Đề kiểm tra học kì II – năm học: 2008 – 2009 môn: ngữ văn - Lớp 8 Trường THCS Nhị Bình
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì II – năm học: 2008 – 2009 môn: ngữ văn - Lớp 8 Trường THCS Nhị Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT CHÂU THÀNH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Trường THCS Nhị Bình Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐỀ THAM KHẢO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II – NĂM HỌC: 2008 – 2009 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8 (Thòi gian 9O phút không kể thòi gian giao đề) Đề: TIẾNG VIỆT: (2,0 điểm) Câu 1. Nêu đặc điểm, hình thức và chức năng của câu cầu khiến ? Cho ví dụ (1.0 điểm) Câu 2. Thế nào là vai xã hội trong hội thoại? Nó được xác định bằng các quan hệ xã hội nào? (1.0 điểm) ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: (3.0 điểm) Câu 1. Bài thơ “Tức cảnh Pácbó của Hồ Chí Minh thể hiện được điều gì?(1.0 điểm) Câu 2. Ghi lại bài thơ “Khi con tu hú “ của Tố Hữu(2.0 điểm) TẬP LÀM VĂN:(5.0 điểm) Từ bài “Bàn luận về phép học” của La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu mối suy nghĩ về mối quan hệ giữa “học” và “hành” PHÒNG GD&ĐT CHÂU THÀNH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Trường THCS Nhị Bình Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KÌ II – NĂM HỌC: 2008 – 2009 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8 (Thòi gian 9O phút không kể thòi gian giao đề) TIẾNG VIỆT: (2,0 điểm) Câu 1. - Nêu đúng khái niệm hình thức và chức năng của câu cầu khiến.(0,5 điểm) - Cho ví dụ đúng.(0,5 điểm) Câu 2. - Nêu đúng khái niệm vai xã hội trong hội thoại(0,5 điểm) - Nêu đúng các quan hệ xã hội (0,5 điểm) ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: (3.0 điểm) Câu 1. Cần nêu được: - Tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Pácbó(0,5 điểm) - Làm cách mạng và sống hoà hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn(0,5 điểm) Câu 2. - Ghi lại chính xác bài thơ (Theo sách Ngữ văn 8, tập II, NXBGD)(2,0 điểm) - Mỗi từ chép sai (- 0,25 điểm) TẬP LÀM VĂN:(5.0 điểm) 1. Yêu cầu chung: Biết cách làm bài văn nghị luận. Biết nêu suy nghĩ của bản thân về mối quan hệ giữa “học” và “hành”. 2. Yêu cầu cụ thể: Đảm bảo 3 phần: a. Mở bài: Giới thiệu mối quan hệ giữa “học” và “hành”. b. Thân bài: Nêu suy nghĩ của bản thân về mối quan hệ giữa “học” và “hành”. Thế nào là “học”? Thế nào là ‘hành” ? Giữa “học” và “hành” có mối quan hệ như thế nào ? Nếu có “học” mà không “hành’ thì có hại gì? Ngược lại. c. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề. Liên hệ thực tế bản thân.
File đính kèm:
- hdgfkah1-10jkfhdsakijgoakp (5).doc