Đề kiểm tra học kì II Môn: Ngữ văn Lớp 11 Chương trình chuẩn

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1724 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì II Môn: Ngữ văn Lớp 11 Chương trình chuẩn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II Môn: Ngữ văn Lớp 11
Chương trình chuẩn
Thời gian làm bài: 90 phút



Câu 1(2 điểm): Phân tích đặc điểm về các phương tiện diễn đạt của phong cách ngôn ngữ chính luận trong đoạn văn sau:
	“ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.”
	 ( Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)
Câu 2 (2 điểm): Viết đoạn văn nghị luận (không quá 25dòng) có sử dụng thao tác lập luận bình luận để bàn về bí quyết của tự học.
Câu 3 (6 điểm): Phân tích để làm rõ vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại của bài thơ sau:
	Chiều tối
	 (Mộ)
Phiên âm
Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ,
Cô vân mạn mạn độ thiên không;
Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,
Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng.
Dịch nghĩa
Chim mỏi về rừng tìm cây ngủ,
Chòm mây lẻ trôi lững lờ trên tầng không;
Thiếu nữ xóm núi xay ngô,
Ngô xay vừa xong, lò than đã đỏ.
Dịch thơ
Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ,
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không;
Cô em xóm núi xay ngô tối,
Xay hết, lò than đã rực hồng.
	(Hồ Chí Minh)



 HƯỚNG DẪN CHẤM
 NGỮ VĂN 11
Câu, ý
Nội dung cần đạt
Điểm
Câu 1



a


b


c
 
 Đoạn văn thể hiện lập trường chính trị của người viết khi khẳng định sức mạnh của lòng yêu nước của dân ta qua cách sử dụng các phương tiện diễn đạt như sau:
 Về từ ngữ: Đoạn văn dùng nhiều từ ngữ chính trị (dân, yêu nước, truyền thống, Tổ quốc, tinh thần, bán nước, cướp nước...)
 Về câu văn: Dùng nhiều kiểu câu(câu đơn, câu ghép), các câu liên kết theo phương pháp diễn dịch, tạo tính chặt chẽ, mạch lạc
 Về biện pháp tu từ: dùng phép điệp, so sánh, ẩn dụ, tạo được tính biểu cảm, hấp dẫn.
2,0



0,75


0,75


0,5
Câu 2
a


b

 Yêu cầu về hình thức: Đoạn văn không xuống dòng, các câu có sự liên kết chặt chẽ, vận dụng lí lẽ mang đặc trưng của thao tác lập luận bình luận.
 Yêu cầu về nội dung: Đoạn văn thể hiện được các ý chính sau:
- Hiểu như thế nào về tự học?
- Tự học có vai trò, tác dụng như thế nào đối với mỗi người?
- Nhận thức được vai trò đó để đề xuất bí quyết của bản thân?
2,0


0,5


0,5
0,5
0,5
Câu 3







a

b












c













d








e





 Yêu cầu về kĩ năng:
Bài viết có bố cục rõ ràng, chặt chẽ, có văn phong nghị luận văn học. Hiểu yêu cầu của đề, có thể trình bày theo cách kết hợp hay chia tách, miễn là nêu được các ý cơ bản về nội dung kiến thức. Bài làm có luận điểm, dẫn chứng cụ thể hợp lí. Hạn chế lỗi diến đạt, lỗi chính tả.
 Yêu cầu về kiến thức: (Cho điểm trên cơ sở kết hợp yêu cầu về kĩ năng)
 Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm Nhật kí trong tù và giá trị bài thơ Chiều tối.
 Hai câu đầu: Bức tranh thiên nhiên chiều tối ở miền rừng núi hiện lên với vẻ cao rộng, trong trẻo, êm ả nhưng gợi vắng vẻ hiu quạnh.
 + Khung cảnh thiên nhiên được phác hoạ bằng hai hình ảnh với nét chấm phá đơn sơ: “Cánh chim mỏi về rừng tìm cây ngủ. Chòm mây lẻ trôi lửng lờ giữa tầng không” đã làm toát lên cái hồn của cảnh chiều đẹp nhưng gợi buồn.
 +Bút pháp tả cảnh ngụ tình đã vẽ nên sự tương đồng gần gũi giữa hai hình ảnh “cánh chim” và “chòm mây” với tâm trạng của người tù chuyển lao...
 +Qua bức tranh thiên nhiên thấy được: Tình yêu thiên nhiên, ý chí nghị lực, phong thái ung dung tự chủ, tự do về tinh thần của người chiến sĩ Cách mạng.
 Hai câu cuối: Bức tranh đời sống của con người nơi xóm núi hiện lên với không khí sống động, ấm áp.
 + Hình ảnh trung tâm của bức tranh là cô gái xay ngô bên lò than rực hồng, toát lên vẻ trẻ trung khoẻ mạnh, đem lại cho người đi đường hơi ấm, niềm vui...
 +Biện pháp điệp vòng tạo sự nối âm liên hoàn, diễn tả vòng quay của động tác xay ngô, đồng thời thể hiện sự vận động của thời gian từ chiều đến đêm tối ( qua dấu hiệu rực sáng của lò than).
 + Nhãn tự “hồng” đã mang lại thần sắc cho bức tranh đêm tối: Đêm tối mà vẫn ấm áp, bừng sáng...
 + Qua bức tranh đời sống cho thấy: Bác đã quên cảnh ngộ của mình để vui với cuộc sống sinh hoạt của con người lao động. Đó là tinh thần nhân đạo đến quên mình của Bác.
 Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại của bài thơ:
 + Vẻ đẹp cổ điển: Thể thơ tứ tuyệt hàm súc, ý tại ngôn ngoại, hình ảnh đậm tính ước lệ, tượng trưng, bút pháp gợi tả, chấm phá, sự hoà hợp giữa con người và cảnh vật, sử dụng nhãn tự...
 + Vẻ đẹp hiện đại: Miêu tả con người là trung tâm của bức tranh cảnh vật, mạch thơ vận động hướng về sự sống ánh sáng (từ hai câu đầu đến hai câu cuối), nhân vật trữ tình vượt lên hoàn cảnh để làm chủ tình thế...
 Thơ Bác cổ điển mà vẫn hiện đại, sự hài hoà ấy đã vẽ nên bức tranh chiều muộn đậm chất Đường thi nhưng lại toát lên vẻ đẹp tâm hồn của một nhà thơ chiến sĩ: Yêu thiên nhiên, yêu con người và cuộc sống, có nghị lực kiên cường và niềm lạc quan Cách mạng... 


6,0







1,0

1,75












1,75













1,0








0,5


File đính kèm:

  • docDe kiem tra van 11 ki 2DA(2).doc