Đề kiểm tra học kì II môn sinh 7- Đề 1

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1573 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì II môn sinh 7- Đề 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN SINH 7- ĐỀ 1

Trường THCS NGỌC ĐỊNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN SINH 7
Họ và tên : …………………………. Năm học : 2010 – 2011
Lớp : ……… Thời gian : 45 phút –ĐỀ 1 
Điểm
Nhận xét của giám khảo
Chữ kí giám khảo
Chữ kí giám thị






I/ Trắc nghiệm (60 điểm):
Câu 1 : Tập tính tự vệ của cóc tía, nhái bầu khi gặp kẻ thù là:
 a. Dọa nạt	 c. Ẩn nấp b. Trốn chạy	 d. giả chết.
Câu 2 : Ếch đồng hô hấp bằng:
 a. Mang	 c. Phổi và da b. Da	 d. Phổi
Câu 3 : Lưỡng cư có 4000 loài chia thành:
a. 1 bộ b. 2 bộ c. 3 bộ d. 4 bộ 
Câu 4 : Những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch đồng thích nghi với đời sống ở nước là :
a. Đầu dẹt, nhọn, mắt mũi ở vị trí cao trên đầu , chi sau có màng bơi giữa các ngón , da trần phủ chất nhầy.
b. Đầu dẹt, nhọn, khớp với thân thành 1 khối , mắt có mi giữ nước mắt.
c. Da trần, phủ chất nhầy, tai có màng nhĩ, mũi là cơ quan hô hấp.
Câu 5 : Tim của cá sấu có:
 a. 1 ngăn	 c. 3 ngăn b. 2 ngăn	 d. 4 ngăn
Câu 6 : Tim của thằn lằn đã có :
a. 2 ngăn b. 3 ngăn( xuất hiện vách ngăn hụt) 
c. 3 ngăn ( không xuất hiện vách ngăn hụt) d. 4 ngăn
Câu 7: Bò sát hiện nay được xếp vào mấy bộ :
a. 1 bộ b. 2 bộ c. 3 bộ d. 4 bộ
Câu 8 : Lớp bò sát được chia làm 2 nhóm chính :
a. Hàm có răng, không có mai, yếm và hàm không có răng , có mai và yếm.
b. Có chi, màng nhỉ rõ và không có chi không có màng nhĩ.
c. Hàm rất ngắn và hàm rất dài.
d. Trứng có màng dai bao bọc và trứng có vỏ đá vôi bao bọc.
Câu 9 :Chim bồ câu có thân nhiệt ổn định (không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường) nên được gọi là động vật:
a. Máu lạnh	 b. Biến nhiệt	 c. Hằng nhiệt	 d. Thu nhiệt
Câu 10:Chim bồ câu, tim có 4 ngăn hoàn chỉnh nên máu trong tim là:
a. Máu không pha trộn	 b. Máu pha trộn	 c. Máu lỏng	 d. Máu đặc
Câu 11 : Loài nào sau đây không thuộc lớp cá:
a. Cá Quả	 c. Cá Đuối b. Cá Bơn d. Cá Heo 
Câu 12: Tính đa dạng sinh học của động vật cao nhất ở môi trường:
a. Đới lạnh b. Nhiệt đới gió mùa
c.Hoang mạc đới nóng d.Tất cả các môi trường trên
II/ Tự luận (140 điểm):
 Câu 1( 45 điểm): Trình bày và giải thích các đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù
 Câu 2 ( 30 điểm): Nêu những đại diện có 3 hình thức di chuyển, 2 hình thức di chuyển hoặc chỉ có 1 hình thức di chuyển.
Câu 3( 30 điểm): Trình bày Đặc điểm hô hấp ở chim bồ câu thể hiện sự thích nghi với đời sống bay?
Câu 4(35 điểm): Thế nào là động vật quý hiếm? Nêu các biện pháp để bảo vệ động vật quý hiếm? Là học sinh em phải làm gì để góp phần bảo vệ động vật quý hiếm ở Việt Nam?

Hết 

ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ II MÔN SINH HỌC 7

I/ Trắc nghiệm( 60 điểm):
 Mỗi câu đúng đạt 5 điểm

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
d
c
c
a
d
b
c
a
c
a
d
b
II/ Tự luận( 140 điểm):
 
Câu
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT


140 đ


 1
Trình bày và giải thích các đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù
45 đ


Lông mao dày và xốp

Giữ nhiệt, bảo vệ cơ thể

9 đ

Chi trước Ngắn
Đào hang
9 đ

Chi sau Dài, khỏe
Bật nhảy xa, chạy nhanh tốn kẻ thù
9 đ

Mũi Thính, cạnh mũi có lông xúc giác nhay bén.
Tìm thức ăn và môi trường

9 đ

Tai Có vành tai rộng, cử động theo các phía
Định hướng âm thanh, phát hiện kẻ thù.
9 đ



2
Nêu những đại diện có 3 hình thức di chuyển, 2 hình thức di chuyển hoặc chỉ có 1 hình thức di chuyển.
30 đ


3 hình thức di chuyển
Gà lôi : đi, chạy , bay
10 đ

2 hình thức di chuyển
Châu chấu : bò, bay
10 đ

Chỉ có 1 hình thức di chuyển
Kanguru: chạy
10 đ



3
Trình bày Đặc điểm hô hấp ở chim bồ câu thể hiện sự thích nghi với đời sống bay?
30 đ


Phổi gồm 1 mạng ống khí dày đặc tạo nên 1 bề mặt trao đổi khí rất rộng
10 đ

Sự thông khí qua phổi là nhờ hệ thống túi khí phân nhánh( 9 túi) len lỏi vào giữa các hệ cơ quan 
10 đ

Túi khí còn làm giảm khối lựơng riêng của chim và giảm ma sát nội quan khi bay. 
10 đ





4
Thế nào là động vật quý hiếm? Nêu các biện pháp để bảo vệ động vật quý hiếm? Là học sinh em phải làm gì để góp phần bảo vệ động vật quý hiếm ở Việt Nam?
35 đ



Động vật quí hiếm là những động vật có giá tri về những mặt sau : thực phẩm , dược liệu , mĩ nghệ, nguyên liệu công nghệ , làm cảnh, khoa học, xuất khẩu… đồng thời nó phải là động vật hiện đang có số lượng giảm sút trong tự nhiên.
5 đ

Để bảo vệ động vật quí hiếm cần đẩy mạnh việc bảo vệ môi trường sống của chúng, cấm săn bắt, buôn bán trái phép, đẩy mạnh việc chăn nuôi và xây dựng khu dự trữ thiên nhiên.
15 đ

Học sinh trình bày được biện pháp bảo vệ động vật quí hiếm ở Việt Nam.

15 đ

ĐỀ THI LÝ 7 HỌC KỲ II



KIỂM TRA HỌC KỲ II MÔN :VẬT LÝ LỚP 7
(Thời gian làm bài : 45 phút )

I. Trắc nghiệm : (3đ) Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng?
. 1. Để đo dòng điện qua bóng đèn pin có ghi 1,2A.Ta nên chọn ampe kế nào trong các ampe kế có giới hạn đo sau:
	a. 2mA b. 20mA c. 2A d. 250mA
2. Một vật trung hòa điện,sau khi cọ xát, trở thành vật nhiễm điện âm nếu :
	a. Vật đó mất bớt điện tích dương. b. Vật đó mất bớt electron.
	c. Vật đó nhận thêm điện tích dương. d. Vật đó nhận thêm electron. 
3. Chuông điện hoạt động chủ yếu là do:
	a. Tác dụng nhiệt của dòng điện b. Tác dụng từ của dòng điện.
	c. Tác dụng từ của thỏi nam châm. d. Tác dụng hút và đẩy của các vật bị nhiễm điện 
4. Đơn vị đo hiệu điện thế là :
	a. Vôn b. Ampe c. Niutơn d. Đêxiben (dB)
5. Vật nào dưới đây là vật dẫn điện ?
	a. Một đoạn ruột bút chì. b. Một đoạn dây nhựa.
	c. Thanh gỗ khô. d. Thanh thủy tinh.
6. Khi các dụng cụ sau đây hoạt động bình thường, dòng điện trong dụng cụ nào vừa có tác dụng nhiệt, vừa có tác dụng phát sáng?
	a. Nồi cơm điện. b. Chuông điện.
	c. Đèn điôt phát quang. d. Đồng hồ dùng pin.
7. Hiện tượng đoản mạch xảy ra khi nào ?
	a. Khi dụng cụ dùng điện trong mạch bị hỏng. 
 b. Khi cầu chì bị đứt.
	c. Khi dụng cụ dùng điện trong mạch không hoạt động.
	d. Khi hai cực của nguồn điện được nối tắt bằng một dây dẫn.
8. Dòng điện với cường độ …trở lên đi qua cơ thể người là gây nguy hiểm đến cơ thể người.
	a. 60mA b. 75mA 	c. 65mA 	d.70mA
II) Tự luận (7đ)
 1. kể tên các tác dụng của dòng điện: (1đ)	
	2. Lấy thanh thuỷ tinh cọ xát vào lụa.(2,5đ)
	a) Hỏi sau khi cọ xát lụa nhiễm điện gì? electron dịch chuyển từ thuỷ tinh sang lụa hay ngược lại ?
	b) Thanh thuỷ tinh là vật A. A đẩy B; B đẩy C; C hút D; D hút E? Tìm điện tích các vật B; C; D; E. 
	
 3. Hãy vẽ sơ đồ mạch điện gồm một bóng đèn mắc nối tiếp với một khóa vào hai cực của bộ pin , một ampe kế để đo cường độ dòng điện qua đèn. Chỉ rõ chốt dương, chốt âm của ampe kế. (3,5đ)


ĐÁP ÁN MÔN VẬT LÝ 7 - HỌC KỲ II
Năm học: 2009 – 2010
I. Trắc nghiệm: (3đ)
	Đúng mỗi câu được: (0,375đ)

Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
C
D
B
A
A
C
D
D

II. Tự luận: (7đ)
	1. kể tên đúng 5 tác dụng của dòng điện : (1đ) 	
	2.Giải thích đúng: (2,5đ)
	a) Lụa nhiễm điện âm. Khi đó electron dịch chuyển từ thuỷ tinh sang lụa.(1,5đ)
	b)A- dương; B- dương; C- dương; D- âm; E- âm. (1đ)
	3. Vẽ sơ đồ mạch điện đúng được: (3,5đ)
	- Vẽ đúng các kí hiệu: (1đ)
	- Xác định đúng chiều dòng điện, chỉ rõ chốt âm, chốt dương: (1đ)

	


	







File đính kèm:

  • docde thi sinh hoc 7HKII hay.doc
Đề thi liên quan