Đề kiểm tra học kì II – Năm học: 2010-2011 Môn Ngữ văn 11- Ban cơ Bản Trường Thpt Xuân Diệu

doc4 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1396 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì II – Năm học: 2010-2011 Môn Ngữ văn 11- Ban cơ Bản Trường Thpt Xuân Diệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH 
TRƯỜNG THPT XUÂN DIỆU 	 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I I – Năm học: 2010-2011	 Môn Ngữ văn 11- Ban cơ bản

Số báo danh:…………
 (Thời gian làm bài 90 phút, không kể thời gian giao đề) 



Mã đề: 135 	
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm)

Ô TRẢ LỜI TRẮC NGHIỆM

Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án














1. Cái độc đáo nhất của bài Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác của Ăng-ghen so với bài điếu văn thông thường là: 
A. Tác giả đã vận dụng một nghệ thuật lập luận khéo léo, đạt hiệu quả tác động cao. 
B. Tác giả đã tô đậm sự bi thảm của cái chết để bày tỏ lòng thương tiếc đối với người đã khuất. 
C. Tác giả không nói nhiều về cái chết mà nhấn mạnh ý nghĩa của sự sống, của cuộc đời người quá cố. 
D. Cả B và C

2. Dòng nào viết không đúng về loại văn bản tiểu sử tóm tắt ? 
A. Tiểu sử tóm tắt phải do chính bản thân viết khi cảm thấy sức khoẻ mình đã suy yếu nghiêm trọng. 
B. Tiểu sử tóm tắt không nhất thiết phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền. 
C. Tiểu sử tóm tắt yêu cầu ngắn gọn nhưng đầy đủ chính xác. 
D. Tiểu sử tóm tắt không cần nêu đầy đủ chi tiết mọi quan hệ xã hội của một cá nhân. 

3. Dòng nào viết đúng nhất về thao tác lập luận bình luận? 
A. Bình luận nhìn chung là sự kết hợp của hai kiểu lập luận giải thích và chứng minh 
B. Bình luận là trình bày nhận xét đánh giá, bàn luận của mình về một vấn đề nào đó. 
C. Mục đích của bình luận là giúp cho người nghe (người đọc) hiểu rõ nhận định được nêu. 
D. Bình luận giúp cho người nghe (người đọc) tin rằng vấn đề đang bàn luận là có bằng chứng sự thật. 

4. Trong đoạn trích Một thời đại trong thi ca, Hoài Thanh có viết: “Phương Tây đã giao trả hồn ta lại cho ta. Nhưng ta bàng hoàng vì nhìn vào đó ta thấy thiếu một điều, một điều cần hơn trăm nghìn điều khác [...]”.
Cái “điều cần hơn trăm nghìn điều khác” đó là gì? 
A. Một ý thức cá nhân đầy đủ. 	B. Một ý thức cộng đồng đầy đủ. 
C. Một tình yêu đầy đủ. 	D. Một lòng tin đầy đủ. 

5. Câu “ Khi Chí Phèo mở mắt thì trời sáng đã lâu. Mặt trời chắc đã lên cao và nắng bên ngoài chắc là rực rỡ” (Nam Cao - Chí Phèo), biểu hiện nghĩa tình thái gì?
A. Tình cảm thân mật, gần gũi.	B. Đánh giá sự việc có thực hay không có thực.
C. Khẳng định tính chân thực của sự việc	D. Phỏng đoán sự việc xảy ra với độ tin cậy nhất định.

6. Vào những thập niên đầu thế kỉ X X, ai là người phê phán quan lại …. “Là lũ ăn cướp có giấy phép” 
A. Nguyễn An Ninh	B. Phan Châu Trinh	 C. Phan Bội Châu 	D. Nguyễn Ái Quốc 
	
 7. Sự vận động của cảnh vật và con người từ hai câu đầu đến hai câu cuối trong bài Chiều tối cho thấy đặc điểm gì trong tâm hồn Hồ Chí Minh? 
A. Luôn hướng tới lao động, hoạt động, vận động.	B. Luôn hướng tới con người, cảnh vật, lao động. 
C. Luôn hướng tới sự sống, ánh sáng, tương lai.	D. Luôn hướng tới niềm vui, lạc quan, yêu đời. 
 
8. Nguyên tắc chung mà Hoài Thanh đưa ra để định nghĩa Thơ mới là gì? 
A. Căn cứ vào đại thể	B. Căn cứ vào cái hay và nhìn vào đại thể 
 C. Căn cứ vào cái hay	D. Căn cứ vào cái hay, cái đại thể và cả cái dở, cái tiểu tiết 
9. Một thao tác quan trọng thường được vận dụng trong tranh luận, thảo luận. Đó là thao tác gì?
A. Phân tích	 B .Quy nạp	
C .Bác bỏ	 D. So sánh

10. Trong nhận xét sau đây có thể điền tên tác giả nào vào chỗ trống: "Với những nguồn cảm hứng mới: yêu đương và tuổi xuân, dù lúc vui hay lúc buồn, ………………..cũng ru thanh niên bằng giọng yêu đời thấm thía." 	(Vũ Ngọc Phan _ Nhà văn hiện đại) 
A. Hàn Mặc Tử	B. Huy Cận	C. Chế Lan Viên	D. Xuân Diệu 	 
 11- Từ ngữ nào thể hiện rõ nhất nghĩa tình thái trong các dòng thơ sau:
 “Trăm năm trong cõi người ta
	Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau”.
A. khéo là	B. Trăm năm	C. cõi người ta	D. Chữ tài chữ mệnh

12- Dòng nào sau đây nêu đúng đặc trưng của văn hình tượng (thơ, truyện, kịch)?
A- Là sản phẩm của tư duy nghệ thuật, sáng tạo ra những hình tượng sinh động, đẹp đẽ, trước hết để chuyển tải tình cảm, cảm xúc thẩm mĩ.
A- Là sản phẩm của tư duy nghệ thuật, tác động trước hết đến nhận thức lí trí của người đọc bằng sự lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, luận cứ xác đáng.
C- Là sản phẩm của tư duy lôgíc, tác động trước hết đến nhận thức lí trí của người đọc bằng sự lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, luận cứ xác đáng.
D- Là sản phẩm của tư duy lôgíc, sáng tạo ra những hình tượng sinh động, đẹp đẽ, trước hết để chuyển tải tình cảm, cảm xúc thẩm mĩ.

PHẦN II:TỰ LUẬN (7điểm )

Từ cách nhìn cảnh vật, phân tích tâm trạng của Huy Cận trong bài thơ Tràng giang. 

 --------------------------------------- HẾT …………………………………………..

SỞ GIÁO DỤC –ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH
TRƯỜNG THPT XUÂN DIỆU ĐÁP ÁN MÔN NGỮ VĂN KHỐI 11
 HỌC KÌ II -Năm học 2010-2011
( Gồm có 3 trang)
	
I.MỤC TIÊU:
1) Kiến thức: 
- Phần trắc nghiệm: kiểm tra kiến thức về tiếng Việt, Làm văn, Đọc văn chương trình Ngữ văn 11 – kì II.
 - Củng cố và nâng cao trình độ làm văn nghị luận về các mặt: xác định đề, lập dàn ý, diễn đạt…Vận dụng kiến thức phần văn học Việt Nam, trọng tâm là tác phẩm Tràng giang của Huy Cận để viết bài văn nghị luận văn học. 
 2) Kỹ năng: Biết vận dụng kiến thức văn học và các thao tác lập luận để viết một bài văn nghị luận văn học có sức thuyết phục. 
3) Thái độ: Gắn lí thuyết với thực hành, làm bài thi nghiêm túc. 

II.HÌNH THỨC ĐỀ: trắc nghiệm và tự luận 

III. THIẾT LẬP MA TRẬN 

Cấp độ
Tên 
Chủ đề 

Nhận biết 
Thông hiểu 
Vận dụng 

Cộng



Cấp độ thấp 
Cấp độ cao 


TRẮC NGHIỆM Tiếng Việt 



-Nghĩa tình thái của câu:
 


Tổng số câu 2
Số điểm 0,5

Số câu: 2
Số điểm: 0,5


0,5
TRẮC NGHIỆM

Đọc văn 
-Một thời đại trong thơ ca 
-Về luân lí xã hội ở nước ta
- Văn hình tượng
-Ba cống hiến vĩ đại của Các- Mác 
-Tác giả Xuân Diệu 
-Chiều tối 



Tổng số câu 7
Số điểm 1.75
Số câu 4
Số điểm 1,0

Số câu 3
Số điểm 0,75


1,75
TRẮC NGHIỆM Làm văn 
-Thao tác bác bỏ
-Tiểu sử tóm tắt
-Thao tác lập luận bình luận



Tổng số câu 3
Sốđiểm 0,75
Số câu 2
Số điểm 0,5

Số câu 1
Số điểm 0,25


0,75
PHẦN TỰ LUẬN 


+Mở bài:
Giới thiệu tác phẩm, tác giả, vấn đề nghị luận 
+Thân bài:
a/Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên sông nước tràng giang.
b/Tâm trạng chính của tác giả
+ Kết bài : Tóm lại những nét chính về cảnh vật và tâm trạng. 
+Thân bài 
c/Nguyên nhân của nỗi buồn.
- Vẻ đẹp nghệ thuật của bài thơ 
+ Kĩ năng: 
Bài làm có kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, giữa các ý các phần có chuyển ý.
-Chọn dẫn chứng chính xác. Viết có cảm xúc. 




5 điểm
2 điểm
7 điểm
Tổng số câu 
Tổng số điểm 
Số câu 6
Số điểm: 1.5
Số câu 6
Số điểm: 1.5
	Số câu 1
Số điểm 7
10 điểm 
Tỉ lệ %
15 %
15%
70%
100%
IV RA ĐỀ 



V. XÂY DỰNG HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM
PHẦN I: (TRẮC NGHIỆM) 3điểm

MÃ ĐỀ: 135. 
 
CÂU 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án 
C
A
B
D
D
B
C
B
C
D
A
A


PHẦN II: (TỰ LUẬN) 7điểm 
1/ Yêu cầu về kĩ năng:
	Thí sinh hiểu đúng yêu cầu của đề bài, phải biết cách phân tích một bài thơ trữ tình, biết làm bài nghị luận văn học. Bài làm có kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt. Không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp, chữ viết cẩn thận.
2/ Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh cần nắm những kiến thức chung về tác phẩm Tràng giang của Huy Cận (hoàn cảnh ra đời, những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật ..). Giới hạn của đề bài là phải từ cảnh vật mà phân tích tâm trạng của Huy Cận, không phải phân tích cả bài thơ. Bài làm có thể trình bày nhiều hướng khác nhau, miễn là nêu được các ý chính sau.	
a/Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên sông nước tràng giang được kết hợp giữa hai yếu tố cổ điển và hiện đại (cần lựa chọn những chi tiết hình ảnh tiêu biểu để phân tích cảm nhận tâm trạng của tác giả.) 
b/Tâm trạng chính của tác giả:
	+Nỗi buồn cô đơn trước vũ trụ rộng lớn 
	+ Niềm khát khao hòa nhập với cuộc đời
	+ Lòng yêu quê hương đất nước tha thiết của tác giả
 c/Nguyên nhân của nỗi buồn:
	+ Nỗi buồn của một người dân mất nước mất tự do.
	+ Nỗi buồn thời đại của một thế hệ thanh niên trí thức không tìm thấy hướng đi trong hoàn cảnh xã hội (1930-1945). So sánh với các nhà thơ khác .

Chuẩn cho điểm bài văn 
Điểm 7 -6: Đáp ứng được các yêu cầu nêu trên, cảm nhận sâu sắc, phong phú và chính xác, văn viết có cảm xúc. Có thể còn một vài sai sót nhỏ. 
Điểm 5- 4: Hiểu được yêu cầu cơ bản của đề bài. Tỏ ra nắm được nội dung chính của đề. Hành văn chưa trôi chảy nhưng diễn đạt được ý , có mắc vài lỗi chính tả ,dùng từ . 
Điểm 1-2 : Chưa hiểu đề, chưa nắm được tác phẩm, phân tích quá sơ sài. Diễn đạt quá kém, chữ viết cẩu thả. 
Điểm 0: Không viết được gì cả. 

…………………………………………. Hết …………………………………………….

File đính kèm:

  • docDE -DA VAN 11- HK2 (2011)Nop truong.doc
Đề thi liên quan