Đề kiểm tra học kì II môn: Sinh học khối lớp 7

doc3 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 459 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì II môn: Sinh học khối lớp 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì II.
Môn: Sinh Học 7.
 I. Bảng ma trận:
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Tổng
TNTL
TNTL
TNTL
TNTL
Lớp bò sát
C1 
 2
1
 2
Lớp chim
C2
 2,5
1
 2,5
Lớp thú
C3
 1,5
1
 1,5
Sự tiến hoá của động vật
C4
 1,5
1
 1,5
Động vật với con người
C5
 1
C6
 1,5
2
 3,5
Tổng
1
 1,5
1
2
2
2,5
2
 4
6
 10
II: Câu hỏi Trắc nghiệm tự luận (10 điểm)
Câu 1: Chứng minh hệ hô hấp và tuần hoàn của thằn lằn bóng hoàn chỉnh hơn so với ếch đồng.
 Câu 2. Hãy phân tích các đặc điểm cấu tạo trong của chim bồ câu thích nghi vưói đời sống bay lượn.
Câu 3.Nêu vai trò của thú đối với tự nhiên và với đời sống con người.
Câu 4. Cho tập hợp các sinh vật sau:Vịt trời, gà lôi, châu cấu, vượn, hươu, cá chép, giun đất, dơi, kanguru. Hãy xếp chúng thành từng nhóm sinh vật có môt, hai, và ba hình thức di chuyển.
Câu 5. Nêu lợi ích của đa dạng sinh học.
Câu 6. Nêu các biện pháp đấu tranh sinh học.
II. Đáp án:
Câu 1.
 - Về hệ hô hấp: Thăn lằn bóng có khí quản, phế quản đặc biệt là phổi phát triển hơn hẳn so với ếch đồng. Phổi thằn lằn có nhiều vách ngăn hưon, do đó diện tích trao đổi khí của phổi tăng lên. Đay cũng là một trong những yếu tố giúp thằn lằn thích nghi hoàn toàn với đời sống ở cạn.
 - Về hệ tuần hoàn: Tâm thất của thằn lằn có vách ngăn hụt, do đó khi tâm thất co bóp, vách hụt chạm vào đáy tâm nhĩ nên nửa tâm thất trái cháu nhiều mấu đỏ tươi hơn. Mặc dù máu đi nuôi cơ thể vẫn là máu pha nhưng chúa nhiều ôxi hơn so với máu ếch.
Câu 2. Chim thích nghi với đời sống bay lượn còn được thể hiện ở cấu tạo của các cơ quan bên trong cơ thể:
 - Hệ hô hấp có thêm hệ thống túi khí với phổi hoạt động như một bơm vừa hút vừa đẩy do sự thay đổi thể tích lồng ngực. Hệ túi khí ngoài tác dụng góp phần làm thông khí ở phổi làm phổi không có khí đọng còn giúp cho sự điều hoà thân nhiệt đồng thưòi túi khí cũng làm cho cơ thể nhẹ thêm và giảm ma sát giữa các nội quan.
 - Tim 4 ngăn nên máu đi nuôi cơ thể không bị pha trộn, phù hợp với sự trao đổi chất mạnh ở chim.
 - Không có bóng đái nước tiểu khô làm giảm bớt trọng lượng cơ thể.
 - Ở chim cái chỉ có một buồng trứng bên trái buồng trứng bên phải tiêu giảm nên cũng góp phần làm giảm bớt trọng lượng cơ thể.
 - Não chim phát triển phù hợp liên quan đến đời sống bay lượn với nhiều hoạt động phức tạp. 
Câu 3.Vai trò của thú:
 - Đối với đời sống con người:
 + Thú là đối tượng cung cấp nguồn dược liệu quý như: sừng, nhung hươu, nai, xương (hổ, khỉ, gấu, sơn dương ...) mật gấu; và những nguyên liệu làm đồ mĩ nghệ có giá trị: da, lông thú; ngà sừng voi, tê giác ...xạ hương ...
 + Các loại gia xúc đêu cung cấp thực phẩm, nguyên liệu công nghiệp ...
 + Một số có vai trò lớn trong nông nghiêp như sức kéo, cung cấp phân bón, tiêu diệt các động vật gây hại cho nông nghiệp ...
 + Một số được dùng trong thí nghiệm nghiên cứa khoa học ...
- Trong tự nhiên thú là một mắt xích đa dạng quan trọng trong việc giữ sự cân bằng sinh thái.
Câu 4. 
 - Nhóm có một hình thức di chuyển: Hươu ( đi - chạy); cá chép (bơi); giun đất (bò); dơi (bay); kanguru ( nhảy).
 - Nhóm có hai hình thức di chuyển: Gà lôi ( đi - chạy, bay); Vượn ( leo - trèo, đi)
 - Nhóm có ba hình thức di chuyển: Vịt trời ( đi - chạy, bơi, bay);Châu cấu ( bò, nhảy, bay)
 Câu 5. Đa dạng sinh học làm cho các loại động vật và thực vật phong phú và mang lại nhiều lợi ích cho tự nhiên và coan người như cung cấp thực phẩm, dược phẩm, nguyên liệu công nghiệp, bảo vệ mùa màng, tạo nhiều các giống động thực vật mới đồng thời duy trì sự cân bằng sinh thái.
 Câu 6. Biên pháp đấu tranh sinh học:
 - Sử dụng thiên địch trực tiếp tiêu diệt sinh vật gây hại như nuôi mèo để diệt chuột; nuôi Gà, chim, ếch nhái, cá, ... để diệt sâu bọ
 - Sử dụng thiên địch đẻ trứng kí sinh vào sâu hại hay trứng sâu hại như dùng ong mắt đỏ để tiêu diệt trứng sâu xám.
 - Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm diệt sinh vật gây hại như vi khuẩn myôma, calixi.
 GV ra đề BGH duyệt

File đính kèm:

  • docKIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II 7.doc