Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn 8 (có đáp án)

doc3 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 12847 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn 8 (có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD&ĐT Hoài nhơn
Trường THCS.......................................
Họ và tên:..............................................
SBD:......................................................
Lớp:......................................................
BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II
NĂM HỌC: 2010- 2011
 MÔN: NGỮ VĂN 8
Thời gian làm bài: 90 phút
( Không kể thời gian giao đề)
Chữ kí GT1:
Chữ kí GT2:
Mã phách
Điểm
Chữ kí GT1
Chữ kí GT2
Mã phách
Bằng số
Bằng chữ
A.- TRẮC NGHIỆM : (3 điểm; 12 câu, mỗi câu đúng 0,25đ)
	Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
Câu 1: Những văn bản nào thuộc thể thơ trữ tình ?
 A. Nhớ rừng; Khi con tu hú; Ngắm trăng.
 B. Thuế máu; Nước Đại Việt ta.
 C. Bàn luận về phép học; Đi bộ ngao du.	
 D. Hịch tướng sĩ; Chiếu dời đô.
Câu 2: Một trong những cảm hứng chung của hai bài thơ “ Nhớ rừng” và “Ông đồ” là gì ?
	A. Nhớ tiếc quá khứ.	B. Thương người và hoài cổ.
	C. Coi khinh cuộc sống tầm thường hiện tại.	D. Đau xót và bất lực.
Câu 3 : Nhân vật trữ tình trong bài thơ “Khi con tu hú” là :
	A. Con tu hú.	B. Lúa chiêm.
	C. Tác giả Tố Hữu.	D. Con diều sáo.
Câu 4: Nhận xét nào không đúng với bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh.
 A. Quê hương là sự mở đầu cho nguồn cảm hứng viết về quê hương của Tế Hanh.
 B. Quê hương thể hiện tình cảm quê hương tha thiết, trong sáng của nhà thơ Tế Hanh.
 C. Quê hương là một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển.
 D. Quê hương mang nặng nỗi buồn và tình yêu quê hương thắm thiết.
Câu 5: Ý nào nói đúng nhất chức năng của thể Hịch ?
	A. Ban bố mệnh lệnh của vua.
B. Dùng để công bố kết quả một sự việc.
C. Dùng để trình bày với nhà vua sự việc, ý kiến hoặc đề nghị.
D. Dùng để cổ động thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh chống thù trong giặc ngoài.
Câu 6: Dòng nào dưới đây nêu đúng nhất về nội dung chủ yếu văn bản “Thuế máu”?
 A.Vạch trần thủ đoạn của chính quyền thực dân đã biến người dân nghèo khổ ở các xứ thuộc địa thành vật hi sinh để phục vụ cho lợi ích của chúng trong các cuộc chiến tranh tàn khốc.
 B.Tố cáo chính sách thuế khoá hà khắc của thực dân trong khi cai trị các nước thuộc địa.
 C.Nói lên nỗi khổ của những người bị bắt đi lính cũng như nỗi bất công mà họ phải gánh chịu khi chiến tranh kết thúc.
 D.Thể hiện tinh thần phản đối chiến tranh, yêu chuộng hoà bình, chia sẻ những đau thương mất mát của người dân thuộc địa trong chiến tranh.
Câu 7: “Ông Giuốc đanh mặc lễ phục” được trích trong văn bản nào?
 A.Trưởng giả học làm sang. 	B. Bản án chế độ thực dân Pháp.
 C. Luận học pháp. 	D. Ê-min hay Về giáo dục.
Câu 8: Câu phủ định có chức năng gì?
 A. Thông báo, xác nhận sự vật.
 B. Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó, phản bác một ý kiến, một nhận định.
 C. Khẳng định sự vật, tính chất nào đó.
 D. Không xác nhận vật, sự vật, sự việc.
Câu 9: Trật tự từ trong câu in đậm ở đoạn văn sau có tác dụng gì?
 Sứ giả vào, đứa bé hỏi: Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt, và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này. Sứ giả vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ, vội vàng về tâu vua. (Thánh Gióng)
 A.Thể hiện thứ tự trước sau của hành động.
 B. Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng.
 C. Liên kết với những câu khác trong văn bản.
 D. Đảm bảo sự hài hoà về ngữ âm của lời nói.
Câu 10: Câu “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt, và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này.” thuộc kiểu câu nào?
	A.Trần thuật 	C. Cầu khiến
	B. Nghi vấn 	D. Cảm thán
Câu 11: Tính chất nào sau đây phù hợp với văn bản thuyết minh ?
	A. Thể hiện tình cảm trước đối tượng.
	B. Cung cấp tri thức khách quan, xác thực, hữu ích.
	C. Cung cấp tri thức chủ quan, cảm tính.
	D. Sử dụng hàng loạt chứng cứ.
Câu 12: Tác dụng của các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận là gì ?
	A. Giúp bài văn nghị luận dễ hiểu hơn.
	B. Giúp cho việc trình bày luận điểm chặt chẽ hơn.
	C. Giúp cho việc trình bày luận điểm, luận cứ rõ ràng, cụ thể, sinh động hơn.
	D. Giúp bài văn sinh động hơn.
B.- TỰ LUẬN : (7.0 điểm)
	Câu 1 : Đặc điểm hình thức của câu nghi vấn và cho ví dụ. (2.0đ)
	Câu 2 : " Đọc thơ Bác, ta thấy rõ lòng yêu thiên nhiên, tinh thần lạc quan cách mạng của người chiến sĩ cộng sản trong hoàn cảnh gian khổ ngay cả nơi tù ngục tối tăm". Dựa vào hai bài thơ “Ngắm trăng” và “Tức cảnh Pác Bó” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên. (5.0đ)
BÀI LÀM
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN –KHỐI 8 –HỌC KÌ II
	A. TRẮC NGHIỆM: (12 câu, mỗi câu đúng 0,25, tổng 3 điểm )
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
A
A
C
D
D
A
A
B
A
C
B
C
PHẦN B : TỰ LUẬN (7.0đ)
Câu 1 : Đặc điểm hình thức của câu nghi vấn và cho ví dụ. (2.0đ)
	a- Câu nghi vấn là câu có những từ nghi vấn (ai, gì, nào, sao, tại sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu, à, ư, hả, chứ, (có).....không, (đã)......chưa,...) hoặc có từ hay (nối các vế có quan hệ lựa chọn). (1.0đ)
	b- Ví dụ đúng. (1.0đ)
Câu 2 : (5.0đ)
1.Yêu cầu cần đạt :
	Dựa vào hai bài thơ “Ngắm trăng” và “Tức cảnh Pác Bó”, làm rõ nhận định ( làm bài văn nghị luận có kết hợp các yếu tố biểu cảm)
	-Học sinh biết cách lập luận chứng minh và giải thích, trình bày luận điểm trong bài văn nghị luận.
	-Bài làm có đủ ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
	-Nội dung đúng yêu cầu của đề bài, lập luận chặt chẽ, thuyết phục, các phần được liên kết chặt chẽ, hợp lý.
	-Văn phong sáng tạo, không dùng từ sai, câu phải đúng ngữ pháp, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp.
2.Yêu cầu cụ thể:.
- Giới thiệu về tác giả, hoàn cảnh sáng tác, nội dung cơ bản của hai bài thơ. 
- Triển khai các luận điểm, phân tích dẫn chứng để chứng minh: 
+ Tình yêu thiên nhiên, sống gắn bó, hoà hợp với thiên nhiên là một niền vui lớn của Bác.
+ Phong thái ung dung, lạc quan của Bác trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ngay cả trong cảnh ngục tù tối tăm. 
+ Khẳng định vấn đề: chất nghệ sĩ trong con người chiến sĩ.
+ Liên hệ bản thân, tình cảm đối với Bác.
3.Biểu điểm:
	-Điểm 5 : Bài làm đáp ứng đầy đủ yêu cầu trên, bố cục chặt chẽ, rõ ràng, diễn đạt tốt , có một vài sai sót nhỏ.
	-Điểm 4 : Bài làm đáp ứng 2 / 3 yêu cầu trên, triển khai các luận điểm và phân tích các dẫn chứng để chứng minh chặt chẽ, lô-gic, diễn đạt tốt, có thể mắc 4 – 5 lỗi các loại.
	-Điểm 3 : Bài làm đáp ứng 2 / 3 yêu cầu trên, có bố cục chặt chẽ, rõ ràng, diễn đạt khá, có thể mắc 6 – 7 lỗi các loại.
	-Điểm 2 : Đáp ứng 1 / 2 yêu cầu trên, có bố cục , diễn đạt tạm, có thể mắc 10 - 15 lỗi các loại.
	-Điểm 1 : Bài làm còn nhiều sai sót, chưa nắm vững kĩ năng hoặc lạc đề.
	-Điểm 0 : Viết vài câu vô nghĩa hoặc bỏ giấy trắng.
**********************

File đính kèm:

  • docDe Van 8 - HK 2.doc