Đề kiểm tra học kì II môn: Vật lý khối 6

doc1 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 495 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì II môn: Vật lý khối 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II 
MÔN: Vật lý 6 – (Thời gian 45 phút)
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN:
Hãy chọn một chữ cái đứng trước câu trả lời đúng cho các câu sau:
Câu1: Hiện tượng nào xảy ra sau đây khi nung nóng một vật rắn?
A. Khối lượng riêng của vật tăng. B. Thể tích của vật tăng.
C. Khối lượng của vật tăng. D. Cả khối lượng và khối lượng riêng của vật đều tăng.
Câu 2:Khi nung nóng một vật rắn thì thể tích tăng còn khối lượng thì không thay đổi.Do đó khối lượng riêng của vật:
A. Tăng. B. Giảm. C. Không thay đổi. D. Có thể tăng hoặc giảm.
Câu 3: Chọn câu đúng trong các câu sau:
A. Các chất lóng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. B. Mọi chất lỏng đều nở vì nhiệt như nhau.
C. Chất lỏng nở vì nhiệt ít hơn chất rắn. D. Chất lỏng và chất rắn nở vì nhiệt như nhau.
Câu 4: Ở nhiệt độ 40C, một lượng nước xác định sẽ có:
A. Trọng lượng lớn nhất. B. Trọng lượng riêng lớn nhất.
C. Trọng lượng nhỏ nhất. D. Trọng lượng riêng nhỏ nhất.
Câu 5: Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều sau đây, cách nào đúng?
A. Rắn, lỏng, khí. B. Rắn, khí, lỏng. C. Khí, lỏng, rắn. D. Khí, rắn, lỏng.
Câu 6: Các khối hơi nước bốc lên từ mặt biển, sông, hồ bị ánh nắng mặt trời chiếu nên ...........và bay lên tạo thành mây. Chọn cụm từ nào trong các cụm từ sau đây điền vào chỗ trống là đúng nhất?
A. nở ra, nóng lên, nhẹ đi B. nhẹ đi, nở ra, nóng lên
C. nóng lên, nở ra, nhẹ đi D. nhẹ đi, nóng lên, nở ra.
Câu 7: Nhiệt kế là dụng cụ dùng để đo:
A. Đo nhiệt lượng. B. Đo nhiệt độ. C. Đo lực. D. Đo sự dãn nở của nhiệt.
Câu 8: Nhiệt kế nào dưới dây có thể dùng để đo nhiệt độ của băng phiến đang nóng chảy?
A. Nhiệt kế rượu. B. Nhiệt kế thuỷ ngân.
C. Nhiệt kế y tế. D. Cả ba nhiệt kế đều không dùng được.
Câu 9: So sánh nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc của một số chất ta nhận thấy:
A. Nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt độ đông đặc. B. Nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiệt độ đông đặc.
C. Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc bằng nhau.
D. Nhiệt độ nóng chảy cũng có thể cao hơn, cũng có thể thấp hơn nhiệt độ đông đặc.
Câu 10: Sự bay hơi là sự chuyển thể từ:
A. Thể rắn sang thể lỏng. B. Thể lỏng sang thể hơi. C. Thể hơi sang thể lỏng. D. Thể lỏng sang thể rắn. 
Câu 11: Nước trong cốc bay hơi càng nhanh khi:
A. Nước trong cốc càng nhiều. 	B. Nước trong cốc càng ít.
C.Nước trong cốc càng lạnh. 	D.Nước trong cốc càng nóng. 
Câu 12: Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống:
 Băng phiến đông đặc ở .............., nhiệt độ này gọi là nhiệt độ đông đặc của băng phiến.Nhiệt độ đông đặc.............. ..............nhiệt độ nóng chảy.
II/TỰ LUẬN:
Câu13: Tính xem nhiệt độ -200C, 350C ứng với bao nhiêu 0F?
Câu 14: Khi nóng lên, cả bầu, ống thuỷ tinh và thuỷ ngân trong bầu của một nhiệt kế đều giãn nở.Tại sao thuỷ ngân vẫn dâng lên trong ống?
Câu 15: Bỏ vài cục nước đá lấy từ trong tủ lạnh vào một cốc thuỷ tinh rồi theo dõi nhiệt độ của nước đá, người ta lập được bảng sau:
Thời gian (phút)
 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20
Nhiệt độ (0C)
-6 -3 -1 0 0 0 2 8 14 18 20
a. Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian.
b. Có hiện tượng gì xảy ra đối với nước đá từ phút thứ 6 đến phút thứ 10?
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM:
I. Trắc nghiệm: (6đ)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
Đáp án
B
B
A
D
A
C
B
B
C
B
D
2. Tự luận: (4đ)
Câu 12: 800C, bằng
Câu 13: (mỗi ý đúng 0,5đ)
 a. -200C = 00C + (-200C) = 320F +1,80F.(-200C) = 320F + (-360C) = -40C b. Tương tự : 350C tương ứng 630F
Câu 14: (mỗi ý đúng 0,5đ)
	- Chrắn, lỏng đều nở ra khi nóng lên.Nên khi nóng lên cả bầu, ống thuỷ tinh và thuỷ ngân đều dãn nở 
 -Thngân là chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn(thuỷ tinh) nên thngân vẫn dâng lên trong ống thuỷ tinh 

File đính kèm:

  • docDE Thamkhao HKII VL6.doc
Đề thi liên quan