Đề kiểm tra học kì II năm 2010 – 2011 lớp 7a môn: sinh học thời gian: 45 phút( không kể phát đề )
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì II năm 2010 – 2011 lớp 7a môn: sinh học thời gian: 45 phút( không kể phát đề ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Bù Gia Mập ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ Ii NĂM 2010 – 2011 Lớp 7A MÔN: SINH HỌC Thời gian: 45 phút( không kể phát đề ) A/ SƠ ĐỒ MA TRẬN TÊN CHỦ ĐỀ BIẾT 4 HIỂU 2 VẬN DỤNG Vận dụng thấp 2 Vận dụng cao 2 Ngành ĐVCXS 19 tiết, 7câu , 6điểm , 60% Biết máu đi nuôi cơ thể thằn lằn, Đặc điểm của răng thỏ 2 câu ; 1 đ; 16,7% Hiểu được cấu tạo của bò sát thích nghi với đời sống và mô tả được cấu tạo ngoài của chim bồ câu 2 câu; 2đ; 33,3% So sánh được các đại diện lớp thú 2 câu; 1đ; 16,7% Giải thích được điều kiện sống của ếch 1 câu; 2đ; 33,3% Sự tiến hóa của động vật, 4 tiết , 2 câu; 2,5đ; 25% Biết được hình thức di chuyển của động vật , nêu được ý nghĩa và tác dụng của cây phát sinh 2 câu; 2,5 đ 100% Động vật và đời sống con người, 4 tiết; 3 câu; 1,5đ; 15% Biết sự đa dạng sinh học 1 câu; 0,5đ; 33,3% Bảo vệ động vật và so sánh biện pháp đấu tranh sinh học 2 câu; 1 đ; 66,7% Tổng 5 câu; 4đ 2 câu; 2 đ 4 câu; 2 đ 1 câu; 2đ B/ ĐỀ I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 Điểm) Đánh dấu vào đầu câu trả lời đúng nhất: Câu 1: Máu đi nuôi cơ thể thằn lằn là: a/ Máu đỏ tươi b/ Máu đỏ thẫm c/ Máu pha d/ Máu pha và máu đỏ tươi Câu 2: Đặc điểm khác nhau cơ bản của hệ tiêu hóa ở thỏ với các động vật có xương sống khác là: a/ Có tuyến nước bọt và sự thay răng b/ Có manh tràng c/ Có thực quản, dạ dày và ruột d/ Câu a và c Câu 3: Những loài thú nào có răng mọc suốt đời: a/ Trâu, thỏ b/ Chó, chuột đồng c/ Chuột đồng, sóc d/ Chuột đồng, khỉ Câu 4: Ở thỏ răng dài nhất là: a/ Răng cửa b/ Răng hàm c/ Răng nanh d/ Răng cửa và răng nanh Câu 5: Bảo vệ động vật quý hiếm cần phải: a/ Chuyển động vật quý hiếm đến nơi xa khu dân cư b/ Không bắt và nuôi động vật quý hiếm c/ Tạo ra môi trường sống thích hợp với động vật quý hiếm, tăng cường gây nuôi và không săn bắn động vật quý hiếm d/ Cả a và b Câu 6: Nơi có sự đa dạng sinh học cao nhất là: a/ Bãi cát b/ Đồi trống c/ Rừng nhiệt dới d/ Cánh đồng lúa Câu 7: Động vật di chuyển theo lối bay là a/ Bướm b/ Bồ câu c/ Dơi d/ Tất cả đều đúng Câu 8: Ưu điểm của các biện pháp đấu tranh sinh học so với các phương pháp hóa học là: a/ Không gây ô nhiễm môi trường b/ Không gây ô nhiễm rau, quả và sản phẩm nông nghiệp c/ Không gây hại sức khỏe con người d/ Tất cả đều đúng Câu 9: Hãy lựa chọn và ghép thông tin ở cột B sao cho phù hợp với các thông tin ở cột A Đặc điểm của bò sát (A) Trả lời Ý nghĩa thích nghi (B) 1. Da khô có vảy sừng bao bọc. 2. Đầu có cổ dài 3. Màng nhĩ nằm bên hốc nhỏ bên đầu 4. Mắt có mi cử động 1……………… 2……………… 3……………… 4……………… a. Phát huy được các giác quan nằm trên đầu và tạo điều kiện cho việc quan sát kẻ thù và bắt mồi dễ dàng b. Bảo vệ màng nhĩ và hướng các dao động âm thanh về màng c. Ngăn cản sự thoát hơi nước của cơ thể, bảo vệ chống lại tác động cơ học d. Bảo vệ mắt khỏi các tác động cơ học,giữ cho màng mắt không bị khô II/ PHẦN TỰ LUẬN (5 Đ) Câu 1: Nêu ý nghĩa và tác dụng của cây phát sinh giới động vật và lấy ví dụ (2đ) Câu 2: Mô tả cấu tạo ngoài của chim thích nghi với đời sống bay lượn (1 đ) Câu 3: Hãy giải thích vì sao ếch thường sống ở nơi ẩm ướt gần bờ nước và bắt mồi về đêm (2 đ) ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 Điểm) Câu 1 c Câu 2 b Câu 3 c Câu 4 a Câu 5 c Câu 6 c Câu 7 d Câu 8 d ( mỗi ý đúng 0,5 đ) Câu 9 : 1 c 2 a 3 b 4 d (Mỗi ý đúng 0,25đ) II/ PHẦN TỰ LUẬN (5 Đ) Đáp án Biểu điểm Câu 1:* Nêu ý nghĩa và tác dụng của cây phát sinh giới động vật - Cây phát sinh thấy được mức độ quan hệ họ hàng của các nhóm động vật với nhau - Cây phát sinh giới động vật là một sơ đồ hình cây phát ra những nhánh từ một gốc chung ( tổ tiên chung ) - Các nhánh ấy lại phát ra những nhánh nhỏ hơn từ những gốc khác nhau và tận cùng bằng một nhóm động vật - Kích thước của các nhánh trên cây càng lớn thì số loài của nhánh càng nhiều - các nhóm có cùng nguồn gốc, có vị trí gần nhau thì có quan hệ họ hàng càng gần nhau hơn * Ví dụ cá và bò sát có quan hệ họ hàng gần với nhau hơn so với giáp xác 1,5đ 0,5 đ Câu 2: Nêu cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn Cơ thể hình thoi được bao phủ bởi một lớp lông vũ Chi trước biến đổi thành cánh Lông ống có các sợi lông làm thành phiến mỏng Mỏ sừng không có răng 1 đ Câu 3: Ếch thường sống ở nơi ẩm ướt gần bờ nước và bắt mồi về ban đêm là vì: Ếch hô hấp bằng da là chủ yếu, nếu sống xa nơi ẩm ướt và nguồn nước da ếch sẽ bị khô, cơ thể mất nước ếch sẽ có nguy cơ bị chết Ếch bắt mồi về ban đêm khi không còn nóng và nắng da ếch sẽ lâu bị khô 2 đ
File đính kèm:
- DE THI HOC KI I CUC CHUAN.doc