Đề kiểm tra học kì II môn Sinh học lớp 7 - Năm học 2010 - 2011

doc4 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 551 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì II môn Sinh học lớp 7 - Năm học 2010 - 2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT KRÔNG BÔNG
TRƯỜNG THCS HÙNG VƯƠNG
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
MÔN SINH HỌC LỚP 7-NĂM HỌC 2010-2011
Tên Chủ đề
(nội dung, chương)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
1. Lớp Lưỡng cư 
03 tiết 
Trình bày hình thái cấu tạo phù hợp với đời sống của ếch đồng.
Giải thích được những tập tính của ếch.
20% = 2 điểm
75% = 1,5 điểm
25% = 0,5 điểm
2. Lớp Chim
03 tiết
Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống.
So sanh kiểu bay vỗ cánh và kiểu bay lượn
20% = 2 điểm
75% = 1,5 điểm
25% = 0,5 điểm
3. Lớp thú
06 tiÕt
Nêu được cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với điều kiện sống
Liên hệ được những ví dụ cụ thể về vai trò của Thú. Đưa ra được một số biện pháp bảo vệ các loài thú hoang dã
40% = 4 điểm
37% = 1,5 điểm
63% =2,5 điểm
4. Sự tiến hóa của động vật
04 tiÕt
Giải thích được sự tiến hóa của hình thức sinh sản hữu tính
20% = 2 điểm
100% = 2 điểm
10 điểm (100%)
4,5 điểm =45% 
3 điểm =30% 
2,5 điểm =25% 
PHÒNG GD&ĐT KRÔNG BÔNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
TRƯỜNG THCS HÙNG VƯƠNG MÔN SỊNH HỌC LỚP 7-NĂM HỌC 2010-2011
 THỜI GIAN: 45 phút (không kể thời gian chép đề)
Câu 1:(2 đ) Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của Ếch thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn? Hãy giải thích vì sao ếch thường sống ở những nơi ẩm ước, gần bờ nước?
Câu 2: (2 đ) Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay? So sánh kiểu bay vỗ cánh và kiểu bay lượn?
Câu 3: (4 đ) Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống. Hãy minh họa bằng những ví dụ cụ thể về vai trò của Thú?
Câu 4: (2 đ) Giải thích sự tiến hóa của hình thức sinh sản hữu tính? 
PHÒNG GD&ĐT KRÔNG BÔNG 
TRƯỜNG THCS HÙNG VƯƠNG 
ĐÁP ÁN-HDC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
MÔN SINH HỌC LỚP 7-NĂM HỌC 2010-2011
Câu 1
2 điểm
- Đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch;
+ Đầu dẹp, nhọn khớp với thân thành một khối thuôn nhọn về phía trước.
+ Mắt và lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu.
+ Da trần, phủ chất nhầy và ẩm, dễ thấm khí.
+ Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ.
+ Chi năm phần có ngón chia đốt, linh hoạt.
+ Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón.
- Giải thích:
Vì ếch còn hô hấp bằng da là chủ yếu, nếu da khô, cơ thể mất nước ếch sẽ chết
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
Câu 2:
2 điểm
- Đặc điểm cấu tạo ngoài của chim:
+ Thân hình thoi
+ Chi trước biến đổi thành cánh, chi sau có 3 ngón trước, 1 ngón sau.
+ Lông ống có các sợi lông tơ làm thành phiến mỏng.
+ Lông tơ có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp
+ Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng
+ Cổ dài, khớp đầu với thân
Kiểu bay vỗ cánh
Kiểu bay lượn
- Đập cánh liên tục
- Sự bay chủ yếu dựa vào sự vỗ cánh
- Cánh đập chậm rãi và không liên tục
- Sự bay chủ yếu dựa vào sự nâng đỡ của không khí và sự thay đổi của luồng gió
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 3:
4 điểm
- Đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ
+ Có bộ lông mao dày, xốp
+ Chi trước có vuốt, ngắn
+ Chi sau dài, khỏe.
+ Mũi thính, có lông xúc giác cảm giác nhanh, nhạy
+ Tai rất thính, vành tai lớn, cử động được theo các phía
+ Mắt có mí cử động được, giữ mắt không bị khô
- Ví dụ về vai trò của thú
+ Cung cấp thực phẩm cho con người. Ví dụ: Trâu, bò, lợn
+ Cung cấp dược liệu quý như: nhung hươu, nai, xương hổ, mật gấu
+ Cung cấp nguyên liệu làm đồ mĩ nghệ như: Da, lông của hổ, báo, ngà voi
+ Cung cấp vật liệu thí nghiệm như: Chuột, khỉ
+ Cung cấp sức kéo quan trọng như: Trâu, bò, voi
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 4:
2 điểm
+ Từ thụ tinh ngoài " thụ tinh trong.
+ Đẻ nhiều trứng " đẻ ít trứng " đẻ con.
+ Phôi phát triển có biến thái " phát triển trực tiếp không có nhau thai " phát triển trực tiếp có nhau thai.
+ Con non không được nuôi dưỡng " được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ " được học tập thích nghi với cuộc sống.
0,5
0,5
0,5
0,5

File đính kèm:

  • doc1011Sinh 7 HKII.doc