Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn 7 (có đáp án)
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn 7 (có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD – ĐT HOÀI NHƠN Trường THCS: Họ và tên: SBD: Lớp: .... BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II Năm học: 2010-2011 Môn: Ngữ văn 7 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể T/G phát đề) Chữ kí GT1 Chữ kí GT2 Mã phách Điểm (Bằng số) Điểm (Bằng chữ) Chữ kí GK1 Chữ kí GK2 Mã phách I/TRẮC NGHIỆM : (Mỗi câu đúng được 0.25 điểm) Câu 1: Em hiểu những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất nói về điều gì ? A . Các hiện tượng thuộc về qui luật tự nhiên. B . Công việc lao động sản xuất của nhà nông. C . Kinh nghiệm quí báu của nhân dân trong việc quan sát các hiện tượng tự nhiên và trong lao động sản xuất. D . Mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người. Câu 2 : Dòng nào sau đây thể hiện đầy đủ nhất vấn đề nghị luận trong bài văn “Sự giàu đẹp của tiếng Việt” ? A. Tiếng Việt, trong cấu tạo của nó, thật sự có những đặc sắc của một thứ tiếng khá đẹp. B. Tiếng Việt của chúng ta gồm có một hệ thống nguyên âm và phụ âm khá phong phú. C. Tiếng Việt có những khả năng dồi dào về phần cấu tạo từ ngữ cũng như về hình thức diễn đạt. D. Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. Câu 3: Xác định thể loại của tác phẩm “Sống chết mặc bay” ? A.Truyện ngắn. B. Truyện dài. C. Tùy bút. D. Kí. Câu 4: Em hiểu như thế nào về giá trị nhân đạo của tác phẩm “Sống chết mặc bay.” ? A.Phản ảnh sự bất lực của con người trước thiên nhiên dữ dội. B. Phản ánh sự vô trách nhiệm của bọn quan lại. C. Thể hiện niềm thương cảm của tác giả trước nỗi thống khổ của người dân. D. Phản ánh sự đối lập hoàn toàn giữa cuộc sống của bọn quan lại với tính mạng đang đe dọa của người dân. Câu 5: Dòng nào sau đây nói lên nội dung chính của vở chèo “Quan Âm Thị Kính” ? A. Ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của tất cả những người phụ nữ trong xã hội phong kiến. B. Thể hiện những đối lập giai cấp trong xã hội cũ. C. Thể hiện những phẩm chât tốt đẹp cùng nỗi oan bi thảm, bế tắc của người phụ nữ và những đối lập giai cấp thông qua xung đột gia đình, hôn nhân trong xã hội phong kiến. D. Đề cao khát vọng hạnh phúc của người phụ nữ trong xã hội phong kiến . Câu 6: Tác giả của văn bản “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” là (Nhớ và điền chính xác tên tác giả vào chỗ ()) Câu 7 : Câu “Cần phải ra sức phấn đấu để kết quả học tập cao hơn.” đã rút gọn thành phần nào ? A . Thành phần trạng ngữ. B . Thành phần chủ ngữ. C . Thành phần vị ngữ. Câu 8: Em hiểu câu đặc biệt là câu như thế nào ? A. Là câu chỉ có chủ ngữ. B. Là câu chỉ có vị ngữ. C. Là câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ. D. Là câu có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ. Câu 9 : Tìm câu đặc biệt trong những câu sau đây ? A. Tiếng suối chảy róc rách B. Một giờ sáng. C. Trên cao, bầu trời trong xanh không một gợn mây. D. Mưa rất to. Câu 10: Nhớ và điền cụm từ thích hợp vào chỗ () để hoàn chỉnh khái niệm sau: là sự sắp xếp nối tiếp các từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm. Câu 11: Em hiểu thế nào là câu bị động ? A. Là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hành động hướng vào người, vật khác. B. Là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hành động của người, vật khác hướng vào. C. Là câu có thể rút gọn thành phần chủ ngữ. D. Là câu có thể rút gọn các thành phần phụ. Câu 12: Trong các câu sau, câu nào là câu bị động ? A. Xe cô ấy bị hỏng. B. Ngôi đền ấy được người ta xây dựng từ thế kỉ trước. C. Nó được nhận thưởng. D. Nhà vua truyền ngôi cho cậu bé. II/ TỰ LUẬN : (7.0 điểm) Câu 1: (1.0 điểm) Thế nào là rút gọn câu ? Câu 2: (1.0 điểm) Tìm câu rút gọn trong ví dụ sau ? Khôi phục những thành phần câu được rút gọn ? - Khi nào bạn về quê ? - Chiều nay. Câu 3: (5.0 điểm) Em hãy chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI: I / TRẮC NGHIỆM : (3.0 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án C D A C C Nguyễn Ái Quốc B C B Liệt kê B B Điểm II/ TỰ LUẬN : (7.0 điểm) Câu 1: (1.0 điểm) - Trả lời đúng khái niệm: Khi nói hoặc viết, có thể lượt bỏ một số thành phần của câu, tạo thành câu rút gọn. Câu 2: (1.0 điểm) - Xác định đúng câu rút gọn: Chiều nay. (0.5 điểm) - Khôi phục đúng: Chiều nay, mình về quê. (0.5 điểm) Câu 3: (5.0 điểm) 1. Yêu cầu chung: - Biết làm bài văn nghị luận chứng minh. - Bố cục đầy đủ 3 phần. - Biết lựa chọn, đưa dẫn chứng phù hợp. - Hành văn mạch lạc, lưu loát. - Lập luận chặt chẽ, hợp lí. - Chú ý lỗi dùng từ, ngữ pháp, chính tả. 2. Yêu cầu cụ thể: Bài làm cần đảm bảo các ý chính sau: - Giải thích được ý nghĩa câu tục ngữ: Nêu bài học về sự biết ơn : Thành quả không tự nhiên mà có cho nên người hưởng thụ phải hiểu biết, tri ân, giữ gìn và phát huy các thành quả của người làm ra chúng. - Khẳng định câu tục ngữ là lời dạy, lời khuyên, là bài học đạo lí làm người có ý nghĩa thiết thực. - Tìm những biểu hiện tiêu biểu của đạo lí: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” (Các lễ hội là hình thức tưởng nhớ tổ tiên, các ngày cúng giỗ trong gia đình, các ngày kỉ niệm như: thương binh liệt sĩ, ngày nhà giáo Việt Nam, ngày thầy thuốc Việt Nam, ) - Đánh giá: Người biết “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là người có đạo đức tốt. Nếu gia đình, xã hội giữ được truyền thống ấy là gia đình, xã hội tốt đẹp, bền vững. - Lời khuyên: Cần giữ gìn, bảo vệ thành quả, mỗi người phải cố gắng, cống hiến thì xã hội mới phát triển tốt đẹp. * BIỂU ĐIỂM: - Điểm 4-5: Đảm bảo các yêu cầu trên, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thích hợp, lời văn trong sáng, không quá 2 lỗi chính tả. - Điểm 2-3: Đáp ứng cơ bản các yêu cầu trên, còn những sai sót nhỏ, sai không quá 5 lỗi chính tả. - Điểm 1: Bài làm sơ sài, thiếu nhiều ý theo yêu cầu, sai nhiều lỗi chính tả. - Điểm 0: Bỏ giấy trắng hoặc viết vài câu vô nghĩa. --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
File đính kèm:
- ĐỀ NV7 KÌ II (2010-2011).doc