Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn 9 (kèm đáp án)

doc4 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 1723 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn 9 (kèm đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD - ĐT HOÀI NHƠN
TRƯỜNG THCS..
HỌ VÀ TÊN:
SBD:
LỚP:
BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II
Năm học: 2010 – 2011
Môn: Ngữ văn 9
Thời gian làm bài 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
GT1:
GT2:
Mã phách:
"
Điểm (Bằng số)
Điểm (Bằng chữ)
Chữ kí GK1
Chữ kí GK2
Mã phách:
I/ TRẮC NGHIỆM: (3.0 diểm)
(Trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu của mỗi câu có đáp án đúng nhất)
Câu 1: Tác giả của văn bản “Bàn về đọc sách” là:
A. Vũ Khoan	B. Chu Quang Tiềm	C. Nguyễn Đình Thi	D. Nguyễn Minh Châu
Câu 2: Hai câu thơ “Sách cũ trăm lần xem chẳng chán - Thuộc lòng, ngẫm kĩ một mình hay” trong văn bản “Bàn về đọc sách” nói lên điều gì?
A. Không nên đọc sách mới vì sách mới quá nhiều, dễ lạc hướng.
B. Phải biết kết hợp các loại sách mà đọc.
C. Đọc sách không cốt lấy nhiều mà phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ.
D. Phàm là con người muốn có kiến thức thì phải biết đọc sách.
Câu 3: Câu nào dưới đây có chứa thành phần khởi ngữ?
A. Trời ơi, chỉ còn năm phút! 	 B. Thôi, chấm dứt tiết mục hái hoa.
C. Ồ, sao mà độ ấy vui thế.	 D. Giàu, tôi cũng giàu rồi.
Câu 4: Câu ca dao: “Bầu ơi thương lấy bí cùng / Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” có sử dụng thành phần biệt lập nào dưới đây:
A. Thành phần gọi – đáp.	B Thành phần tình thái.	
C. Thành phần phụ chú.	D. Thành phần cảm thán. 
Câu 5: Theo tác giả của bài viết “Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới” thì chuẩn bị về vấn đề gì là quan trọng nhất khi bước vào thế kỉ mới?
	A. Bản thân con người.	B. Kiến thức khoa học kĩ thuật.
	C. Tích lũy vốn đầu tư để sản xuất.	D. Tập trung nghiên cứu khoa học.
Câu 6: Trong bài thơ “Con cò” hai hình tượng con cò và em bé được thể hiện:
A. Như một sự bổ sung cho nhau.	
B. Như một cặp hình tượng có tác dụng làm nổi bật nhau.
C. Như một sự đối sánh để làm nổi bật lên tình yêu thương của người mẹ. 
D. Như hai hình tượng biệt lập.
Câu 7: Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải có đề tài giống với bài thơ nào trong các bài thơ sau ?
 A. Đêm nay Bác không ngủ (Minh Huệ) B. Đồng chí (Chính Hữu) 
 C. Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật) D. Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận)
Câu 8: Mạch cảm xúc của bài thơ “Viếng lăng Bác” được thể hiện theo trình tự nào ?
A. Từ gần đến xa.	B. Từ xa đến gần.	C. Từ trong ra ngoài.	D. Không theo trình tự nào.
Câu 9: Chi tiết “một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn.” Có sử dụng biện pháp tu từ nào?
	A. Nhân hóa.	B. Ẩn dụ.	C. Nói quá.	D. So sánh.
Câu 10: Hai câu thơ “Sấm cũng bớt bất ngờ/Trên hàng cây đứng tuổi” trong “Sang Thu” thể hiện ý nghĩa gì?
A. Thông báo về hiện tượng thiên nhiên cuối hạ - đầu thu.	
B. Miêu tả hàng cây trước những tiếng sấm cuối mùa hạ.
C. Miêu tả hàng cây cổ thụ.
D. Tả thực hiện tượng thiên nhiên để gửi gắm những suy ngẫm về cuộc đời, con người.
"
Câu 11: Từ “còn” trong phần trích: “ Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!” là phương tiện của phép liên kết nào?
A. Phép nối.	B. Phép lặp.	C. Phép thế.	D. Phép đồng nghĩa.
12) Câu văn: “Tôi phủi áo, căng mắt nhìn qua khói và chạy theo chị Thao.” thuộc kiểu câu gì ?
 A. Câu đơn. B. Câu ghép đẳng lập. C. Câu ghép chính phụ. D. Câu đặc biệt.
II/ TỰ LUẬN: (7.0 diểm)
Câu 1: ( 1 điểm ) 
 Vì sao gọi thành phần tình thái, thành phần cảm thán, thành phần gọi-đáp, thành phần phụ chú là thành phần biệt lập ?
Đặt một câu trong đó có thành phần phụ chú.
Câu 2: ( 6 điểm ) 
 Qua bài thơ “Nói với con” của Y Phương, em cảm nhận được người cha nói với con những gì? 
Bài làm :
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM NGỮ VĂN 9:
I/ TRẮC NGHIỆM: (3.0 điểm)
 HS trả lời bằng cách khoanh tròn vào các câu trả lời sau: ( Mỗi câu có đáp án đúng 0.25 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
B
C
D
A
A
C
A
B
D
D
A
A
Điểm
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
II/ TỰ LUẬN: (7.0 điểm)
Câu 1: ( 1 điểm )
Gọi thành phần tình thái, thành phần cảm thán, thành phần gọi-đáp, thành phần phụ chú là thành phần biệt lập vì đó là những bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu. (0,5 điểm)
- Đặt câu đúng ngữ pháp, có thành phần phụ chú. (0,25 điểm) 
- Chỉ ra đúng thành phần phụ chú có trong câu văn. (0,25 điểm)
Câu 2: ( 6 điểm )
Yêu cầu: Bài viết dưới dạng một bài văn nghị luận (có kết hợp biểu cảm) về một bài thơ.
* Mở bài: 
 - Giới thiệu tác giả Y phương và bài thơ Nói với con.
 - Bài thơ là lời tâm tình của người cha nói với con, dặn dò con, ước mong con khôn lớn, tiếp nối truyền thống của gia đình, quê hương.
* Thân bài: 
1. Mượn lời nói với con, Y Phương gợi về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người.
 a) Con lớn lên từng ngày trong tình yêu thương, sự nâng đỡ của cha mẹ. (Phân tích bốn câu thơ đầu)
 Gợi cảnh đứa trẻ chập chững tập đi, không khí gia đình đầm ấm, niềm vui của cha mẹ đón nhận từng biểu hiện lớn lên của con trẻ.
 b) Con được trưởng thành trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình của quê hương.
 - Cuộc sống lao động cần cù, tươi vui, gắn bó, quấn quýt bên nhau (Đan lờ cài nan hoa; Vách nhà ken câu hát)
 - Rừng núi quê hương thơ mộng và nghĩa tình (Rừng cho hoa; Con đường cho những tấm lòng).
 2. Mượn lời nói với con để truyền cho con niềm tự hào về quê hương và bày tỏ lòng mong ước của người cha đối với con.
 a) Tự hào về người đồng mình sống vất vả mà mạnh mẽ, khoáng đạt, bền bỉ gắn bó với quê hương. (Người đồng mình  không lo cực nhọc).
 - Nhắc đến người đồng mình bằng những câu cảm thán (yêu lắm; thương lắm con ơi!...) thể hiện tình quê thật thiết tha, đằm thắm, cách bộc lộ mộc mạc, chân thành.
 - Người đồng mình sống vất vả nhưng chí lớn (Cao đo nỗi buồn ; Xa nuôi chí lớn)
 - Qua đó, người cha mong con phải sống có nghĩa tình, thuỷ chung với quê hương, biết chấp nhận và vượt qua gian nan, thử thách bằng ý chí và niềm tin để xây dựng quê hương (Sống trên đá không chêkhông lo cực nhọc).
 b) Tự hào về người đồng mình mộc mạc nhưng giàu ý chí, niềm tin (thô sơ da thịt, chẳng mấy ai nhỏ bé) đã làm nên quê hương với truyền thống tốt đẹp (tự đục đá kê cao quê hương làm nên phong tục).
 Qua đó, người cha muốn con biết tự hào với truyền thống quê hương, cần tự tin mà vững bước trên đường đời.
 c) Niềm mong muốn càng tha thiết khi con trưởng thành. Bốn câu cuối hầu như chỉ nhắc lại hai ý trên, nhưng cách nói mạnh hơn. (thô sơ da thịt – chẳng mấy ai nhỏ bé... / tuy thô sơ da thịt – không bao giờ nhỏ bé)
 - Kết hợp với tiếng gọi Con ơi, với những câu cầu khiến Lên đường; Nghe con , tạo nên giọng điệu dặn dò, khuyên bảo, thôi thúc,
* Kết bài: ( Khái quát về giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ – Suy nghĩ của bản thân )
 - Cùng với cách nói giàu hình ảnh vừa cụ thể vừa khái quát, vừa mộc mạc mà ý vị sâu xa là giọng điệu tâm tình tha thiết, trìu mến dặn dò, phù hợp với cách diễn tả cảm xúc và tâm hồn chất phác của người miền núi.
 - Bài thơ diễn tả sâu sắc tình yêu con và ước mong của cha mẹ là con đã được nuôi dưỡng trong tình gia đình, quê hương đằm thắm, thì lớn lên phải sống tình nghĩa, thuỷ chung, luôn tự hào và phát huy được truyền thống của tổ tiên quê nhà.
Biểu điểm: 
 + Điểm 5- 6: Bố cục cân đối, chặt chẽ; nêu luận điểm và triển khai luận điểm một cách sắc sảo, có chiều sâu; lời văn trong sáng, giàu cảm xúc, trình bày rõ ràng, sạch sẽ; mắc không quá 2 lỗi các loại.
 + Điểm 3- 4: Bố cục hợp lí; nêu và triển khai luận điểm tương đối mạch lạc; diễn đạt trôi chảy, trình bày rõ ràng; mắc không quá 5 lỗi các loại.
 + Điểm 1,5- 2: Có nêu và triển khai được một số ý nhưng chưa thật mạch lạc; diễn đạt còn lủng củng, trình bày cẩu thả ; mắc nhiều loại lỗi.
 + Điểm 0,5 - 1: Bài làm quá kém về mọi mặt, mắc quá nhiều loại lỗi; lạc đề. 
 + Điểm 0 : Không làm bài hoặc chỉ viết một số câu vô nghĩa.

File đính kèm:

  • docVăn 9 HK2 (10-11).doc