Đề kiểm tra học kì II môn: Vật lí 9 - Đề 3

doc4 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 594 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì II môn: Vật lí 9 - Đề 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ3
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II 
Môn : vật lí 9
Thời gian: 45 phút 
B/ ĐỀ:
I/ Phần lí thuyết :
Câu 1:( 1 điểm ) Nêu cấu tạo của máy biến thế. Cho biết máy biến thế có những tác dụng như thế nào ?
Câu 2 : Có những loại nhà máy nào để sản xuất điện năng, trong từng loại nhà máy đó năng lượng điện đựơc chuyển hoá thành từ những dạng năng llượng nào ?(1 điểm )
Câu 3: (2 điểm) Hãy kể rỏ những tia sáng nào qua thấu kính phân kì và thấu kính hội tụ cho ra tia ló đặc biệt ?Vẽ mỗi loại thấu kính có một tia sáng đặc biệt đi qua và có tia ló cụ thể .
Câu 4: (1,5điểm) Muốn trộn nhiều ánh sáng màu lại với nhau ta phải làm như thế nào ? hãy kể ra 2 bộ gồm 3 ánh sáng màu có thể trộn lại với nhau để thu được ánh sáng màu trắng ?
Câu 5: Một người khi nhìn một vật ở cách mắt từ 60cm trở lên thì thấy mới rõ vậy mắt người này bị tật gì ? cách khắc phục như thế nào?( 1 điểm ).
II/ Phần Bài Tập :
Bài 1: (1,5 điểm) Một máy phát điện xoay chiều cho một hiệu điện thế xoay chiều ở hai cực của máy là 220V. Muốn tải điện đi xa người ta phải tăng hiệu điện thế lên 15400V. Hỏi phải dùng loại máy biến thế với các cuộn dây có số vòng dây theo tỉ lệ như thế nào ? Cuộn dây nào mắc với hai đầu máy phát điện.
Bài 2: Vật sáng AB có độ cao h được đặt vuông góc trước một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 10cm, điểm A cách thấu kính một khoảng d = 5cm ; h = 2,5cm .
Dựng ảnh A’B’ của AB tạo bởi thấu kính hội tụ .(1 điểm)
Vận dụng kiến thức hình học tính chiều cao h’ của ảnh và khoảng cách d’ từ ảnh tới quang tâm .(1điểm) 
C/ ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM :9-3-L
 Câu 1: Máy biến thế được cấu tạo gồm : Một lõi sắt và hai cuộn dây dẫn có số vòng khác nhau được quấn chung trên lõi sắt. Tác dụng của máy biến thế là dùng để tăng hoặc giảm hiệu điện thế ở hai đầu dây dẫn (1đ)
Câu 2: Điện năng được sản xuất từ những loại nhà máy như : nhiệt điện, thuỷ điện, điện hạt nhân. Trong từng nhà máy này năng lượng điện được chuyển hoá từ những dạng năng lượng như :
nhiệt điện : điện năng được chuyển hoá từ nhiệt năng do nhiên liệu bị đốt cháy toả ra .
Thuỷ điện : điện năng được chuyển hoá từ cơ năng của những nguồn nước có độ cao và dòng chảy mạnh .
Điện hạt nhân : điện năng được chuyển hoá từ nhiệt lượng do phản ứng hoá học của nguyên tử hạt nhân trong lò phản ứng. (1 đỉểm)
Câu 3 : Những tia sáng đặc biệt đi qua thấu kính là :
Thấu kính phân kì : + Tia tới đi qua quang tâm cho tia ló tiếp tục truyền thẳng theo phương của tia tới .
 + Tia tới song song với với trục chính cho tia ló có đường kéo dài đi qua tiêu điểm.(0,5đ)
 - Thấu kính hội tụ : + Tia tới đi qua quang tâm cho tia ló tiếp tục truyền thẳng theo phương của tia tới .
+ Tia tới song song với trục chính cho tia ló di qua tiêu điểm.
+ Tia tới di qua tiêu điểm cho tia ló song song với trục chính .(0,5đ)
o
F
	Hình vẽ :
o
F
 (0,5đ)	 (0,5đ)
Câu 4: Muốn trộn nhiều ánh sáng màu với nhau ta làm như sau : Chiếu đồng thời các chùm sáng màu cần trộn lên một chỗ trên một tấm màn màu trắng, màu ánh sáng thu được trên chỗ đó là màu ánh sáng đã trộn .(1 đ)
	Bộ 3 ánh sáng màu mà khi trộn lại với nhau có thể thu được ánh sáng màu trắng là : 
ánh sáng màu : Đỏ cánh sen , màu vàng và màu lam 
ánh sáng màu : Đỏ, Lục và lam 	(0,5đ)
Câu 5 : Một người chỉ nhìn thấy rõ nhứng vật cách mắt từ 60cm trở lên thì người đó đã bị tật mắt lão. Để khắc phục tật mắt lão người đó cần phải đeo kính lão là một thấu kính hội tụ. (1 điểm )
II/ Phần Bài tập :
Bài 1: Máy biến thế trên có hai cuộn dây được quấn theo tỉ lệ như sau : 
	 tức là n2 = 70 lần n1 (1 điểm ).
F
A
B
A’
B’
O
H
Máy phát điện phải mắc với hai đầu cuộn dây n1 . (0,5 điểm )
Bài 2: 
AB = h = 2,5 cm 
OF = f = 10 cm a) (1 điểm )
OA = d = 5 cm 
A’B’ = h’ = ?
OA’ = d’ = ?
Giải 
Trong D A’OH có
A’A = AO 
AB // OH 
AB là đường trung bình nên : AB = OH hay OH = 2AB = 2.2,5cm = 5 cm (0,5điểm )
A’B = A’O hay A’O = 2.5cm =10 cm (0,5điểm )
Vậy A’ trùng với điểm F tức là ảnh của vật trùng với tiêu điểm của thấu kính .vậy hoảng cách từ O đến ảnh của vật là d’ = 10 cm 
A/ Ma trận đề kiểm tra 9-3-L
Nội dung 
Các cấp độ tư duy
Tổng cộng
Nhận biết
Thơng hiểu
Vận dụng 
Điện từ học (8t)
1. (1đ)
Bài tập 1 (1,5đ)
2c(2,5đ) 
30%
Quang học (18t)
3. (1,5đ )
4 (1 đ)
2.(2 đ)
Bài tập 2 (2 đ)
4c(6đ) 
50%
Sự BTNL (4t)
2(1đ)
1c(1) 
20%
Tổng
TL (3,5 đ)= 35%
TL (3đ) =35%
TL(3,5đ) = 30%
7c(10đ)= 100%

File đính kèm:

  • doc9-3-A.doc