Đề kiểm tra học kì II - Môn Sinh 9 - Trường THCS Ngọc Định

doc5 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 618 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì II - Môn Sinh 9 - Trường THCS Ngọc Định, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS NGỌC ĐỊNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN SINH 9
Họ và tên : . Năm học : 2012 – 2013
Lớp :  Thời gian : 45 phút 
Điểm
Nhận xét của giám khảo
Chữ kí giám khảo
Chữ kí giám thị
I/ Trắc nghiệm (60 điểm = 3 đ): Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1 : Để tạo được ưu thế lai trong chăn nuôi, người ta chủ yếu dùng phương pháp lai
A. Lai khác thứ	B. Lai kinh tế	C. Lai khác dòng	D. Lai hữu tính
Câu 2 Tự thụ phấn ở thực vật và giao phối gần ở động vật gây thoái hóa giống là do:
A. Giảm kiểu gen dị hợp , tăng kiểu gen đồng hợp B. Giảm kiểu gen đồng hợp, tăng kiểu gen dị hợp
C. Có sự phân li về kiểu gen. D. Giảm sự thích nghi cuả giống trước môi trường.
Câu 3 : Giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định được gọi là:
A. Giới hạn sinh thái B. Tác động sinh thái 
C. Khả năng cơ thể D. Sức bền của cơ thể
Câu 4 : Nhóm sinh vật nào là nhóm sinh vật hằng nhiệt:
A. Cá chép, cóc, bồ câu, thằn lằn. B. Nấm, lúa, chim sẻ, cá lóc, kỳ nhông.
C. Nấm, ngô, thằn lằn, giun đất, cá chép. D.Cá voi, hổ, mèo rừng, chuột đồng.
Câu 5 : Hậu quả dẫn đến từ sự gia tăng dân số quá nhanh là:
A.Điều kiện sống của người dân được nâng cao hơn B.Trẻ được hưởng các điều kiện để học hành tốt hơn
C.Thiếu lương thực, thiếu nơi ở, trường học và bệnh viện D.Nguồn tài nguyên ít bị khai thác hơn
Câu 6 : Xác định một quần xã ổn định, ta căn cứ vào:
A. Độ đa dạng B. Tỉ lệ sinh tử C. Thời gian tồn tại D. Phạm vi phân bố
Câu 7 : Các tập hợp sau, tập hợp nào không là quần thể sinh vật:
A. Bầy khỉ mặt đỏ sống trong rừng B. Đàn cá sống ở sông
C. Đàn chim sẻ sống trong rừng cây D. Các cây thông trong rừng.
Câu 8 : Những đặc điểm chỉ có ở quần thể người mà không có ở quần thể sinh vật khác là:
A.Giới tính, pháp luật, kinh tế, văn hoá B. Pháp luật, kinh tế, văn hoá, giáo dục, hôn nhân 
C. Sinh sản, giáo dục, hôn nhân, kinh tế D.Tử vong, văn hoá, giáo dục, sinh sản
Câu 9 : Chúng ta cần làm gì để giảm sự ô nhiễm không khí : 
A. Hạn chế các hoạt động thủ công.	B. Đô thị hóa vùng đất trống trải
C. Đô thị hóa nông thôn	D. Trồng cây xanh, xử lý nguồn khí thải 
Câu 10: Các chất thải rắn gây ô nhiễm thường gặp là:
A. Giấy vụn, rác thải, NO2	B. Giấy vụn, rác thải, SO2
C. Giấy vụn, rác thải, CO2	D. Giấy vụn, rác thải, túi nilon
Câu 11 : Các chất bảo vệ thực vật và các chất độc hóa học thường được tích tụ ở đâu?
A. Đất, nước, không khí và trong cơ thể sinh vật B. Nước, không khí
C. Không khí, đất D Đất, nước, 
Câu 12 : Nguồn tài nguyên tái sinh là:
A. Khoáng sản nguyên liệu B. Rừng và đất nông nghiệp
C. Bức xạ mặt trời D. Khóang sản nhiên liệu
II/ Tự luận (140 điểm = 7 đ):
Câu 1( 1điểm): Trong chọn giống, người ta dùng hai phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần nhằm mục đích gì?
Câu 2 (2 điểm): a. Quần xã sinh vật là gì? 
b. Giữa quần xã sinh vật và quần thể sinh vật có những điểm giống và khác nhau như thế nào?
Câu 3( 2 điểm): Ý nghĩa của việc phát triển dân số hợp lí của mỗi quốc gia là gì?
Câu 4(2 điểm Ô nhiễm môi trường là gì? Kể tên các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường? (2đ)
 Biện pháp hạn chế ô nhiễm không khí và nguồn nước ? (1đ)
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ II MÔN SINH HỌC 9
I/ Trắc nghiệm( 60 điểm):
 Mỗi câu đúng đạt 5 điểm
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
b
a
a
d
c
c
b
b
d
d
a
b
II/ Tự luận( 140 điểm):
Câu
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
140 đ
1
Câu 1( 1điểm): Trong chọn giống, người ta dùng hai phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần nhằm mục đích gì?
20 đ
Trong chọn giống, người ta dùng phương pháp này để :
củng cố và duy trì một số tính trạng mong muốn
 tạo dòng thuần ( có các cặp gen đồng hợp) , thuận lợi cho sự đánh giá kiểu gen từng dòng, phát hiện các gen xấu để loại ra khỏi quần thể. 
20 đ
2
Câu 2 (2 điểm): a. Quần xã sinh vật là gì? 
b. Giữa quần xã sinh vật và quần thể sinh vật có những điểm giống và khác nhau như thế nào?
40 đ
a. Quần xã sinh vật là tập hợp những quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong khoảng không gian xác định. Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và gắn bó như một thể thống nhất nên quấn xã có cấu trúc tương đối ổn định.
b. *Giống nhau: Quần xã sinh vật và thể sinh vật đều là tập hợp nhiều cá thể sinh vật trong khoảng không gian xác định
 * Khác nhau:
Quần thể sinh vật
Quần xã sinh vật
Là tập hợp nhiều cá thể sinh vật của cùng một loài
Là tập hợp nhiều quần thể sinh vật của nhiều loài khác nhau
Về mặt sinh học có cấu trúc nhỏ hơn quần xã
Về mặt sinh học có cấu trúc lớn hơn quần thể
Giữa các cá thể luôn giao phối hoặc giao phấn được với nhau vì cùng loài
Giữa các cá thể khác loài trong quần xã không giao phối hoặc giao phấn được với nhau
Phạm vi phân bố hẹp hơn quần xã
Phạm vi phân bố rộng hơn quần thể
20 đ
20 đ
3
Câu 3( 2 điểm): Ý nghĩa của việc phát triển dân số hợp lí của mỗi quốc gia là gì?
40 đ
Để có sự phát triển bền vững , mỗi quốc gia cần phải phát triển dân số hợp lí. Không để dân số tăng quá nhanh dẫn tới thiếu nơi ở, ngồn thức ăn, nước uống, ô nhiễm môi trường, tàn phá rừng và các tài nguyên khác.
20 đ
Hiện nay, Việt Nam đang thực hiện Pháp lệnh dân số nhằm mục đích đảm bảo chất lượng cuộc sống của mỗi các nhân, gia đình và toàn xã hội 
20 đ
4
Câu 4(2 điểm): a. Có mấy dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu?
 b. Vai trò của con người trong việc bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên? 
40 đ
a. Các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu gồm :
- Tài nguyên không tái sinh : 
- Tài nguyên tái sinh :..
- Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu :
20 đ
b. Vai trò của con người trong việc bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên :
- Hạn chế phát triển dân số quá nhanh
- Sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên
- Bảo vệ các loài sinh vật, phục hồi và trồng rừng mới
- Kiểm soát và giảm thiểu các nguồn chất thải gây ô nhiễm
- 
20 đ
KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MÔN SINH 9 HỌC KÌ II	
(Bảng mô tả các tiêu chí của đề kiểm tra)
Chủ đề 
(nội dung, chương)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng ở cấp độ thấp
Vận dụng ở cấp độ cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Ứng dung di truyền học
4 tiết
16 %
Định nghĩa được hiện tượng thoái hóa giống, ưu thế lai, nêu được nguyên nhân thoái hóa giống và ưu thế lai 
Nêu được pp khắc phục thoái hóa giống được ứng dụng trong sản xuất
16 % tổng số điểm =30điểm
33% hàng =10 điểm
Số câu : 3
Câu 1,2
67% hàng =20điểm
Số câu : 1
 Câu 1
Sinh vật và môi trường 
6 tiết
24 %
Nêu được khái niệm : Nhân tố sinh thái, giới hạn sinh thái
Trình bày được mối quan hệ giữa các sinh vật cùng loài
24 % tổng số điểm =50 điểm
20% hàng =10 điểm
Số câu : 3
Câu 3, 4
80% hàng =40điểm
Số câu:1
Câu 2
Hệ sinh thái : 
7 tiết 
28 %
Nêu được 1 số đặc trung của quần thể người , nêu được tính chất cơ bản của quần xã
HS trình bày được 1 số đặc điểm của quần thể người liên quan đến vấn đề dân số
.
Hs thấy được ý nghĩa của việc thực hiện pháp lệnh về dân số 
28 % tổng số điểm =60điểm
16% hàng =10 điểm
Số câu:2
Câu 6,8
16% hàng =10 điểm
Số câu:1
Câu 5,7
64% hàng =40 điểm
Số câu:1
Câu 3
Con người dân số và môi trường 
5 tiết
20 %
Hiểu được các nguyên nhân chính gây ô nhiễm và tác hại của việc ô nhiễm môi trường
Nêu được các biện pháp của con người nhằm khắc phục ô nhiễm , suy thoái môi trường 
Nêu được các biện pháp của con người nhằm khắc phục ô nhiễm , suy thoái môi trường 
20 % tổng số điểm =40 điểm điểm
25% hàng = 10 điểm
Số câu: 5
Câu10,11
25% hàng =10 điểm
Số câu:1
Câu 9,12
50% hàng =20 điểm
Số câu:1
Câu 4
Bảo vệ môi trường 
3 tiết 
12%
Nêu được các dạng tài nguyên chủ yếu
12% tổng số điểm =20. điểm
100% hàng =20điểm
Số câu:1
Câu 4
Tổng số điểm 200
20% tổng số điểm =40 điểm
Tổng số câu: 8 
10% tổng số điểm =20 điểm
Tổng số câu: 1 
10% tổng số điểm =20 điểm
Tổng số câu; 4
20.% tổng số điểm =40 điểm
Tổng số câu :1
10% tổng số điểm =20điểm
Tổng số câu: 1
30% tổng số điểm =60điểm
Tổng số câu: 2

File đính kèm:

  • docDE THI MON SINH 9 KI II NAM HOC 20122013 CO MA TRAN.doc
Đề thi liên quan