Đề kiểm tra học kì II năm học: 2009 - 2010 môn: Sinh học 7

doc2 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 460 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì II năm học: 2009 - 2010 môn: Sinh học 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD& ĐT
HẢI LĂNG
ĐỀ CHÍNH THỨC
 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II 
Năm học: 2009-2010
Môn: SINH HỌC 7
Thời gian: 45 phút 
(Không kể thời gian giao đề)
---------------------------------------
Câu 1 (3điểm): Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài chứng tỏ ếch thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn ? 
Câu 2 (2điểm): Trình bày đặc điểm chung của Bò sát. 
Câu 3 (2điểm): Hãy minh hoạ bằng những ví dụ cụ thể về vai trò của thú ? 
Câu 4 (2 điểm): Trình bày xu hướng tiến hoá của hệ tuần hoàn ở động vật có xương sống. 
Câu 5 (1điểm): Những động vật nào thường có hại cho mùa màng. 
--------------- HẾT -----------------
PHÒNG GD& ĐT
HẢI LĂNG
ĐỀ CHÍNH THỨC
 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II 
Năm học: 2009-2010
Môn: SINH HỌC 7
Thời gian: 45 phút 
(Không kể thời gian giao đề)
---------------------------------------
Câu 1 (3điểm): Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài chứng tỏ ếch thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn ? 
Câu 2 (2điểm): Trình bày đặc điểm chung của Bò sát. 
Câu 3 (2điểm): Hãy minh hoạ bằng những ví dụ cụ thể về vai trò của thú ? 
Câu 4 (2 điểm): Trình bày xu hướng tiến hoá của hệ tuần hoàn ở động vật có xương sống. 
Câu 5 (1điểm): Những động vật nào thường có hại cho mùa màng. 
--------------- HẾT -----------------ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN SINH HỌC 7
Câu 1: Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài chứng tỏ ếch thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn ?(3điểm)
Những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước:(1.5đ)
+ Đầu dẹp, nhọn khớp với thân thành một khối thuôn nhọn về phía trước
+ Da trần, phủ chất nhầy và ẩm,dễ thấm khí.
+ Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón (giống chân vịt)
Những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở cạn:(1.5đ)
+ Mắt và lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu (mũi ếch thông với khoang miệng và phổi vừa để ngửi vừa để thở)
+ Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ.
+ Chi năm phần có ngón chia đốt, linh hoạt.
Câu 2: Trình bày đặc điểm chung của Bò sát.(2điểm)
Bò sát là động vật có xương sống thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn:
+ Da khô có vảy sừng, cổ dài, màng nhĩ nằm trong hốc tai (0.5đ)
+ Chi yếu có vuốt sắc, phgổi có nhiều vách ngăn(0.5đ)
+ Tim có vách hụt ngăn tâm thất ( trừ cá sấu ) máu đi nuôi cơ thể là máu pha, là động vật biến nhiệt.(0.5đ)
+ Có cơ quan giao phối, thụ tinh trong, trứng có màng dai hoặc có vỏ đá vôi bao bọc, giàu noãn hoàng.(0.5đ)
Câu 3: Hãy minh hoạ bằng những ví dụ cụ thể về vai trò của thú ? (2điểm)
Thú là đối tượng cung cấp nguồn dược liệu quí như : sừng, nhung của hươu nai; xương (hổ, gấu ); mật gấu(0.5đ)
Cung cấp nguyên liệu để làm đồ mĩ nghệ có giá trị: da, lông , ngà, sừng(0.5đ)
Cung cấp nguồn thực phẩm, sức kéo: trâu, bò(0.5đ)
Làm vật liệu thí nghiệm (chuột, khỉ) ; tiêu diệt động vật có hại cho mùa màng.(0.5đ)
Câu 4: Trình bày xu hướng tiến hoá của hệ tuần hoàn ở động vật có xương 
sống.(2 điểm)
Trong quá trình chuyển hóa từ nước lên cạn động vật có xương sống dần dần hoàn chỉnh hệ tuần hoàn: từ chỗ chỉ có một vòng tuần hoàn, tim hai ngăn (cá) đến chỗ xuất hiện vòng tuần hoàn thứ hai với sự hô hấp bằng phổi (lưỡng cư) rồi đến tim ba ngăn với vách ngăn hụt ở tâm thất (bò sát ) và cuối cùng là tim bốn ngăn ở chim và thú, máu đi nuôi cơ thể l;à máu đỏ tươi.
Câu 5: Những động vật nào thường có hại cho mùa màng.(1điểm)
Những động vật thường có hại cho mùa màng :
+ Động vật có xương sống như chuột(0.5đ)
+ Động vật không có xương sống như các loài sâu bọ hại lúa, ốc bươu vàng(0.5đ)
--------------------------------------

File đính kèm:

  • docDedap an Sinh7 0910.doc
Đề thi liên quan