Đề kiểm tra học kì II môn Vật lí 6 - Trường THCS Thị trấn Đầm Hà
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì II môn Vật lí 6 - Trường THCS Thị trấn Đầm Hà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Thị trấn Đầm Hà Đề kiểm tra học kì II Môn : Vật Lí 6 Thời gian làm bài : 45 phút Câu hỏi : Câu 1 : ( 2 điểm ) Tại sao các tôn lợp lại có dạng lượng sóng ? Câu 2 : ( 2 điểm ) Tìm 2 thí dụ chứng tỏ sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn trở có thể gây ra những lực rất lớn ? Câu 3 : ( 3 điểm ) Tại sao ở các bình chia độ thường ghi 200 C ? Câu 4 : ( 3 điểm ) Có người giải thích quả bóng bàn bị bẹp, khi được nhúng vào nước nóng sẽ phồng lên như cũ, vì vỏ bóng bàn gặp nóng nở ra và bóng phồng lên. Hãy nghĩ ra một thí nghiệm chứng tỏ cách giải thích trên là sai. Đáp án – Biểu điểm Câu 1 : ( 2 điểm ) Để khi trời nóng các tấm tôn có thể dãn nở vì nhiệt mà ít bị ngăn cản hơn, nên tránh được lực lớn gây ra có thể làm rách tôn trên lớp mái. Câu 2 : ( 2 điểm ) HS lấy được mỗi ví dụ đúng 1 điểm Câu 3 : ( 3 điểm ) Vì thể tích của bình phụ thuộc vào nhiệt độ. Trên bình ghi 200C, có nghĩa là các giá trị về thể tích ghi trên bình chỉ đúng ở nhiệt độ trên. Khi đổ chất lỏng ở nhiệt độ khác 200 C vào bình thì giá trị đo được không hoàn toàn chính xác. Tuy nhiên sai số đó rất nhỏ, không đáng kể với các thí nghiệm không đòi hỏi độ chính xác cao. Câu 4 : ( 3 điểm ) HS tìm được TN kiểm tra được nhận xét đúng Nếu dùng kim chọc thủng quả bóng bàn sau đó làm bẹp rồi mới nhúng vào nước nóng thì quả bóng bàn sẽ không phồng lên như cũ. Vậy cách giải thích như trên là sai. Trường THCS Thị trấn Đầm Hà Đề kiểm tra học kì II Môn : Vật Lí 7 Thời gian làm bài : 45 phút Câu hỏi : Câu 1 : ( 3 điểm ) Chất dẫn điện là gì ? Chất cách điện là gì ? Cho ví dụ. Câu 2 : ( 3 điểm ) Quan sát dưới gầm các ôtô chở xăng, dầu bao giờ cũng thấy có một dây xích sắt. Một đầu của dây xích này được nối với vỏ thùng chứa xăng, dầu đầu kia được thả kéo lê trên mặt đường. Hãy cho biết dây xích này sử dụng như thế để làm gì? Tại sao ? Câu 3 : ( 2 điểm ) Hãy biến đổi các đơn vị sau : 230 mA = A 0,099A = mA 1,23 A = mA 250 mA = A Câu 4 : ( 2 điểm ) Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ : + - K 1 2 3 Cho biết hiệu điện thế U12 = 2,4 V; U23 = 2,5 V. Hãy tính U13 . . . Đáp án – Biểu điểm Câu 1 : ( 3 điểm ) Mỗi ý trả lời đúng là lấy được ví dụ 1,5 điểm + Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua. + Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua. Câu 2 : ( 3 điểm ) Dùng dây xích sắt để tránh xảy ra cháy, nổ xăng dầu. Vì khi chạy ôtô, ôtô cọ xát mạnh với không khí, làm nhiễm điện những phần khác nhau của ôtô. Nếu bị nhiễm điện mạnh, giữa các phần này phát sinh tia lửa điện gây cháy nổ xăng. Nhờ dây xích sắt là vật dẫn điện, các điện tích từ ôtô dịch chuyển qua nó xuống đất, loại trừ nhiễm điện mạnh. Câu 3 : ( 2 điểm ) Mỗi ý đúng 0,5 điểm 230 mA = 0,23 A 0,099A = 99 mA 1,23 A = 1230 mA 250 mA = 0,25 A Câu 4 : ( 2 điểm ) Đây là đoạn mạch nối tiếp nên ta có U12 + U23 = U13 U13 = 2,4 + 2,5 = 4,9 V Trường THCS Thị trấn Đầm Hà Đề kiểm tra học kì II Môn : Vật Lí 8 Thời gian làm bài : 45 phút Câu hỏi : Câu 1 : ( 2 điểm ) Nhiệt năng là gì ? Em hãy nêu mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ ? Câu 2 : ( 2 điểm ) Tại sao khi rót nước sôi vào cốc thuỷ tinh thì cốc dày dễ vỡ hơn cốc mỏng ? Muốn cốc khỏi vỡ khi rót nước sôi vào thì làm thế nào ? Câu 3 : ( 3 điểm ) Một nhiệt lượng kế chứa 2 lít nước ở nhiệt độ 150C. Hỏi nước nóng lên tới bao nhiêu độ nếu bỏ vào nhiệt lượng kế một quả cân bằng đồng thau khối lượng 500g được nung nóng tới 1000C. Lấy nhiệt dung riêng của đồng thau là 368 J/kg.K của nước là 4186 J/kg.K. Bỏ qua nhiệt lượng truyền cho nhiệt lượng kế và môi trường ngoài. Câu 4 : ( 3 điểm ) Tính hiệu suất của một bếp dầu, biết rằng phải tốn 150g dầu mới đun sôi được 4,5 lít nước ở 200C. Đáp án – Biểu điểm Câu 1 : ( 2 điểm ) Tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật gọi là nhiệt năng của vật. Nhiệt năng có quan hệ chặt chẽ với nhiệt độ. Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn. Câu 2 : ( 2 điểm ) Thuỷ tinh dẫn nhiệt kém nên khi rót nước sôi vào cốc dày thì lớp thuỷ tinh bên trong nóng lên trước, nở ra làm cốc vỡ. Nếu cốc có thành mỏng thì cốc nóng lên đều và không bị vỡ. Muốn cốc khỏi vỡ, nên tráng cốc bằng một ít nước nóng trước khi rót nước sôi vào. Câu 3 : ( 3 điểm ) Nhiệt lượng quả cân toả ra : Q1= m1c1(t1 – t ) = 0,5.368.( 100 – t ) Nhiệt lượng nước thu vào : Q2= m2c2( t – t2 ) = 2.4186.( t – 15 ) Vì nhiệt lượng toả ra bằng nhiệt lượng thu vào nên : Q1 = Q2 => t = 16,820C Câu 4 : ( 3 điểm ) Nhiệt lượng dùng để làm nóng nước : Q = c2m2.( t2 – t1 ) = 4200.4,5.( 100 – 20 ) = 1512000 J Nhiệt lượng toàn phần do dầu hoả toả ra : Qtp = m1q1= 0,15.44.106 = 6,6.106 J Hiệu suất của bếp là : H = = = 0,22 = 22% Trường THCS Thị trấn Đầm Hà Đề kiểm tra học kì II Môn : Vật Lí 9 Thời gian làm bài : 45 phút Câu hỏi : Câu 1 : ( 2 điểm ) Thế nào là hiện tượng khúc xạ ánh sáng ? Câu 2 : ( 2 điểm ) Đặt vât AB vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ sao cho AB nằm ngoài khoảng tiêu cự, A nằm trên trục chính cho ảnh A’B’. Nếu gọi d = OA là khoảng cách từ AB đến thấu kính, d’ = OA’ là khoảng cách từ thấu kính, f = OF là tiêu cự của thấu kính. Hãy chứng minh rằng ta có công thức : = + và A’B’ = AB Câu 3 : ( 3 điểm ) Trên hình ( ) là trục chính của một thấu kính, S là một điểm sáng, S’ là ảnh của S. a. Hãy cho biết S’ là ảnh thật hay ảnh ảo? b. Thấu kính đã cho là hội tụ hay phân kì ? . S c. Bằng cách vẽ hãy xác định quang tâm O, .S’ tiêu điểm F, F’ của thấu kính đã cho. () Câu 4 : ( 3 điểm ) Mắt của hai người như sau : Người thứ nhất chỉ nhìn rõ được những vật cách mắt xa nhất là 60cm. Người thứ hai nhìn rõ được các vật ở rất xa, nhưng muốn nhìn rõ các vật ở gần thì phải đeo kính. a. Mắt của hai người đó là mắt cận hay mắt lão ? b. Xác định tiêu cự của kính mà người thứ nhất phải đeo. Đáp án - Biểu điểm Câu 1 : ( 2 điểm ) Hiện tượng tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường, được gọi là hiện tượng khúc xạ ánh sáng. F F’ O A B A’ B’ I Câu 2 : ( 2 điểm ) AOB ~ A’OB’ nên = (1) IOF’ ~ B’A’F’ nên : = = (2) Từ (1) và (2) ta có : = hay = => fd’ = dd’ – fd Chia hai vế cho dd’f, ta có : = + Từ (1) suy ra : A’B’ = AB F F O S S’ Câu 3 : ( 3 điểm ) ảnh S’ là ảnh ảo vì S’ và S nằm cùng I Một phía đối với trục chính. Thấu kính đã cho là thấu kính phân kì vì ảnh S’ nằm gần trục chính hơn so với S. Nối SS’ cắt trục () tại O thì O là quang tâm. Dựng thấu kính phân kì tại O và vuông góc với trục (). Vẽ SI sóng song với , nối IS’ cắt trục () tại F thì F là một tiêu điểm, tiêu điểm còn lại F’ lấy đối xứng với F qua quang tâm O. Câu 4 : ( 3 điểm ) a. Mắt người thứ nhất là mắt cận, mắt người thứ hai là mắt lão. b. Để sửa mắt cận người thứ nhất phải đeo kính là thấu kính phân kì có tiêu cự bằng đúng 60cm. Kính đeo sát mắt.
File đính kèm:
- Vat li.doc