Đề kiểm tra học kì II môn ngữ văn - Khối 7 - thời gian: 90 phút
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì II môn ngữ văn - Khối 7 - thời gian: 90 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Phan Bội Châu Người ra : Phan Mẫn ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II Môn Ngữ văn - K7 - Thời gian: 90phút. I.Phần trắc nghiệm: Mỗi câu 0,3 điểm (Khoanh tròn chũ cái đầu câu đúng) 1.Điền vào chỗ trống thích hợp. “Trong ......ta thường gặp nhiều câu rút gọn” A. Văn xuôi. B. Truyện ngắn . C. Truyện cổ dân gian. D. Văn vần(thơ, ca dao) 2.Câu rút gọn là câu: A.Chỉ có thể vắng chủ ngữ. B.Chỉ có thể vắng vị ngữ. C.Có thể vắng cả chủ ngữ và vị ngữ. D.Chỉ có thể vắng các thành phần phụ. 3.Đâu là câu rút gọn trả lời cho câu hỏi “Hằng ngày, cậu dành thời gian cho việc gì nhiều nhất? ” A.Hằng ngày mình dành thời gian cho việc đọc sách nhiều nhất. B.Đọc sách là việc mình dành nhiều thời gian nhất. C.Tất nhiên là đọc sách. D.Đọc sách. 4.Câu: “Cần phải ra sức phấn đấu để cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn” được rút gọn thành phần nào? A.Trạng ngữ. B.Chủ ngữ. C.Vị ngữ. D.Bổ ngữ. 5.Trong những câu sau đây câu nào là câu đặc biệt? A.Còn nước còn tát. B.Mưa to quá! C.Ôi, đẹp quá! D.Hoa sim tím cả rừng chiều. 6.Trong câu đặc biệt ở đoạn sau: “Ôi! Trăm hai mươi lá bài đen đỏ, có gì mà run rủi cho quan mê như thế...”có tác dụng gì? A.Bộc lộ cảm xúc. B.Liệt kê, thông báo. C.Xác định thời gian, nơi chốn. D.Gọi đáp. 7.Câu tục ngữ nào trong các câu sau đây đồng nghĩa với câu “Thâm đông, hồng tây, dựng mây . Ai ơi ở lại ba ngày hãy đi.” A.Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa. B.Trăng quầng trời hạn trăng tán thì mưa. C.Tháng bảy kiến bò chỉ lo lại lụt. D.Mống đông, võng tây, chẳng mưa dây cũng bão giật. 8.Câu nào sau đây không phải là tục ngữ? A.Khoai đất lạ, mạ đất quen. B.Chớp đông nháy tây, gà gáy thì mưa. C.Thứ nhất cày ải, thứ nhì rải phân. D.Dải dầu một nắng hai sương. 9.trong câu tục ngữ sau, câu nào có ý nghĩa giống câu “Đói cho sạch rách cho thơm” A.Đói ăn vụng túng làm liều. B.Ăn phải nhai, nói phải nghĩ. C.Giấy rách phải giữ lấy lề. D.Ăn trông nồi ngồi trong hướng. 10.Bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”Bác Hồ viết trong thời kì nào? A.Trong thời kì chống Pháp. B.Trong thời kì chống Mỹ. C.Đầu thế kỉ XX. D.Thời kì Miền Bắc xây dựng Chủ nghĩa xã hội. 11.Đoạn đầu của bài văn “Sự giàu đẹp của Tiếng Việt ”có nhiệm vụ gì? A.Nêu các luận cứ cần có của bài văn. B.Định hướng những kết luận mà bài văn sẽ đạt tới. C.Nêu lên các thao tác lập luận của bài văn. D.Giới thiệu vấn đề chính sẽ được đề cập và lí giải trong bài viết. 12.Để chứng minh sự giàu có và khả năng phong phú của tiếng Việt, trong bài viết Đặng Thai Mai đã sử dụng lập luận gì? A.Giải thích B.Chứng minh. C.Kết hợp phân tích và chứng minh vấn đề. D.kết hợp chứng minh, giải thích, bình luận vấn đề. 13.Viết về sự giản dị của Bác Hồ, tác giả đã dựa trên những cơ sở nào? A.Nguồn cung cấp thông tin từ những người phục vụ của Bác. B.Những buổi tác giả trò chuyện với Bác. C.Sự tưởng tượng. D.Sự hiểu biết tường tận kết hợp với tình cảm chân thành của tác giả đối với đời sống hằng ngày và công việc của Bác Hồ. 14.Phép lập nào chủ yếu của bài văn “Đức tính giản dị của Bác Hồ”. A.Chứng minh. B.Bình luận. C.Phân tích. D.Bình giảng. 15.Trọng tâm miêu tả trong truyện “Sống chết mặc bay”là ai? A.Quan phủ. B.Nhân dân. C.Chánh tổng. D.Người dân quê. II.Phần tự luận: (5,5 điểm) Dân tộc Việt Nam là một dân tộc luôn coi trọng đạo lí làm người. Một trong những đạo lí đó là lòng biết ơn. Truyền thống tốt đẹp ấy được thể hiện qua câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Em hãy chứng minh nhận định trên. ĐÁP ÁN Phần trắc nghiệm: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án D C D B C A D D C A B D D A A Phần tự luận: *Yêu cầu: -Thể loại: Phương pháp lập luận chứng minh. -Vấn đề chứng minh: Lòng biết ơn, đó là một đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta. -Lập luận trên cơ sở thời gian (xưa -> nay) -Dẫn chứng dẫn chứng xác thực, rõ ràng, có tính thuyết phục cao. *Biểu điểm: -Điểm từ 4 đến 5,5 Đạt tất cả yêu cầu trên, bài viết mạch lạc, có sức thuyết phục cao. -Điểm từ 2 đến 3,75 đạt tương đối các yêu cầu trên, mắc từ 5 đến 7 lỗi chính tả diễn đạt. -Điểm 1 đến 1,75 bài làm còn sơ sài, mắc nhiều lỗi chính tả. -Điểm 0 đến 0,75 chưa hiểu đề.
File đính kèm:
- NV-7-PBC.doc