Đề kiểm tra học kì II - Môn: ngữ văn lớp 10 chương trình chuẩn
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì II - Môn: ngữ văn lớp 10 chương trình chuẩn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II - Môn: Ngữ văn Lớp 10 Chương trình chuẩn Thời gian làm bài: 90 phút Câu 1(2 điểm): Xác định và nêu tác dụng của phép đối trong đoạn thơ sau: Hương gượng đốt hồn đà mê mải, Gương gượng soi lệ lại châu chan. Sắt cầm gượng gảy ngón đàn, Dây uyên kinh đứt, phím loan ngại chùng. ( Trích Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn) Câu 2 (2 điểm): Viết đoạn văn nghị luận (không quá 25 dòng) theo thao tác diễn dịch với chủ đề sau: Sách mở ra cho ta những chân trời mới. Câu 3 (6 điểm): Cảm nhận của em về tâm trạng nhân vật Thuý Kiều trong đoạn thơ sau: Khi tỉnh rượu lúc tàn canh, Giật mình, mình lại thương mình xót xa. Khi sao phong gấm rủ là, Giờ sao tan tác như hoa giữa đường. Mặt sao dày gió dạn sương, Thân sao bướm chán ong chường bấy thân! (Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du) HƯỚNG DẪN CHẤM NGỮ VĂN 10 Câu, ý Nội dung cần đạt Điểm Câu 1 a b Xác định: Đối ở các câu: Hương gượng đốt/ hồn đà mê mải Gương gượng soi/ lệ lại châu chan Dây uyên kinh đứt/ phím loan ngại chùng Tác dụng: Tạo cho câu thơ đăng đối, âm điệu hài hoà, diễn tả tâm trạng đau buồn, sầu muộn của người chinh phụ. 2,0 1,0 1,0 Câu 2 a b Yêu cầu về hình thức: Đoạn văn không xuống dòng, câu chủ đề ở đầu đoạn, các câu sau triển khai ý của câu chủ đề. Yêu cầu về nội dung: Nêu được tác dụng của sách đối với việc cung cấp tri thức, giúp hiểu biết về cuộc sống và tâm tư tình cảm của con người, chắp cánh ước mơ khát vọng... 2,0 0,5 1,5 Câu 3 a b c d Yêu cầu về kĩ năng: Bài viết có bố cục rõ ràng, chặt chẽ, có văn phong nghị luận văn học. Hiểu yêu cầu của đề. Bài làm có luận điểm, dẫn chứng cụ thể hợp lí. Hạn chế lỗi diến đạt, lỗi chính tả. Yêu cầu về kiến thức: (Cho điểm trên cơ sở kết hợp yêu cầu về kĩ năng) Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, vị trí của đoạn trích và nêu được: Tâm trạng của nhân vật Thuý Kiều trong đoạn thơ là tâm trạng của một thiếu nữ tài sắc, tâm hồn trong trắng đã bị xã hội phong kiến xô đẩy vào cảnh ngộ nghiệt ngã: buộc phải chấp nhận thân phận kĩ nữ tiếp khách ở lầu xanh. Trước thực tế cuộc sống xô bồ ở lầu xanh, Kiều đã xót thương cho thân phận của mình, đối sánh quá khứ và hiện tại, nàng thấy nhục nhã, đau đớn, chán chường, bẽ bàng ...Đó là nỗi niềm thương thân xót phận của Thuý Kiều. Dù phải sống trong hoàn cảnh tủi nhục nhưng nàng không buông thả, mà ý thức rất cao về phẩm giá, nhân cách, tức là ý thức về quyền sống của bản thân. Điều đó chứng tỏ Kiều là người có đức hạnh, khao khát cuộc sống tốt đẹp. Qua tâm trạng của Thuý Kiều, Nguyễn Du đã thông cảm cho nỗi đau và trân trọng nhân cách đáng quý của nàng. Để thể hiện chủ nghĩa nhân văn sâu sắc ấy, Nguyễn Du đã tô đậm nỗi thương thân xót phận bằng hình thức đối xứng trong câu thơ, cách dùng từ ngữ gợi cảm... 6,0 1,0 2,0 2,0 1,0
File đính kèm:
- De kiem tra van 10 ki 2DA(3).doc