Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn Lớp 9 - Trường THCS Hoàn Sơn

doc4 trang | Chia sẻ: frankloveabc | Lượt xem: 1499 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn Lớp 9 - Trường THCS Hoàn Sơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Phòng GD- ĐT Tiên Du
Trường THCS Hoàn Sơn


Đề Kiểm TRA HọC kì II MÔN NGữ VĂN LớP 9
 Thời gian : 90 phút ( không kể thời gian giao đề )

 Phần I. Trắc nghiệm (3 điểm)
 Đọc đoạn văn sau và chọn câu trả lời đúng nhất bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu các câu trả lời đúng:
 “Việc của chúng tôi là ngồi đây. Khi có bom nổ thì chạy lên đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom. Người ta gọi chúng tôi là tổ trinh sát mặt đường. Cái tên gợi sự khát khao làm nên những sự tích anh hùng. Do đó, công việc cũng chẳng đơn giản. Chúng tôi bị bom vùi luôn. Có khi bò trên cao điểm về chỉ thấy hai con mắt lấp lánh. Cười thì hàm răng lóa lên khuôn mặt nhem nhuốc. Những lúc đó, chúng tôi gọi nhau là “những con quỷ mắt đen”.
 (Trích “Những ngôi sao xa xôi” – Ngữ văn 9 tập hai)
 1. Tác giả của đoạn trích trên là ai?
A. Nguyễn Thành Long B. Nguyễn Quang Sáng
C. Nguyễn Minh Châu D. Lê Minh Khuê
 2. Đoạn trích trên giữ vai trò gì trong truyện “Những ngôi sao xa xôi”?
A. Giới thiệu các nhân vật trong truyện
B. Giới thiệu công việc của các nhân vật trong truyện
C. Giới thiệu công việc và tính cách của các nhân vật trong truyện
D. Kết thúc những sự việc xảy ra trong truyện
 3. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì?
A. Tự sự B. Biểu cảm
C. Thuyết minh D. Nghị luận
 4. “Chúng tôi” được nhắc đến trong đoạn trích trên là những ai?
A. Thao – Nho – Phương B. Thao – Nho – Phương Định 
C. Thao – Hoa – Phương D. Thao – Phương Định – Hoa
 5. Câu : Những lúc đó, chúng tôi gọi nhau là “những con quỷ mắt đen” thuộc kiểu câu nào?
A. Câu trần thuật B. Câu cầu khiến 
C. Câu cảm thán D. Câu nghi vấn 
 6. Đoạn văn trích trên sử dụng phép liên kết nào là chủ yếu?
A. Phép liên tưởng B. Phép thế
C. Phép nối D. Phép lặp 
 7. Đoạn văn có mấy câu rút gọn?
A. Một C. Hai
B. Ba D. Bốn

8.Các nhân vật gọi đùa nhau là “những con quỷ mắt đen” là dùng cách nói gì?
A. So sánh B. ẩn dụ
C. Hoán dụ D. Nhân hóa 
 Phần II : Tự luận (8 điểm)
Câu 1(2 điểm) :
Phân tích tác dụng của phép tu từ trong hai câu thơ sau:
 “ Mặt trời xuống biển như hòn lửa
 Sóng đã cài then đêm sập cửa”
 (Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận)
Câu 2 (6 điểm) :
Những cảm nhận tinh tế, sâu sắc của nhà thơ Hữu Thỉnh về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu qua bài thơ “Sang thu”. 
 














 












 

 Đáp án hướng dẫn chấm môn ngữ văn 9 học kì II

Phần I : Trắc nghiệm (2 điểm – Mỗi câu đúng : 0,25 điểm)

Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đ/á
D
C
A
B
A
D
B
C

Phần II : Tự luận (8 điểm)
Câu 1 : (2 điểm) 
Yêu cầu học sinh nêu được các ý sau:
- Hai câu thơ sử dụng phép so sánh: Mặt trời – Hòn lửa; phép nhân hóa : Sóng cài then, đêm sập cửa (0,5 điểm)
- Tác dụng : Phép so sánh giúp người đọc hình dung mặt trời lúc hoàng hôn rực rỡ, ấm áp, không buồn hiu hắt. 
 Phép nhân hóa làm cho các sự vật có những hành động như của con người. Gợi cảm giác vũ trụ như một ngôi nhà lớn, với màn đêm buông xuống là tấm cửa khổng lồ và những gợn sóng là then cài cửa. Con người đi trong biển đêm mà như đi trong ngôi nhà thân thuộc của mình.
Câu 2 (6 điểm) :
Yêu cầu học sinh nêu được các ý cơ bản sau:
- Mở bài : giới thiệu tác giả, hoàn cảnh sáng tác và khái quát bài thơ. ( 0,5 điểm )
- Thân bài : 
+ Phân tích hai khổ thơ đầu để thấy cảm nhận tinh tế của nhà thơ về lúc giao mùa qua biến chuyển của cảnh vật ( 3 điểm )
 Sự cảm nhận qua nhiều giác quan, nhận ra những dấu hiệu của thu đến từ mơ hồ đến rõ nét : ban đầu là hương ổi, gió se rồi đến sương đầu ngõ, rồi xa hơn là dòng sông, cánh chim, làn mây.
 Cảnh vật mang nét đặc trưng của lúc giao mùa qua hoạt động, tính chất : Gió se, sông dềnh dàng, chim vội vã, sương chùng chình, ... tập trung phân tích những hình ảnh đặc sắc “có đám mây mùa hạ / vắt nửa mình sang thu”.
 Sự tinh tế không chỉ thể hiện ở những từ ngữ diễn tả trạng thái sự vật và còn ở cảm nhận bâng khuâng xao xuyến của con người : bỗng, hình như thu đã về,...
+ Phân tích khổ thơ cuối để thấy cảm nhận tinh tế của nhà thơ về thời tiết lúc giao mùa. (1,5 điểm)
 Những hiện tượng thời tiết mùa hè vẫn còn : nắng, mưa, sấm nhưng đã đổi thay theo bước đi của mùa hè. Điều đó được diễn tả qua những từ ngữ : vẫn còn, bao nhiêu,... 
 Hình ảnh hàng cây “đứng tuổi” làm rõ hơn nét hạ qua thu tới – bức tranh sang thu được cảm nhận tinh tế nhờ sự hiểu biết và tình yêu thiên nhiên của tác giả. 
- Kết bài : Khẳng định vấn đề nghị luận... (0,5 điểm)
* Yêu cầu về hình thức : (0,5 điểm) 
 Bố cục rõ ràng, đúng thể loại.
 Hạn chế lỗi về từ, câu chính tả...
 

 
Ma trận đề kiểm tra học kì II Ngữ văn 9

 Mức độ


Lĩnh vực ND
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Tổng số

TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Văn học
Tác giả
C1







1


Nhân vật
C4







1


PT biểu đạt
C3







1


Nội dung


C2





1

Tiếng việt
Liên kết


C6





1


Kiểu câu
C5

C7





2


Phép tu từ


C8


C1


1
1
Tập làm văn
Nghị luận







C2

1
Tổng số

4 
(1đ)

4
(1đ)


1
(2đ)

1
(6đ)

10
(10đ)


 

File đính kèm:

  • docDE KIEM TRA TRAC NGHIEM CO DAP AN.doc
Đề thi liên quan