Đề kiểm tra học kì II Môn: ngữ văn 8.thời gian :90 phút Trường THCS Triệu Nguyên
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì II Môn: ngữ văn 8.thời gian :90 phút Trường THCS Triệu Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD – ĐT ĐAK RÔNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II. TRƯỜNG THCS TRIỆU NGUYÊN Môn: Ngữ văn 8.Thời gian :90 phút ……………………………………………………………………………………………… I/ PHẨN TRẮC NGHIỆM: Chọn và khoanh tròn cho câu trả lời đúng nhất. Câu 1: Văn bản “Nước Đại Việt ta” trích từ tác phẩm nào? Chiếu dời đô Hịch tướng sĩ. Bình Ngô Đại Cáo Bàn luận về phép học Câu 2: “Nước Đại Việt ta” được viết vào thời kì nào? Thời kì nước ta chống quân Tống Thời kì nước ta chống quân Nguy ên Thời Thời kì nước ta chống quân Thanh Thời kì nước ta chống quân Minh Câu 3: Văn bản trên được viết theo thể loại nào? Thơ. Hịch. Cáo Chiếu. Câu 4: Nhận xét nào đúng trong các nhận xét sau? Cáo được viết bằng văn xuôi Cáo được viết bằng văn vần Cáo được viết bằng văn xuôi hay văn vần nhưng phần lớn được viết bằng văn biền ngẫu Cáo được viết bằng văn biền ngẫu Câu 5: Tác phẩm “Bình Ngô Đại Cáo” ra đ ời trong những thời điểm nào? Trước khi cuộc kháng chiến bắt đầu Sau khi cuộc kháng chiến thắng lợi Trước khi cuộc kháng chiến kết thúc Cả 3 đều sai Câu 6: Bao trùm lên toàn bộ đoạn trích trên là tư tưởng, tình cảm gì? Lòng căm thù giặc Tinh thần lạc quan Lòng tự hào dân tộc Tư tưởng nhân nghĩa Câu 7: Kiểu hành động nói nào được sử dụng trong đoạn trích sau: .”Như nước Đại Việt ta từ trước-Vốn xưng nền văn hiến đã lâu-Núi sông bờ cõi đã chia-Phong tục Bắc Nam cũ ng khác” A. Hành động trình bày B. Hành động hỏi C.Hành đọng bộc lộ cảm xúc D.Hành động điều khiển Câu 8:Chữ “văn hiến” trong văn bản trên được hiểu là gì? A.Những tác phẩm văn chương B Những người tài giỏi C. Truyền thống lịch sử vẻ vang D.Truyền thống văn hóa lâu đời Câu 9: “Lưu Cung tham công nên thất bại” thuộc kiểu câu nào? Câu nghi vấn Câu cầu khiến Câu trần thuật D.Câu cảm thán Câu 10: Từ nào trong các từ sau không phải là từ Hán Việt? Nhân nghĩa Xem xét Độc lập Tiêu vong. Câu 11: Dòng nào phù hợp với nghĩa của từ “tiêu khiển trong vế câu “hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển”? Làm giàu Vui chơi, giải trí Sát phạt Luyện tập binh pháp Câu 12: Câu “Cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp của giặc” là kiểu câu gì? A. Câu cảm thán C. Câu cầu khiến B. Câu nghi vấn D. Câu phủ định II/PHẦN TỰ LUẬN: Bao trùm lên bài “Hịch tướng sĩ”(Trần Quốc Tuấn) là tấm lòng băn khoăn, lo lắng đối với vận mệnh đất nước. Hãy viết bài giới thiệu về tác phẩm trên. ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II. Môn : Ngữ Văn 8 Năm học 2008 – 2009. I/ Phần trắc nghiệm:(3 điểm) Đúng mỗi câu đạt 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đ/A C D B C B C A D C B B D II/Phần tự luận:(7 điểm) Bài làm cần đạt những yêu cầu sau: 1, Về hình thức: - Xác định đúng thể loại đề ra: Văn thuy ết minh v à ngh ị lu ận ch ứng minh - Hình thức: + Bố cục đầy đủ ba phần, rõ ràng, chặt chẽ. + Trình bày đẹp, lời văn sáng tạo, trau chuốt. 2, Về nội dung: a, Mở bài: - Giới thiệu chung về tác giả và bài h ịch - Dẫn dắt đưa vấn đề cần phân tích vào bài. b, Thân bài: Bài viết cần nêu được các ý : Trần Quốc Tuấn là người anh hùng dân tộc, nhà quân sự thiện tài, được vua giao cho làm thống lĩnh quân đội, lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Nguyên đi đến thắng lợi. Là người nổi tiếng biết trọng kẻ sĩ, thu phục nhân tài. Trần Quốc Tuấn viết bài hịch này để khích lệ tướng sĩ học tập binh thư - Băn khoăn trước tình trạng tướng sĩ không biết lo lắng cho tương lai đất nước, không thấy lo, thấy thẹn khi nhà vua và đất nước bị kẻ thù làm nhục, chỉ biết lo vui thú, tiêu khiển, lo làm giàu, ham săn bắn, thích rượu ngon, mê tiếng hát..... -Lo lắng cho vận mệnh của đất nước, đặt ra tình huống “Nếu có giặc Mông Thát tràn sang” ............. Tỏ rõ nỗi lòng trước tình trạng đó: đau xót biết chừng nào? Khi phân tích cần chú ý trích thơ. Có thể liên hệ với các bài thơ khác có cùng chủ đề để thấy rõ cái hay của bài hịch. c, Kết bài: Tổng kết về giá trị nghệ thuật của bài hịch.Vị trí bài thơ trong lòng người đọc.
File đính kèm:
- De kiem tra HK2 Ngu Van 8.doc