân khu Nam, tiêu diệt các cứ điểm còn lại. Chiều 7-5 ta đánh vào sở chỉ huy địch. 17h 30 tướng cờ Đờ Caxtori cùng toàn bộ ban tham mưu của địch đầu hàng và bị bắt sống.
 * Kết quả: Ta đã loại vòng chiến đấu 16.200 địch, trong đó có một thiếu tướng, bắn rơi và phá hủy 62 máy bay các loại, thu toàn bộ vũ khí, phương tiện chiến tranh.
 * Ý nghĩa
 - Thắng lợi Điện Biên Phủ đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava. 
 - Giáng đòn quyết định vào tham vọng xâm lược của thực dân Pháp, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao của ta giành thắng lợi.
Câu 2
* Nội dungcủa hiệp định Giơ ne vơ
 - Các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lảnh thổ của 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia.
 - Các bên tham chiến thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn ĐD.
 - Các bên tham chiến thực hiện cuộc tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực.
 - Cấm đưa quân đội, nhân viên quân sự và vũ khí nước ngoài vào các nước Đông Dương.Các nước Đông Dương không được tham gia bất cứ khối liên minh quân sự nào.
 - Ở Việt Nam: quân đội nhân dân Việt Nam và quân Pháp tập kết ở 2 miền Bắc – Nam, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới tạm thời; tiến tới thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước sẽ được tổ chức vào tháng 7-1956.
 - Cấm đưa quân đội, nhân viên quân sự, vũ khí nước ngoài vào ĐD
 - Trách nhiệm thi hành hiệp định thuộc về những người kí hiệp định và những người kế tục sự nghiệp của họ.
Câu 3: 
* Âm mưu:
 - Sau thất bại của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, Mĩ phải chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở Miền Nam và mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc.
 - Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” là loại hình xâm lược thực dân mới được tiến hành bằng lực lượng quân Mĩ, quân một số nước đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn . Trong đó quân Mỹ giữ vai trò chủ yếu + cố vấn Mĩ+ vũ khí Mĩ+ Phương tiên chiến tranh của Mĩ+ Đola Mĩ
 - Mục tiêu: giành lại thế chủ động trên chiến trường bằng chiến lược “tìm diệt”, đẩy lực lượng vũ trang của ta trở về phòng ngự, buộc ta phải đánh nhỏ hoặc rút về biên giới, tiến tới kết thúc chiến tranh.
 * Hành động : Dựa vào ưu thế quân sự với quân số đông, vũ khí hiện đại, quân Mĩ vừa mới vào Miền Nam đã mở ngay cuộc hành quân “tìm diệt” vào căn cứ Quân giải phóng ở Vạn Tường (Quảng Ngãi) và hai cuộc phản công chiến lươc mùa khô (1965 – 1966 và 1966 – 1967) bằng hàng loạt cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” vào “Đất thánh Việt Cộng”.

File đính kèm:

  • docde thi su 9 ki 2.doc
Đề thi liên quan