Đề kiểm tra học kì II năm 2012 – 2013 môn: Sinh học 7
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì II năm 2012 – 2013 môn: Sinh học 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2012 – 2013 Môn: Sinh Học 7 Thời gian làm bài 45 phút I. TRẮC NGHIỆM (2điểm) Chọn câu trả lời đúng A, B, C hoặc D và ghi vào bài làm: Câu 1. Sự phát triển có qua giai đoạn biến thái là ở: A. Chim; B. Thú; C. Ếch; D. Thằn lằn. Câu 2. Đặc điểm nào của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay luợn: A. Có hệ thống túi khí phát triển; B. Phổi chia thành nhiều buồng khí nhỏ; C. Có cơ hoành tham gia vào hô hấp; D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 3. Hiện tượng thai sinh chỉ có ở lớp: A. Chim; B. Thú; C. Lưỡng cư; D. Bò sát. Câu 4. Loài nào hô hấp qua da là chủ yếu: A. ếch đồng; B. chim bồ câu; C. thú mỏ vịt; D. thỏ. II. TỰ LUẬN (8 điểm) Câu 1(3 điểm). Lớp chim có những đặc điểm chung nào? Kể tên 4 đại diện của lớp chim? Câu 2(2 điểm). Vì sao cá voi được xếp vào lớp thú mà cá sấu lại xếp vào lớp bò sát? Câu 3(3 điểm). a. Trình bày những biện pháp đấu tranh sinh học, cho ví dụ? b. Nêu những ưu điểm của các biện pháp đấu tranh sinh học đó? ----------------Hết--------------- Hướng dẫn chấm môn Sinh học 7 I. TRẮC NGHIỆM (2điểm ) Mỗi câu học sinh khoanh đúng 0,5 điểm: Câu 1 2 3 4 Đáp án C D B A II. Tự luận: (8 điểm) Câu Nội dung Điểm Câu 1(3 điểm) . Lớp chim có những đặc điểm chung - Mình có lông vũ bao phủ - Chi trước biến đổi thành cánh, có mỏ sừng - Phổi có mạng ống khí, có túi khí tham gia hô hấp - Tim 4 ngăn, máu đỏ tươi nuôi cơ thể - Trứng có vỏ đá vôi, được ấp nhờ thân nhiệt của chim bố mẹ - Là động vật hằng nhiệt 0.5 đ 0.5 đ 0.5 đ 0.5 đ 0.5 đ 0.5 đ Câu 2(2 điểm) Cá voi xếp vào lớp thú vì cá voi có những đặc điểm của lớp thú - Cơ thể có lông mao bao phủ - Cá voi đẻ con và nuôi con bằng sữa - Là động vật hằng nhiệt - Bộ não phát triển thể hiện rõ ở bán cầu não và tiểu não 0.5 đ 0.5 đ 0.5 đ 0.5 đ Câu 3(3 điểm) a. Các biện pháp đấu tranh sinh học: - Sử dụng thiên địch là những loài sinh vật có lợi để tiêu diệt các loài sinh vật có hại hoặc để đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại hay trứng của sâu hại. Ví dụ: dùng mèo, rắn sọc dưa, cắt, cú vọ để diệt chuột - Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại, Ví dụ: dùng vi khuẩn myoma và vi khuẩn gây bệnh cho thỏ - Gây vô sinh để diệt sinh vật có hại Ví dụ: làm tuyệt sản ruồi đực gây loét da trâu bò. b. Những ưu điểm của các biện pháp đấu tranh sinh học: - Tiêu diệt được các loài sinh vật có hại. - Không gây hại cho các loài sinh vật khác, không gây ô nhiễm môi trường, không ảnh hưởng đến kinh tế. 1 đ 0.5 đ 0.5 đ 0.5 đ 0.5 đ
File đính kèm:
- DeDap an HK2 Sinh 7 LN 20122013.doc