Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2012-2013

doc5 trang | Chia sẻ: frankloveabc | Lượt xem: 1438 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA HỌC Kè II
MễN: NGỮ VĂN – LỚP 6
NĂM HỌC 2012-2013

ĐỀ SỐ I
PHẦN I: Trắc nghiệm (4đ)
1. Văn bản “Bài học đường đời đầu tiên ” trích từ tác phẩm nào? Của tác giả nào?
A. Dế mèn phiêu lưu kí	 - Võ Quảng	B. Lao xao	- Duy Khán
C. Dế mèn phiêu lưu kí	 - Tô Hoài	D. Dế mèn phiêu lưu kí	 - Tố Hữu.
2. Từ “chèo thoát qua” trong văn bản “Sông nước Cà Mau” diễn tả điều gì?
A. Con thuyền vượt qua nơi khó khăn, nguy hiểm	B. Con thuyền lướt băng băng
C. Con thuyền nhẹ nhàng xuôi theo dòng nước	 D.Con thuyền ngược dòng nước chèo rất khó khăn
3. Truyện “Bức tranh của em gái tôi” được kể theo lời nhân vật nào?
A. Kiều Phương	C. Chú Tiến Lê
B. Anh Trai	D. Người mẹ
4. Câu thơ “Bóng Bác cao lồng lộng
	ấm hơn ngọn lửa hồng” sử dụng nghệ thuật gì?
A. So sánh hơn	C. Nhân hoá
B. So sánh	D. ẩn dụ
5. Vì sao trong truyện “Buổi học cuối cùng” thầy Hamen vận y phục ngày chủ nhật.
A. Vì hôm đó là ngày chủ nhật	C. Để chia tay học trò
B. Vì có các cụ già đến dự	D. Để tôn vinh buổi học cuối cùng.
6. Câu thơ : “Ông trời nổi lửa đằng đông
	Bà sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay” sử dụng nghệ thuật gì?
A. So sánh 	C. ẩn dụ
B. Nhân hoá	D. Hoán dụ
7. Trong bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ, anh đội viên thức dậy mấy lần trong đêm?
A. Một	C. Ba
B. Hai	D. Bốn
8. Từ láy nào không có trong bài thơ “Lượm” của Tố Hữu.
A. Loắt choắt	C. Vắng vẻ
B. Xinh xinh	D. Nghiêng nghiêng
9. Văn bản “Cây tre Việt Nam” của Thép Mới thuộc thể loại nào?
A. Kí	C. Tuỳ bút
B. Truyện	D. Chính luận
10. Nếu viết : “Dưới bóng tre xanh, giữ gìn một văn hoá lâu đời” thì câu văn mắc lỗi gì?
A. Thiếu chủ ngữ	C. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ
B. Thiếu vị ngữ	D. Thiếu trạng ngũ
11. Câu “Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái chùa, mái đình cổ kính” là câu :
A. Câu miêu tả	C. Câu giới thiệu
B. Câu tồn tại	D. Câu định nghĩa
12. Câu nào dưới đây không phải câu trần thật đơn?
A. Ba sẽ là cánh chim
B. Mẹ là ngọn gió của con suốt đời
C. Tre là người nhà, tre là bạn khăng khít với đời sống
D. Người ngồi trên thềm cao là ông Cản Ngũ
13. Loài hoa nào không được nhắc đến trong văn bản “Lao xao” của Duy Khán?
A. Móng rồng	C. Dẻ
B. Lan	D. Hồng
14. Cách giải thích nào sau đây không đúng với nghĩa từ “chứng nhân”.
A. Bằng chứng về một vụ việc đã xảy ra
B. Người làm chứng
C. Người chứng kiến
D. Người nói sự thật về vụ việc mà mình nhìn thấy.
15. Kết luận nào sau đây đúng cho tất cả mọi trường hợp khi trả lời câu hỏi : Khi nào cần viết đơn?
A. Xin phép nghỉ học, đi làm, vào đoàn
B. Xin phép nghỉ học, mắc lỗi
C. Vào đoàn, xin việc
D. Đề đạt nguyện vọng với người hoặc cơ quan tổ chức có quyền hạn giải quyết.
16. Từ nào sau đây không phải từ Hán Việt?
A. Bình minh	C. Thăm thẳm
B. Phụ mẫu	D. Đồng chí
Phần II: Tự luận (6đ)
Câu 1: (2đ)
Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về đoạn thơ:
“Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng”
	(Lượm - Tố Hữu)
Câu 2: (4đ)
Tả lại quanh cảnh mùa hè trên quê hương em!









ĐỀ SỐ II
Phần I: Trắc nghiệm (4đ)
Chọn và khoanh tròn vào đáp án đúng nhất:
1. Văn bản “Sông nước Cà Mau” Trích từ tác phẩm nào? của tác giả nào?
A. Quê nội - Đoàn Giỏi	C. Đất rừng phương Nam - Đoàn Giỏi
B. Tuổi thơ im lặng - Đoàn Giỏi	D. Vượt thác - Tô Hoài.
2. Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ viết theo thể thơ gì?
A. Tự do	C. Bẩy chữ
B. Năm chữ	D. Tám chữ
3. Trong bàI thơ “Lượm” của Tố Hữu, Lượm đã hy sinh trong hoàn cảnh nào?
A. Trên đường đi đưa thư	C. Trên đường đi hành quân
B. Trên đường trở về chiến khu	D. Trên đường đi chiến đấu
4. Câu thơ “Ra thế...
	Lợm ơi!”
	bị ngắt đôi thành 2 dòng kẻ thể hiện điều gì?
A. Sự bất ngờ	C. Là nghệ thuật của bài thơ
B. Sự ngạc nhiên	D. Sự đau xót đột ngột của nhà thơ
5. Câu thơ sau sử dụng nghệ thuật gì?
“áo chàm đua buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”.
A. ẩn dụ	C. So sánh
B. Hoán dụ	D. Nhân hoá
6. Tính từ nào không có trong văn bản “Cô Tô” của Nguyễn Tuân.
A. Xanh mượt	C. Lam biếc
B. Vàng giòn	D. Đỏ rực
7. Cảnh sinh hoạt của người dân trên biển đảo Cô Tô (Nguyễn Tuân) được miêu tả như thế nào?
A. Bận rộn, vất vả	C. Nhàn hạ, nhẹ nhàng
B. Khó khăn, lam lũ	D. Khẩn trương, tấp nập, thanh bình. 
	* Đoạn văn : “Vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre cũng xanh tốt. Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên cứng cáp, dẻo dai, vững chắc.” 
8. ý chính của đoạn văn thể hiện điều gì?
A. Ca ngợi vẻ đẹp của tre	C. Ca ngợi nhiều phẩm chất của tre
B. Ca ngợi vẻ giản dị của tre	D. Ca ngợi giá trị của tre
9. Đoạn văn trên sử dụng biện pháp nghệ thuật tu từ nào?
A. So sánh	C. ẩn dụ
B. Nhân hoá	D. Hoán dụ
10. Đoạn văn trên có mấy từ láy?
A. Hai	C. Bốn
B. Ba	D. Năm
11. Câu “Dân tộc Việt Nam là một dân tộc anh hùng” là loại câu gì?
A. Câu định nghĩa	C. Câu đánh giá
B. Câu miêu tả	D. Câu giới thiệu
12. Nếu viết : “ Bạn Lan, lớp trưởng lớp tôi” thì câu văn mắc lỗi nào?
A. Thiếu chủ ngữ	C. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ
B. Thiếu vị ngữ	D. Thiếu trạng ngữ
13. Câu nào dưới đây không phải là câu trần thuật đơn có từ là?
A. Tre là người nhà	B. Tre là người bạn khăng khít trong cuộc sống
C. Mẹ là ngọn gió của con suốt đời	D. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh
14. Từ nào sau đây không phải là từ Hán Việt:
A. Phụ tử	C. Rực rỡ
A. Hoàng hôn	D. Đồng bào
15. Loài chim nào không được nhắc đến trong văn bản “Lao xao” - Duy Khán
A. Bồ câu	C. Chèo bẻo
B. Tu hú	D. Sáo đen
16. Trong văn bản “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” thủ lĩnh Xiattơn đã có thái độ như thế nào đối với tổng thống Mĩ Phreng - Klin?
A. Rắn rỏi, cương quyết	C. Ôn tồn giảng giải
B. Mềm mỏng, nhã nhặn	D. Không tôn trọng người nhận thư.
Phần II: Tự luận (6đ)
Câu 1: (2đ) Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về đoạn thơ:
“Đêm nay Bác ngồi đó
Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ bình thường
Bác là Hồ Chí Minh”
	(Minh Huệ - Đêm nay Bác không ngủ)
Câu 2: (6đ) Hãy tả lại hình ảnh cô giáo em đang say sưa giảng bài trên lớp.





Đáp án và biểu điểm Ngữ văn 6 đề lẻ.

Phần trắc nghiệm: 
Mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm.

1. C 	8. C	15. A
2. B	9. D	16. A
3. A	10. C
4. D	11.C
5. B 	12. B
6. D	13. D
7. D	14. C	
Phần tự luận:
Câu 2(2đ)
Về phương pháp: Học sinh viết đoạn văn có bố cục 3 phần, khái quát ý triển khai và kết luận ý. Văn viết rõ ràng,trong sáng không mắc lỗi chính tả,dùng diễn đạt-0,25đ
Về nội dung đảm bảo các nội dung sau:
- Bác Hồ trên đường đi chiến dịch tại chiến dịch Biên giới năm 1950 - 0,25đ
- Bác thức trắng đêm không ngủ vì lo cho chiến sỹ dân công và cho chiến dịch ngày mai - 0,25đ
- Đêm không ngủ đó chỉ là một trong nhiều đêm không ngủ của Bác để lo cho dân cho nước. Qua đó chúng ta thấy được sự vĩ đại tấm lòng yêu nước thương dân của Bác
Câu 2:(4đ)
1, Yêu cầu:
a. Thể loại:tả cảnh
b. Phương pháp: Viết bài văn có bố cục 3 phần rõ ràng
Văn viết trong sáng mạch lạc rõ ràng không mắc các loại lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn đạt
c. Nội dung: Tả trường em
Có thể tham khảo dàn ý sau:
A. Mở bài: Giới thiệu trường em
B. Thân bài: 
- Tả bao quát: 
+ Quang cảnh chung của trường
+ Vị trí địa điểm của trường
+ Cảnh thiên nhiên
- Tả cụ thể: Nên tả theo trình tự thời gian
+ Khu phòng học
+ Khu phòng chức năng
+ Nhà hiệu bộ
+ Sân trường: Sân chơi, sân tập thể dục, cây cối...
+ Cổng trường, lán xe...
C. Kết bài tình cảm gắn bó với ngôi trường
2. Tiêu chuẩn cho điểm.
- Điểm 3, 4: Đáp ứng các yêu cầu trên, có thể còn vài sai sót nhỏ
- Điểm 2: Đáp ứng cơ bản các yêu cầu trên, bố cục rõ ràng, diễn đạt chưa tốt, văn viết thiếu sinh động.
- Điểm 1: Sai lạc cơ bản về nội dung và phương pháp:
	Đáp án và biểu điểm ngữ văn 6 - đề chẵn
Phần trắc nghiệm: 
Mỗi câu trả lời đúng 0,25đ
1. C	8. D	15. D
2. A	9. A	16. C
3. B	10. A
4. A	11. B
5. D	12. C
6. B	13. D
7. C	14. A
Phần tự luận:
Câu 1: 2đ
Về phương pháp: Học sinh viết đoạn văn có bố cục 3 phần, khái quát ý triển khai và kết luận ý. Văn viết rõ ràng,trong sáng không mắc lỗi chính tả,dùng diễn đạt-0,25đ
Về nội dung đảm bảo các nội dung sau
-Chú bé Lượm dũng cảm, vượt qua đạn bom nguy hiểm đi liên lạc-0,25đ
-Chú hi sinh anh dũng khi làm nhiệm vụ-0,25đ
-Hình ảnh Lượm như thiên thần yên nghỉ, hoá thân vào trời mây, quê hương đất nước-1đ
Câu 2(4đ)
1.Yêu cầu
a,Thể loại:Tả cây cối
b,Phương pháp:
Viết bài văn có bố cục 3 phần rõ ràng
Văn viết trong sáng mạch lạc rõ ràng không mắc các loại lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn đạt
c,Nội dung:Tả cây bàng
Có thể tham khảo dàn ý sau:
A.Mở bài:Giới thiệu cây bàng trường em
B.Thân bài:-Tả bao quát:-Cây bàng có từ bao giờ? hình dáng ra sao: lá, cành, thân... gắn bó với học sinh như thế nào.
- tả cụ thể: Tả theo quá trình trưởng thành hoặc theo mùa: 
+ Mùa xuân: Bàng ra lá xanh non
+ Mùa hè: Học sinh nghỉ hè, bàng lặng lẽ một mình...
+ Mùa thu: Ngày khai trường đến, bàng vui mừng đón học sinh, toả bóng mát rợp góc sân trường.
+ Mùa đông: Lá bàng đỏ, rụng xuống cành cây khẳng khiu trơ trọi...
C. Kết bài: Tình cảm của em với cây bàng 
2. Tiêu chuẩn cho điểm.
- Điểm 3, 4: Đáp ứng các yêu cầu trên, có thể còn vài sai sót nhỏ
- Điểm 2: Đáp ứng cơ bản các yêu cầu trên, bố cục rõ ràng, diễn đạt chưa tốt, văn viết thiếu sinh động.
- Điểm 1: Sai lạc cơ bản về nội dung và phương pháp:

File đính kèm:

  • doc2 DEDAP AN KIEM TRA KI 2 VAN 6 1314.doc