Đề kiểm tra học kì II môn: ngữ văn - Khối 8 thời gian: 90 phút

doc3 trang | Chia sẻ: bobo00 | Lượt xem: 4449 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì II môn: ngữ văn - Khối 8 thời gian: 90 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Phù Đổng	ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
Người ra: Lương Thị Ái	Môn: Ngữ Văn - Khối 8
Thời gian: 90’
I. Phần trắc nghiệm: (4đ)
	(Đọc và xác định đáp án đúng nhất bằng cách khoanh trìn vào chữ cái đầu câu)
1. Tác phẩm nào được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt:
	A. Nhớ rừng	B. Ngắm trăng
	C. Muốn làm thằng Cuội	D. Cả A, B, C
2. Đặc điểm của nhân vật trữ tình thể hiện trong hai tác phẩm “ Tức cảnh Pác Bó” và “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh là gì?
	A. Là một người yêu thiên nhiên tha thiết và luôn khát khao được sống chan hoà với thiên nhiên.
	B. Là một người kiên cường, bất khuất, luôn giữ vững phẩm chất của người chiến sĩ trong những hoàn cảnh khó khăn, khắc nghiệt.
	C. Là người giàu lòng nhân ái, luôn quên mình vì người khác.
	D. Là một người có trí tuệ lớn, có tầm nhìn xa trông rộng.
3. Văn bản nào bộc lộ rõ nhất lòng căm thù giặc và ý chí quyết chiến quyết thắng quân xâm lược?
	A. Hịch tướng sĩ	B. Nước Đaị Việt ta
	C. Bàn luận về phép học	D. Khi con tu hú
4. Câu nào là câu trần thuật được dùng theo lối gián tiếp:
Thạch Sanh lại thật thà tin ngay.
Đêm nay, đến phiên anh canh miếu thờ, ngặt vì cất lỡ mẻ rượu, em chịu khó thay anh, đến sáng thì về.
Thế là Sọ Dừa đến ở nhà phú ông.
Từ đó, nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng.
5. Câu nào sau đây không phải là câu cảm thán?
Ồ! Thế thì bộ áo này may được đấy.
Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!
Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào!
Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi.
6. Trật tự từ của câu nào góp phần tạo nên tính nhạc cho câu?
Giấy đỏ buồn không thắm (Vũ Đình Liên)
Tiếng chó sủa vang các xóm (Ngô Tất Tố)
Mát rượi lòng ta ngân nga tiếng hát (Tố Hữu)
Tiếng trống và tiếng tù và đã thủng thẳng đua nhau từ phía đầu làng đến đình (Ngô Tất Tố)
7. Tác phẩm nào thể hiện nội dung “ Phê phán đanh thép tội ác của thực dân Pháp và thể hiện nỗi đau xót trước tình cảnh khốn khổ của những người dân xứ thuộc điạ”
	A. Khi con tu hú	B. Nhớ rừng
	C. Ngắm trăng	d. Thuế máu
8. Kiểu câu nào dùng với chức năng để hỏi:
	A. Câu trần thuật	B. Câu cảm thán
	C. Câu cầu khiến	D. Câu nghi vấn
9. Hành động nói “trình bày” được dùng với mục đích gì?
	A. Người nói muốn người nghe cung cấp thông tin (Giải đáp điều người nói chưa rõ)
	B. Người nói bày tỏ tâm trạng về một điều gì đấy.
	C. Người nói cho rằng điều mình nói ra là đúng.
Người nói muốn người nghe làm một việc nào đó.
10. Phương pháp: liệt kê, định nghĩa, phân tích-phân loại vận dụng nhiều trong thể loại nào?
	A. Thuyết minh 	B. Tự sự	C. Miêu tả	D. Biểu cảm.
II/Tự luận: (6đ)
Câu 1: Chép nguyên văn bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” của Hồ Chí Minh và cho biết từ nào được xem là nhãn tự của bài thơ?
-Từ được gọi là nhãn tự của bài thơ được hiểu như thế nào cho đúng?
Câu 2: Thuyết minh về một văn bản, một thể loại văn học mà em đã học.
	ĐÁP ÁN
I. Phần trắc nghiệm: ( Mỗi câu đúng: 0,4 đ)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
B
A
A
B
D
C
D
D
C
A
II. Phần tự luận: (6đ)
Câu 1: (1đ)
	Chép đúng nguyên văn bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” của Hồ Chí Minh (0,5 đ)
	Phát hiện đúng từ sang (0,25 đ)
	Giải thích được: Từ này được hiểu sang nghĩa tinh thần chứ không phải về thiên về nghĩa vật chất (Không phải theo nghĩa đen của nó) (0,25 đ)
Câu 2: (5đ)
1. Yêu cầu:
a. Đúng thể loại thuyết minh; diễn đạt lưu loát, trong sáng, mạch lạc, đúng chính tả, đúng ngữ pháp.
b. Đảm bảo bố cục ba phần và nhiệm vụ từng phần:
	Mở bài: Giới thiệu về một thể thơ cụ thể.
	Thân bài: - Nêu đặc điểm của thể thơ (Số chữ/câu, số câu/bài, cách gieo vần, đối nhịp thơ, bố cục,)
Nêu ưu điểm cũng như mặt tồn tại của loại hình văn học nào đó (thể thơ)
Vị trí của thể thơ này?
Kết bài: - Khẳng định lại giá trị, vị trí của thể thơ này trong dòng văn học nước nhà.
Thái độ của bạn đọc ngày nay.
2. Biểu điểm:
 4-5 đ: Đảm bảo tốt cả 2 yêu cầu.
 3 đ: Đảm bảo tương đối cả 2 yêu cầu trên, có sai một số lỗi diễn đạt, lỗi chính tả nhưng không quá nhiều.
 1-2 đ: Có hướng nhưng còn sơ sài, thiếu sót. Diễn đạt yếu, còn nhiều lỗi chính tả.
 0: Lạc đề hoặc không làm bài.

File đính kèm:

  • docNV - 8 - PD.doc