Đề kiểm tra học kì II môn ngữ văn lớp 7

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1408 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì II môn ngữ văn lớp 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II 
MÔN NGỮ VĂN LỚP 7
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
Họ và tên học sinh……………………………………..
Lớp:…...Trường:……………………………………….
Số báo danh:…………..
Giám thị 1:…………………………
Giám thị 2:…………………………
Số phách:…………………………..
…………………………………………………………………………………………………..

Đề chẵn
Điểm
Chữ ký giám khảo
Số phách

A/ MA TRẬN ĐỀ

Mức độ

Tên Chủ đề 


Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Cộng



Cấp độ thấp
Cấp độ cao

1. Văn 
- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
- Đức tính giản dị của Bác Hồ.
- Ý nghĩa văn chương.
- Nhớ và chép tên tác phẩm.




- Nêu được ý nghĩa của văn bản.



Số câu 
Số điểm 
 Tỉ lệ %
Số câu 1
Số điểm 1
Tỉ lệ 10 %
Số câu 1
Số điểm 1
Tỉ lệ 10 %


Số câu 2
điểm 2
=20 % 
2. Tiếng Việt
- Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
- Điệp ngữ

- Nêu được khái niệm câu bị động.

- Chuyển đổi câu.
- Xác định được điệp ngữ.



Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ %
Số câu 1
Số điểm 1
Tỉ lệ 10%
Số câu 2
Số điểm 2
Tỉ lệ 20%


Số câu 3
điểm 3
=30% 
3. Tập làm văn
- Viết bài văn nghị luận




-Viết bài văn nghị luận.

Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ %



Số câu 1
Số điểm 5
Tỉ lệ 50%
Số câu 1
 điểm 5
= 50% 
Tổng số câu 
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Số câu 2
Số điểm 2
Tỉ lệ 20%
Số câu 3
Số điểm 3
Tỉ lệ 30%

Số câu 1
Số điểm 5
Tỉ lệ 50%
Số câu 6
Số điểm 10
Tỉ lệ 100%


B/ NỘI DUNG ĐỀ

Câu 1: Kể tên 3 văn bản nghị luận mà em đã học trong chương trình Ngữ văn 7 tập 2 ? (1 điểm)
Câu 2: Trình bày ý nghĩa của văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” (Phạm Văn Đồng) ? (1 điểm)
Câu 3: Thế nào là câu bị động ? Chuyển đổi 2 câu chủ động sau thành 2 câu bị động tương ứng ? (2 điểm)
a. Công an phạt người vi phạm luật lệ giao thông.
b. Ông ta viết xong quyển sách này vào năm 2000.
Câu 4: Tìm điệp ngữ trong khổ thơ sau và cho biết chúng thuộc dạng điệp ngữ nào? (1 điểm)
	“Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?”
Câu 5: Ứng xử đạo đức của học sinh trong nhà trường hiện nay. (5 điểm)

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ CHẴN
Câu 1: 3 văn bản nghị luận: - Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
 - Đức tính giản dị của Bác Hồ
 - Ý nghĩa văn chương (1 điểm)
Câu 2: - Ca ngợi phẩm chất cao đẹp, đức tính giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Bài học về việc học tập, rèn luyện noi theo tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh.(1 điểm)
Câu 3: - Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt dộng của người, vật khác hướng vào. (chỉ đối tượng của hoạt động) (1 điểm)
- Chuyển đổi:
a. Người vi phạm luật lệ giao thông bị công an phạt. 
b. Quyển sách này được ông ta viết xong vào năm 2000. (1 điểm)
Câu 4: - Điệp ngữ: thấy (2 lần), ngàn dâu (2 lần)
- Dạng điệp ngữ: chuyển tiếp (vòng). (1 điểm)
Câu 5: (5 điểm)
* Yêu cầu chung: 
- Học sinh biết viết đúng đặc trưng thể loại văn nghị luận đã học.
- Bài văn trình bày mạch lạc, rõ ràng, có chi tiết và hình ảnh tiêu biểu phù hợp.
- Diễn đạt trôi chảy, trong sáng; không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp thông thường; chữ viết cẩn thận, sạch đẹp.
 * Yêu cầu về kiến thức: 
 Học sinh có nhiều cách viết khác nhau nhưng cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau:
Mở bài: (1 điểm)	
Nêu vấn đề đạo đức của học sinh trong nhà trường hiện nay.
Thân bài: (3 điểm)
Đạo đức là gì? Đạo đức đối với học sinh trong nhà trường: tôn sư trọng đạo, yêu thương, đoàn kết giúp đỡ bạn bè. 
Đạo đức đối với học sinh trong gia đình: yêu thương, kính trọng ông bà, cha mẹ. 
Đạo đức đối với học sinh trong xã hội: kính trong người lớn tuổi, em nhỏ…
Tình trạng vô đạo đức của một số học sinh hiện nay. 
Sự cần thiết của việc rèn luyện đạo đức học sinh. 
Kết bài: (1 điểm)	
Nhận định về đạo đức của học sinh hiện nay là vấn đề cần thiết.
*Lưu ý:
- Điểm trừ tối đa đối với bài viết không bảo đảm bố cục bài văn nghị luận là 2 điểm.
- Điểm trừ tối đa đối với bài làm mắc nhiều lỗi chính tả là 1 điểm.
- Điểm trừ tối đa đối với bài viết có nhiều lỗi diễn đạt là 1 điểm.

File đính kèm:

  • docDe kiem tra cuoi ky IINgu van lop 72a.doc