Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn 8 - Năm học 2013-2014

doc3 trang | Chia sẻ: frankloveabc | Lượt xem: 1307 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn 8 - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề Kiểm tra học kì ii
 năm học 2013-2014
Môn: Ngữ văn 8

Phần I: Trắc nghiệm (2,0 điểm)
Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng và ghi vào bài làm của em
1. Văn bản Nước Đại Việt ta (Nguyễn Trãi) được viết theo thể loại nào?
A. Cáo B. Chiếu	 C. Hịch	D. Tấu
2. Dòng nào nói đúng giọng điệu chủ yếu của câu: ấy thế mà cuộc chiến tranh vui tươi vừa bùng nổ, thì lập tức họ biến thành những đứa “con yêu’’, những người “ bạn hiền’’ của các quan cai trị phụ mẫu nhân hậu, thậm chí của các quan toàn quyền lớn, toàn quyền bé nữa. (Thuế máu - Nguyễn Ái Quốc)?
A. Giọng lạnh lùng, cay độc	 	 B. Giọng đay nghiến, cay nghiệt
C. Giọng thân tình, suồng sã	 D. Giọng điệu trào phúng, mỉa mai
3. Cụm từ “cuộc chiến tranh vui tươi” mà Nguyễn ái Quốc sử dụng trong văn bản Thuế máu nói về cuộc chiến tranh nào?
A. Cuộc chiến tranh Pháp – Phổ (Đức) (1870 – 1871) B. Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)
C. Cuộc chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) D. Cuộc chiến tranh mà Pháp tiến hành mở rộng thuộc địa
4. Những câu nào sau đây không có ‎ý nghĩa phủ định?
A. Không phải là nó không biết. B. Trong tù không rượu cũng không hoa.
C. Qua đường không ai hay. D. Ai chẳng có một thời cắp sách tới trường.
5. Những dòng nào sau đây nêu đúng hiệu quả diễn đạt của việc sắp xếp trật tự các cụm từ in đậm (gạch chân) trong câu văn: “Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập – Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương“?
A. Nhằm thể hiện trình tự theo thời gian của sự việc được nói đến.
B. Nhằm thể hiện quan hệ trong không gian của sự việc được nói đến.
C. Nhằm tạo mối liên kết giữa hai vế của câu văn.
D. Nhằm thể hiện thứ bậc quan trọng của sự việc được nói đến.
6. Trong văn nghị luận, yếu tố tự sự và miêu tả có vai trò gì?
A. Giúp cho việc trình bày các luận điểm, luận cứ chặt chẽ hơn
B. Giúp cho việc trình bày các luận điểm, luận cứ rõ ràng, cụ thể sinh động hơn
C. Giúp bài văn nghị luận dễ hiểu.
D. Giúp cho bài văn nghị luận mạch lạc hơn.
Phần II. Tự luận (8,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm) Đọc kĩ đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đừng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
- Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu?
a. Đoạn thơ trên được trích ra từ tác phẩm nào? Tác giả là ai?
b. Trong đoạn thơ tác giả sử dụng kiểu câu nào là chủ yếu? Viết đoạn văn (từ 6 đến 8 câu) phân tích hiệu quả của việc sử dụng kiểu câu đối với việc thể hiện nội dung đoạn thơ.
Câu 2 (5,0 điểm). 
 Có ý kiến đã nhận xét về văn bản Thuế máu như sau: Tác giả Nguyễn ái Quốc đã vạch trần bộ mặt của chính quyền thực dân ở các xứ thuộc địa: bịp bợm, dối trá; đã biến người dân thuộc địa thành vật hi sinh để phục vụ lợi ích của chúng trong chiến tranh.
 Bằng sự hiểu biết của mình về văn bản Thuế máu (Trích Bản án chế độ thực dân Pháp) của Nguyễn ái Quốc, em hãy chứng minh ý kiến trên. 
 -Hết-


 
đáp án Đề Kiểm tra học kì ii.
 năm học 2013-2014
Môn: Ngữ văn 8. 

Phần I: Trắc nghiệm (2,0 điểm - mỗi ý trả lời đúng 0,25 điểm)

Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
A
D
B
A, D
A, C
B
Phần II: tự luận (8,0 điểm)
Câu 1 (3 điểm)
a. Đoạn thơ trích từ Nhớ rừng của Thế Lữ (0,5 đ)
b. Trong đoạn thơ tác giả sử dụng chủ yếu kiểu câu nghi vấn – câu hỏi tu từ (0,5đ)
*Viết đoạn văn (2đ)
- Hình thức: Viết đúng hình thức đoạn văn, đủ số câu, diễn đạt mạch lạc (0,5 điểm)
- Nội dung: Đảm bảo các ý cơ bản (1,5đ)
+ Các câu hỏi tu từ được sử dụng liên tiếp để tập trung thể hiện nỗi tiếc nuối của con hổ về cuộc sống của nó trong quá khứ, nơi chốn giang sơn hùng vĩ của nó.
+ Đó là khung cảnh núi rừng hùng vĩ, tráng lệ với những đêm vàng bên bờ suối, với những ngày mưa rung chuyển cả bốn phương ngàn, với những buổi bình minh rộn rã tiếng chim ca, với những chiều sau rừng đỏ rực màu máu.
+ Trong khung cảnh hùng vĩ tráng lệ và cũng bí ẩn đó con hổ luôn luôn hiện ra với tư thế uy nghi của một vị chúa tể.
Câu 2 (5 điểm)
Tiêu chí
Yêu cầu cần đạt
Thang điểm

Hình thức
*Yêu cầu:
- Viết đúng kiểu bài Nghị luận văn học (chứng minh)
- Bố cục rõ ràng; hệ thống luận điểm chặt chẽ
- Câu và chữ đúng văn phạm
 0,5




Nội dung
1. Mở bài
- Dẫn dắt vấn đề
- Giới thiệu được vấn đề cần chứng minh
- Trích dẫn 
2. Thân bài: Chứng minh 
Thái độ và hành động bịp bợm, dối trá của bọn thực dân bản địa đối với người dân thuộc địa trước chiến tranh, trong chiến tranh và sau chiến tranh
a. Trước chiến tranh: Coi người dân thuộc địa là những người hạ đẳng, bản thỉu, làm nhục, đánh đập họ.
b. Khi chiến tranh xảy ra: 
- Tâng bốc họ thành những người “bạn hiền”, những đứa “con yêu”, những “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do” để đẩy họ ra mặt trận làm bia đỡ đạn (dẫn chứng về những cái chết của những người lình thuộc địa trên các chiến trường Châu Âu), đẩy họ vào các xưởng chế tạo vũ khí biến họ thành vật hi sinh cho lợi ích của chúng trong chiến tranh (dẫn chứng về số người chết).

- Chúng bắt những người dân thuộc địa đi lính bằng đủ mọi thủ đoạn, mánh khóe tàn nhẫn nhưng lại rêu rao rằng họ tình nguyện đầu quân.
- Trục lợi qua việc bắt lính: xoay sở “làm tiền’’
c. Khi chiến tranh kết thúc: Sau khi bóc lột người dân bằng thuế máu chúng lại đẩy họ trở về vị trí ban đầu như khi chưa có chiến tranh xảy ra, chúng lại đánh đập họ một cách vô cớ, tước đoạt của cả của họ, đối xử với họ như đối với súc vật
3. Kết bài : Khẳng định lại vấn đề, nêu cảm xúc của người viết. 
 0,5đ



3,5đ

















0,5đ

-Hết-

File đính kèm:

  • docDEDAP AN KIEM TRA KY 2 VAN 8 1314.doc