Đề kiểm tra học kì II - Môn sinh - lớp 6 năm học 2012 - 2013

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1140 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì II - Môn sinh - lớp 6 năm học 2012 - 2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐẠI LỘC
TRƯỜNG THCS PHAN BỘI CHÂU
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II - MÔN SINH - LỚP 6 
NĂM HỌC 2012 - 2013
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Kiểm tra đánh giá nhận thức của HS về: Quả và hạt, các nhóm thực vật và vai trò của thực vật.
2. Kỹ năng: HS có kĩ năng làm bài kiểm tra cận thận, chính xác, tư duy lô gic…
3. Thái độ: Nhận thức đúng đắn về bộ môn sinh học.
II. Chuẩn bị: 	- GV: Đề kiểm tra – đáp án hướng dẫn chấm
- HS: Kiến thức
III. Phương pháp:
IV. Hoạt động dạy - học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra:
MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ II SINH HỌC 6 (TỈ LỆ 3 – 7)
NĂM HỌC 2012 – 2013
 Cấp độ
Tên 
Chủ đề 
(nội dung, chương…)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TN
KQ
TL
Chương VII:
Quả và Hạt
- Nhận biết các nhóm quả.
- Các bộ phận của hạt
- Sinh sản hữu tính
- Sinh sản hữu tính
- Trong trồng trọt muốn cho hạt nảy mầm tốt cần phải làm gì?
- Phân biệt hiện tượng thụ phấn và thụ tinh? Thụ phấn có quan hệ gì với thụ tinh?
- Trong trồng trọt muốn cho hạt nảy mầm tốt cần phải làm gì?
Số câu
4
1
0,5
1,5
7
Số điểm
1đ
0,25đ
1đ
3,5đ
5,75đ
Tỉ lệ %
10%
2,5%
10%
35%
57,5%
Chương VIII:
Các nhóm thực vật
- Nhóm rêu
- Nguồn gốc cây trồng
- Nhóm hạt trần, nhóm hạt kín.
- Vì sao thực vật hạt kín có thể phát triển đa dạng phong phú như ngày nay?
- Nhóm cây 1 lá mầm và nhóm cây 2 lá mầm
Số câu
2
2
1
2
7
Số điểm
0,5đ
0,5đ
1đ
0,5đ
2,5đ
Tỉ lệ %
5%
5%
10%
5%
25%
Chương IX: Vai trò của thực vật
- Vai trò của thực vật
- Em cần làm gì để bảo vệ đa dạng thực vật ở Việt Nam?
Số câu
1
1
2
Số điểm
0,25đ
1,5đ
1,75đ
Tỉ lệ %
2,5%
15%
12,5%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
6
1,5đ
15%
5,5
3đ
30%
4,5
5,5đ
55%
16
10
100%
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
Năm học: 2012 - 2013
Môn: Sinh học lớp 6
Thời gian: 45 (phút không kể thời gian giao đề)
I. Phần trắc nghiệm: (3đ) Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu A, B, C, D trả lời em cho là đúng:
Câu 1. Quả thịt có đặc điểm:
 A. Khi chín thì vỏ khô, cứng, mỏng	B. Khi chín thì vỏ dày, cứng
 C. Khi chín thì vỏ dày, mềm, chứa đầy thịt quả 	D. Khi chín thì vỏ khô, mềm, chứa đầy thịt quả
Câu 2. Nhóm quả gồm toàn quả khô là:
 A. quả cải, quả đu đủ, quả cam, quả cà chua. 	B. quả mơ, quả chanh, quả lúa, quả vải. 
 C. quả dừa, quả đào, quả gấc, quả ổi	D. quả bông, quả thì là, quả đậu Hà Lan 
Câu 3. Sinh sản có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực với tế bào sinh dục cái được gọi là:
 A. Sinh sản vô tính. 	B. Sinh sản hữu tính.
 C. Sinh sản sinh dưỡng. 	D. Nhân giống vô tính trong ống nghiệm
Câu 4. Nhóm cây gồm toàn cây một lá mầm là:
 A. Cây dừa cạn, cây rẻ quạt 	B. Cây dừa cạn, cây tre
 C. Cây rẻ quạt, cây xoài 	D. Cây rẻ quạt, cây tre
Câu 5. Nhóm cây gồm toàn cây hai lá mầm là:
 A. Cây xoài, cây lúa 	B. Cây lúa, cây ngô
 C. Cây mít, cây xoài 	D. Cây mít, cây ngô
Câu 6: Cây trồng có nguồn gốc từ:
 A. Cây trồng có nguồn gốc từ cây dại 	B. Cây trồng rất đa dạng
 C. Cây trồng có nguồn gốc nhập ngoại 	D. Cây trồng nhiều hơn cây dại
Câu 7. Các bộ phận của hạt gồm có:
 A. Vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ. 	B. Vỏ và chất dinh dưỡng dự trữ. 
 C. Vỏ và phôi. 	D. Phôi và chất dinh dưỡng dự trữ.
Câu 8. Quả và hạt do bộ phận nào của hoa tạo thành?
 A. Đài, tràng, nhị, nhuỵ 	B. Bầu nhuỵ và noãn sau khi được thụ tinh 
 C. Bao phấn, hạt phấn, bầu và đầu nhuỵ	D. Cả A, B, C sai.
Câu 9. Nhóm thực vật đầu tiên sống trên cạn, có rễ giả, chưa có hoa, sinh sản bằng bào tử?
 A. Tảo B. Dương xỉ C. Rêu D. Hạt trần
Câu 10: Thực vật hạt kín tiến hóa hơn cả vì:
A. Có nhiều cây to và sống lâu năm	
B. Có sự sinh sản hữu tính
C. Có rễ, thân, lá thật; có mạch dẫn.
D. Có cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản cấu tạo phức tạp, đa dạng; có khả năng thích nghi với các điều kiện sống khác nhau trên Trái Đất.
Câu 11. Vai trò của các chất hữu cơ do TV chế tạo: 
 A. Cung cấp nguyên liệu cho sản xuất, xây dựng 	B. Cung cấp thức ăn cho động vật người.
 C. Cung cấp nguyên liệu làm thuốc 	D. Cả A, B, C
Câu 12: Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào là đặc trưng nhất đối với cây Hạt trần.
 A. Lá đa dạng 	B. Có sự sinh sản hữu tính
 C. Có hạt hở, chưa có hoa, chưa có quả. 	D. Có rễ, thân, lá thật; có mạch dẫn.
II. Phần tự luận (7đ):
Câu 1: (1,5điểm) Phân biệt hiện tượng thụ phấn và thụ tinh? Thụ phấn có quan hệ gì với thụ tinh?
Câu 2: (3 điểm) Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm là gì? Trong trồng trọt muốn cho hạt nảy mầm tốt cần phải làm gì?
Câu 3: (1 điểm) Vì sao thực vật hạt kín có thể phát triển đa dạng phong phú như ngày nay?	
Câu 4: (1,5điểm) Em cần làm gì để bảo vệ đa dạng thực vật ở Việt Nam?
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KỲ II
Năm học: 2012-2013
Môn: Sinh học khối 6
I. TRẮC NGHIỆM (3điểm) Mỗi câu học sinh khoanh đúng 0,25 điểm:
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
C
D
B
D
C
A
A
B
C
D
D
C
II. TỰ LUẬN
Câu 1: (1,5điểm) Phân biệt hiện tượng thụ phấn và thụ tinh? Thụ phấn có quan hệ gì với thụ tinh?
- Sự thụ phấn: Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhuỵ
- Sự thụ tinh: Thụ tinh là hiện tượng tế bào sinh dục đực (tinh trùng) của hạt phấn kết hợp với tế bào sinh dục cái (trứng) có trong noãn tạo thành một tế bào mới gọi là hợp tử.
- Sự thụ tinh xảy ra khi có sự thụ phấn và nảy mầm của hạt phấn. Như vậy thụ phấn là điều kiện cần của thụ tinh.
Câu 2: (3 điểm) Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm là gì? Trong trồng trọt muốn cho hạt nảy mầm tốt cần phải làm gì?
- Điều kiện bên ngoài: có đủ nước, không khí và nhiệt độ thích hợp.
- Điều kiện bên trong: hạt giống có chất luợng tốt, không bị sâu mọt, sứt sẹo hoặc mốc.
- Biện pháp:
 + Làm cho đất tơi, xốp, thoáng như cày cuốc, xới…. để đất đủ không khí hạt nảy mầm tốt
 	 + Tưới đủ nước cho đất hoặc ngâm hạt giống trước khi gieo, nếu bị ngập úng phải tháo hết nước để thoáng khí. 
 	 + Gieo hạt đúng thời vụ, khi trời quá rét phải phủ rơm rạ lên hạt mới gieo. 
 	 + Chọn hạt giống và bảo quản hạt giống tốt
Câu 3: (1 điểm) Vì sao thực vật hạt kín có thể phát triển đa dạng phong phú như ngày nay?	- Có hoa với cấu tạo, hình dạng, màu sắc khác nhau thích hợp với nhiều cách thụ phấn.
- Noãn được bảo vệ tốt hơn ở trong bầu nhuỵ.
- Noãn thụ tinh biến thành hạt và được bảo vệ trong quả. Quả có nhiều dạng và có thể thích nghi với nhiều cách phát tán.
- Các cơ quan sinh dưỡng phát triển và đa dạng giúp cây có điều kiện sinh trưởng và phát triển tốt hơn.
Câu 4: (1.5 điểm) Em cần làm gì để bảo vệ đa dạng thực vật ở Việt Nam?
- Không chặt phá, đốt rừng, ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống của thực vật.
- Hạn chế việc khai thác bừa bãi các loài thực vật quý hiếm để bảo vệ số lượng cá thể của loài.
- Cấm buôn bán và xuất khẩu các loài quý hiếm đặc biệt.
- Xây dựng các vườn thực vật, vườn quốc gia, các khu bảo tồn…để bảo vệ các loài thực vật, trong đó có thực vật quý hiếm. 
- Tuyên truyền giáo dục rộng rãi trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng. 
- Tham gia trồng rừng, bảo vệ rừng và bảo vệ môi trường sống của thực vật. Luôn có ý thức yêu thiên nhiên.

File đính kèm:

  • docDe de nghi Sinh 6 HKII Nam hoc 20122013.doc