Đề kiểm tra học kì II môn: Sinh học 7 năm học: 2012 - 2013
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì II môn: Sinh học 7 năm học: 2012 - 2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT BẮC TRÀ MY ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRỖI MÔN: SINH HỌC 7 NĂM HỌC: 2012-2013 Thời gian: 45 phút(không kể thời gian giao đề) MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ II SINH HỌC 7 Cấp độ Tên Chủ đề (nội dung, chương) Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Lớp lưỡng cư -Giải thích hiện tượng ếch thả trong lọ nước Số điểm: 1 1 Số câu: 1đ 1đ Lớp bò sát Hiểu hệ bài tiết của thằn lằn Số câu: 1 1 Số điểm: 0,5 0,5đ Lớp chim -Xác định được chim cánh cụt vào nhóm chim thích hợp Số câu: 1 1 Số điểm: 0,5đ 0,5đ Lớp thú -Biết được đặc điểm chung của lớp thú,vai trò của lớp thú - Hiểu tác dụng của ruột dài, manh tràng lớn - Ưu điểm của hiện tượng thai sinh - Biết cho những ví dụ minh họa - Giải thích đặc điểm di chuyển của dơi - vận dụng làm chuồng thỏ Số câu: 1/2 2 2 1/2 5 Số điểm: 1đ 1 1đ 1đ 4đ Sự tiến hóa của động vật -So sánh các hệ cơ quan thể hiện sự tiến hóa của động vật. - quá trình phát triển của động vật - Giải thích được sinh học ở đới lạnh và đới nóng rất thấp Số câu: 1 1 1 3 Số điểm: 0,5đ 3đ 0,5đ 4đ Tổng số câu: Tổng số điểm: 1/2 1đ 5 5đ 5,5 4đ 11 10đ Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi Họ và tên: Lớp: KIỂM TRA HỌC KÌ II. Năm học 2012- 2013 Môn: Sinh học 7 Thời gian: 45 phút (kkpđ) Điểm Lời phê: I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) * Hãy khoanh tròn vào một trong các chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất: Câu 1: Dựa vào cấu tạo bộ răng thỏ người ta thường làm chuồng thỏ bằng: A. Tre, nứa. B. Sắt, thép. B. Xi măng, thép. D. Gỗ, sắt Câu 2: Nước tiểu thằn lằn đặc, có màu trắng đục, không hòa tan trong nước là do: A. Có bóng đái lớn C. Có thêm phần ruột già B. Thận sau có khả năng hấp thụ lại nước D. Thằn lằn không uống nước. Câu 3: Ruột dài với manh tràng lớn ở Thỏ có tác dụng gì? A. Là nơi tiêu hóa xenlulozơ C. Nâng đỡ cơ thể B. Giúp sự trao đổi khí dễ dàng D. Thích nghi với đời sống gặm nhấm Câu 4: Con non của loài động vật nào phát triển trực tiếp ? A. Châu chấu, chó, tắc kè. B. Thỏ, bò, vịt, ngựa. C. Ếch, cá, mèo, lợn. D. Bươm bướm, mèo, thỏ Câu 5: Giải thích tại sao dơi ăn sâu bọ bay trong đêm rất nhanh, nhưng vẫn tránh được các chướng ngại vật? Mũi và miệng phát ra sóng siêu âm C. Có lông xúc giác Mắt rất tinh. D. Mũi rất thính Câu 6: Đa dạng sinh học ở môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng rất thấp vì : Động vật ngủ đông dài. C. Sinh sản ít. Khả năng thích nghi không cao. D. Khí hậu rất khắc nghiệt. Câu 7: Ưu điểm của hiện tượng thai sinh ở thú là: A. Phôi được nuôi bằng chất dinh dưỡng của cơ thể mẹ qua nhau thai B. Phôi được phát triển trong cơ thể mẹ nên an toàn C. Con non được nuôi bằng sữa mẹ D. A, B, C đều dúng Câu 8: Chim cánh cụt thuộc nhóm nào của lớp chim: A. Nhóm chim bay B. Nhóm chim bơi C. Nhóm chim chạy D. Không nhóm nào trong ba nhóm trên II. TỰ LUẬN:( 6 điểm) Câu 1: ( 2 đ) Hãy trình bày đặc điểm chung của lớp thú? Nêu vai trò của lớp thú đối với đời sống của con người. Cho ví dụ minh họa. Câu 2:( 3 đ) Lập bảng so sánh hệ tuần hoàn của cá, lưỡng cư, bò sát và chim? Sự tiến hoá hệ tuần hoàn từ cá đến chim thể hiện như thế nào? Câu 3:( 1 đ) Nếu thả một con ếch vào trong lọ nước, đầu của con ếch chúc xuống dưới. Theo em con ếch có bị chết hay không? Giải thích? ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM TRẮC NGHIỆM: Mỗi câu 0,5 đ 1 2 3 4 5 6 7 8 B B A B A D D B TỰ LUẬN: Câu Đáp án điểm 1 - Đặc điểm chung của lớp thú: +Thú là động vật có xương sống + Đẻ con và nuôi con bằng sữa do tuyến vú tiết ra + Thân có lông mao bao phủ + Bộ răng phân hoá thành răng cửa, răng nanh, răng hàm. Răng mọc trong lỗ chân răng + Hệ tuần hoàn: Tim có 4 ngăn, hai ngăn bên phải chứa máu đỏ thẫm và 2 ngăn bên trái chứa máu đỏ tươi + Bộ não phát triển, thể hiện rõ ở bán cầu não, mấu não sinh tư và tiểu não + Thân nhiệt ổn định – là động vật hằng nhiệt - Lợi ích của lớp thú: + Cung cấp thực phẩm cho con người + Cung cấp dược liệu + Cung cấp nguyên liệu trong công nghiệp + Thú có ích cho sản xuất nông nghiệp và nghiên cứu khoa học 1đ 1đ 2 - Lập bảng so sánh Nội dung Cá Lưỡng cư Bò sát Chim Tim 2 ngăn: 1 tâm nhĩ và 1 tâm thất 3 ngăn: 2 tâm nhĩ và 1 tâm thất 3 ngăn: 2 tâm nhĩ và 1 tâm thất. Tâm thất có vách hụt 4 ngăn: 2 tâm nhĩ và 2 tâm thất Vòng tuần hoàn 1 vòng tuần hoàn 2 vòng tuần hoàn 2 vòng tuần hoàn 2 vòng tuần hoàn Máu đi nuôi cơ thể Máu đỏ thẫm Máu pha Máu pha ít Máu đỏ tươi - Sự tiến hoá của hệ tuần hoàn Hệ tuần hoàn tiến hoá từ cá, đến lưỡng cư, bò sát, chim có hệ tuần hoàn tiến hoá nhất sơ với 3 lớp trước, thể hiện: + Từ tim có 2 ngăn tim có 3 ngăn tim có 3 ngăn nhưng xuất hiện vách ngăn hụt tim 4 ngăn + Từ 1 vòng tuần hoàn đến 2 vòng tuần hoàn + Từ máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ thẫm nghèo ôxi đến máu pha đến máu pha ít có nhiều ôxi hơn đến máu đỏ tươi giàu ôxi. 2đ 1đ 3 - Con ếch không bị chết - Giải thích Vì ngoài hô hấp bằng phổi, ếch còn có cách hô hấp chủ yếu qua da. 0,5đ 0,5đ
File đính kèm:
- De KT SINH 7HKII_2012-2013.doc