Đề kiểm tra học kì II - Môn Sinh 9 - Mã đề thi 072

doc2 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 1009 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì II - Môn Sinh 9 - Mã đề thi 072, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG 
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
MÔN SINH 9
Thời gian làm bài:45 phút; 
Họ, tên thí sinh:......................................................Lớp..........
Mã đề thi 072
A/ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (5đ) 
Chọn và khoanh tròn vào câu trả lời đúng.
Câu 1: Dạng tháp dân số trẻ có:
A. Tỉ lệ trẻ em sinh hằng năm nhiều, tỉ lệ người già ít
B. Tỉ lệ trẻ em sinh hằng năm bằng tỉ lệ người già.
C. Tuổi thọ trung bình cao, tỉ lệ tử vong ở người trẻ tuổi thấp
D. Tỉ lệ trẻ em sinh hằng năm ít tỉ lệ người già nhiều
Câu 2: Thực vật ưa sáng có đặc điểm:
A. Sự điều tiết thoát hơi nước kém.	B. Phiến lá to màu xanh thẫm
C. Mô giậu kém phát triển	D. Phiến lá nhỏ màu xanh nhạt
Câu 3: Hiện tượng khống chế sinh học có thể xảy ra giữa các quần thể nào sau đây trong quần xã?
A. Quần thể chim sẻ và quần thể chim chào mào.
B. Quần thể ếch đồng và quần thể chim chào mào.
C. Quần thể chim sâu và quần thể sâu đo.
D. Quần thể cá chép và quần thể cá mè.
Câu 4: Biện pháp nào sau đây được coi là hiệu quả nhất trong việc hạn chế ô nhiễm môi trường?
A. Trồng nhiều cây xanh.
B. Giáo dục nâng cao ý thức cho mọi người về bảo vệ môi trường.
C. Bảo quản và sử dụng hợp lí hoá chất bảo vệ thực vật.
D. Xây dựng các nhà máy xử lí rác thải.
Câu 5: Quần thể người có đặc trưng nào khác so với các quần thể sinh vật?
A. Mật độ.	B. Tỉ lệ giới tính
C. Kinh tế - Xã hội.	D. Thành phần nhóm tuổi.
Câu 6: Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến ô nhiễm nguồn nước?
A. Tiếng ồn của các loại động cơ.	B. Nước thải không được xử lí.
C. Động đất.	D. Khí thải của các phương tiện giao thông.
Câu 7: Rừng ngập mặn ven biển là:
A. Một quần xã.	B. Một quần thể.	C. Một loài.	D. Một giới.
Câu 8: Sinh vật nào dưới đây là mắt xích đầu tiên của một chuỗi thức ăn ?
A. Vi sinh vật phân giải	B. Sinh vật tiêu thụ bậc2
C. Sinh vật tiêu thụ bậc 1	D. Sinh vật sản xuất
Câu 9: Quan hệ giữa chuột và mèo thuộc mối quan hệ nào?
A. Cộng sinh.	B. Hội sinh.
C. Cạnh tranh.	D. Sinh vật ăn thịt sinh vật khác.
Câu 10: Chuỗi thức ăn nào đúng trong các chuỗi sau:
A. Cỏ Châu chấu	 Trăn Gà Vi khuẩn
B. Cỏ Châu chấu Gà Trăn Vi khuẩn
C. Cỏ Trăn 	Châu chấu Vi khuẩn Gà
D. Cỏ Châu chấu 	 Vi khuẩn Trăn Gà
Câu 11: Hoạt động nào sau đây của loài người phá huỷ môi trường tự nhiên mạnh nhất:
A. Chăn thả gia súc	B. Phát triển nhiều khu dân cư
C. Săn bắt động vật hoang dã	D. Hái lượm
Câu 12: Vịt và ngỗng có tỉ lệ đực/ cái là 60/40. Tỉ lệ này thể hiện đặc trưng nào của quần thể:
A. Đặc trưng về thành phần nhóm tuổi.	B. Đặc trưng về loài.
C. Đặc trưng về tỉ lệ đực/cái.	D. Đặc trưng về mật độ.
Câu 13: Trong các tài nguyên sau tài nguyên nào là tài nguyên tái sinh:
A. Khí đốt thiên nhiên.	B. Than đá.
C. Nước.	D. Bức xạ mặt trời.
Câu 14: Ví dụ nào sau đây là một quần thể sinh vật?
A. Tập hợp một số cá thể Cá chép, Cá rô phi, Cá mè sống chung trong một ao.
B. Các cá thể Rắn hổ mang sống ở ba hòn đảo cách xa nhau.
C. Rừng cây thông nhựa phân bố ở Đông Bắc Việt Nam.
D. Tập hợp một số cá thể Rắn hổ mang, Cú mèo và Lợn rừng trong rừng mưa nhiệt đới.
Câu 15: Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới ô nhiễm môi trường hiện nay là:
A. Động đất.	B. Sóng thần.
C. Do hoạt động của con người	D. Do núi lửa.
Câu 16: Nguyên nhân gây ra hiện tượng thoái hoá do tự thụ phấn hay giao phối gần là:
A. Tỉ lệ đồng hợp giảm dần
B. Gen lặn gây hại biểu hiện ở cơ thể đồng hợp tử
C. Tỉ lệ đồng hợp và dị hợp đều giảm
D. Tỉ lệ đồng hợp và và dị hợp đều tăng.
Câu 17: Giữa các cá thể cùng loài thường có những mối quan hệ nào sau đây?
A. Hỗ trợ và cạnh tranh.	 B. Cộng sinh và cạnh tranh.
D. Cả B và C.	C. Cá thể này ăn cá thể khác
Câu 18: Hiện tượng ngủ đông của một số loài động vật là đặc điểm thích nghi của chúng với nhân tố sinh thái:
A. Nhiệt độ.	B. Độ ẩm.	C. Không khí.	D. Ánh sang.
Câu 19: Giun đũa, giun kim, giun móc, sán lá gan sống trong môi trường nào?
A. Môi trường không khí.	B. Môi trường sinh vật.
C. Môi trường đất.	D. Môi trường nước.
Câu 20: Khoảng nhiệt độ nào sau đây được gọi là giới hạn chịu đựng của cá Rô phi?
A. Từ 5oC đến 42oC.	B. Ngoài khoảng 5oC đến 42oC.
C. Từ 30oC đến 42oC.	D. Từ 5oC đến 30oC.
B/ TỰ LUẬN: (5đ)
Câu 1:Ô nhiễm môi trường là gì? Có những tác nhân chủ yếu nào gây ô nhiễm môi trường ? (2,5đ)
Câu 2: Cho các chuỗi thức ăn sau:
1. Thực vật -> Thỏ -> Cáo - > vi sinh vật.
2. Thực vật -> Thỏ - > Cú -> Vi sinh vật.
3. Thực vật -> Chuột - > Cú- > Vi sinh vật.
4. Thực vật -> Sâu hại thực vật -> ếch nhái -> Rắn -> Vi sinh vật.
5. Thực vật -> Sâu hại thực vật -> ếch nhái -> Rắn -> Cú -> Vi sinh vật.
Hãy xây dựng lưới thức ăn từ các chuỗi thức ăn trên ? (1,5đ)
Câu 3: Thế nào là một quần xã sinh vật? cho ví dụ ? (1,0đ)
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

File đính kèm:

  • docDE KIEM TR HK2.doc
Đề thi liên quan