Đề kiểm tra học kì II năm học 2009 - 2010 Môn : Ngữ Văn 11 TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 977 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì II năm học 2009 - 2010 Môn : Ngữ Văn 11 TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Sở GD & ĐT Hải Phòng
 Trường THPT Nguyễn Huệ
Đề kiểm tra học kì II năm học 2009 - 2010
Môn : Ngữ văn 11
( Thời gian 90 phút không kể giao đề )

Câu 1: ( 2 điểm )
 Nêu cảm nghĩ của anh ( chị ) về những đóng góp của Các Mác đối với nhân loại.
Câu 2: ( 7 điểm )
 Phân tích bài thơ Từ ấy của Tố Hữu để thấy rõ niềm vui sướng, say mê mãnh liệt của nhà thơ trong buổi đầu gặp gỡ lý tưởng cộng sản.
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim...

Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời

Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ...
( Ngữ văn 11 tập 2 )











Hướng dẫn chấm và biểu điểm bài kiểm tra HK II ( 2009 – 2010 )
Môn: Ngữ văn
Câu 1: ( 3 điểm )
- Học sinh cần phát biểu được cảm nghĩ của mình dựa trên ba đóng góp của Mác:
+ Mác là người đã tìm ra quy luật phát triển của lịch sử loài người và khái quát thành vấn đế lí luận triết học ( cơ sở hạ tầng gồm tư liệu sản xuất, cách sản xuất tư liệu sản xuất, trình độ phát triển kinh tế quyết định kiến trúc thượng tầng của xã hội ). Nhờ cống hiến này của Mác mà loài người đã thoát khỏi sự tăm tối, u mê về tinh thần.
+ Mác đã có công tìm ra quy luật vận động riêng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa hiện nay. Đó là quy luật về giá trị thặng dư. Cống hiến này của Mác đã giúp nhân loại nhận ra bản chất của CNTB đồng thời là tiền đề khoa học quan trọng để xây dựng một xã hội tốt đẹp không có hiện tượng người bóc lột người.
+ Cống hiến quan trọng hơn cả ở Mác đó là sự kết hợp giữa lí luận và thực tiễn, biến các lý thuyết cách mạng khoa học thành hành động thực tiễn. Bằng cách này hay cách khác Mác đã “tham gia vào việc lật đổ xã hội tư sản và các thiết chế nhà nước do nó dựng lên, tham gia vào sự ngiệp giải phóng giai cấp vô sản hiện đại”.
Câu 2: ( 7 điểm )
* Yêu cầu về kỹ năng
- Học sinh biết làm bài văn nghị luận văn học ( Phân tích bài thơ, đoạn thơ )
- Văn viết mạch lạc, có luận điểm, trình bày sáng sủa.
* Yêu cầu về nội dung
Cần đạt các nội dung cơ bản sau:
1. Khổ 1: Diễn tả niềm vui sướng, say mê khi gặp lý tưởng của Đảng.
- Những hình ảnh ẩn dụ ( nắng hạ, mặt trời chân lý...) khẳng định lý tưởng cộng sản như ngồn sáng kỳ diệu xua tan màn sương mù của ý thức tiểu tư sản và mở ra trong tâm hồn nhà thơ một chân trời mới của nhận thức, tư tưởng và tình cảm.
- Hình ảnh so sánh đã diễn tả cụ thể niềm vui sướng vô hạn của nhà thơ trong buổi đầu đến với lý tưởng cộng sản. Chính lý tưởng cộng sản đã đem đến trong tâm hồn người thanh niên trẻ tuổi một sức sống mới và một nguồn cảm hứng sáng tạo dạt dào.
2. Khổ 2: Những nhận thức mới về lẽ sống.
- Khẳng định quan niệm mới về lẽ sống là sự gắn bó hài hoà giữa cái tôi cá nhân và cái ta chung của mọi người với ý thức trách nhiệm cao.
- Tình yêu thương con người của Tố Hữu mang tính hữu ái giai cấp, đoàn kết chặt chẽ với nhau giữa những con người cùng cảnh ngộ, cùng phấn đấu vì một mục tiêu chung.
3. Khổ 3: Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của Tố Hữu
- Nhà thơ cảm nhận sâu sắc bản thân mình là một thành viên của đại gia đình quần chúng lao khổ. Tình cảm thân thiết như ruột thịt ( con, em, anh )
- Càng yêu thương những “kiếp phôi pha” lại càng căm giận những bất công ngang trái của cuộc đời cũ và càng thêm hăng say hoạt động cách mạng.
* Cách cho điểm:
- Điểm 7: Bài viết đủ ý, diễn đạt mạch lạc, văn viết giàu cảm xúc.
- Điểm 5 – 6: Đáp ứng cơ bản yêu cầu nêu trên có thể còn mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt, chính tả.
- Điểm 3 – 4: Có ý nhưng sơ sài, mắc lỗi diễn đạt, chính tả.
- Điểm 1 – 2: Diễn đạt yếu, mắc nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
- Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.


File đính kèm:

  • docDE VAN11HK2 20092010NH.doc
Đề thi liên quan